Hạt điều Việt Nam “vượt” Ấn Độ, Bờ Biển Ngà tại thị trường Mỹ
Mặt hàng camera có thuế NK 5%
10 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô”
Nguồn cung phân khúc biệt thự, nhà phố gia tăng mạnh mẽ
Ngành gỗ thận trọng hút vốn từ Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-05-2016
- Cập nhật : 22/05/2016
Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP
Hiện nay đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới vào Việt Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành cơ sở quan trọng nằm trong chuỗi sản xuất công nghệ cao. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngành càng mạnh, đây là cơ hội để nâng tầm kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới. TPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020. XK cũng tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.
Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng không quên dẫn ra những thách thức không hề nhỏ với Việt Nam. Theo đó, với một số loại nông sản mà Mỹ và một số nước khác trong TPP (Australia, New Zealand, Chi Lê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.
Tuy nhiên, với 2 mặt hàng này Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt (riêng Thái Lan XK khoảng 4,5 tỷ USD thịt gà mỗi năm).
Một số nông sản khác cũng sẽ gặp khó khăn nhưng ở mức độ nhẹ hơn vì những sản phẩm này Việt Nam vẫn phải NK với số lượng lớn, trong nước cũng đã quen với cạnh tranh, đó là sản phẩm sữa, đậu tương, ngô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc. Ngoài ra, với sữa và thịt bò, Việt Nam cũng đã có cam kết với Australia và New Zealand trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN đã ký với 2 nước này.
Với 4 nhóm hàng nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng hạn ngạch thuế quan thì việc tham gia TPP dự kiến không đem lại tác động đáng kể. Với đường, muối, trứng gia cầm, Việt Nam duy trì được hạn ngạch thuế quan với lượng tương tư như khi gia nhập WTO. Với thuốc lá, Việt Nam chỉ mở cửa sau lộ trình 20 năm kể từ khi TPP có hiệu lực.
Một số sản phẩm công nghiệp mà TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của Việt Nam, ví dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, Bộ này cho rằng, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tương lai 10-15 năm nữa sản phẩm của Việt Nam vẫn chủ yếu hướng tới phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc cao cấp.
Một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế NK của Việt Nam đang duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế NK là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh bao gồm: Bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, rượu, thuốc lá.
Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, phía Bộ Công Thương lạc quan nhìn nhận, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy, mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức.
Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi, Chính phủ sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ… để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đủ sức đứng vững trên sân nhà. Với các chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như triển khai cánh đồng mẫu lớn… Việt Nam cần rút kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển hợp lý trong tương lai. Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình tái cơ cấu lại.
Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu là kéo giãn lộ trình giảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh. Theo hướng đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó bị động, lúng túng khi thách thức đến.
Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ
Ninh cùng bạn gái thuê một nhóm thiết kế web để trình bày, thiết kế nội dung, hướng dẫn mọi người tham gia hệ thống đa cấp trá hình.
Ninh quảng cáo, khi tham gia hệ thống, mỗi người phải “cho đi” ít nhất một mã hàng trị giá 5 triệu đồng. Sau 4 đến 8 ngày, mỗi mã sẽ được trả lãi là 2%/ngày, tương đương 60%/tháng. Từ 15/4, trang web bắt đầu hoạt động, giới thiệu, chào mời khách tham gia.
Chỉ sau hơn một tháng hoạt động, hệ thống của Ninh đã thu hút hơn 20.000 người tham gia trên địa bàn cả nước với số tiền đóng vào hơn 17 tỷ đồng.
Bước đầu, Ninh đã sử dụng số tiền này để chi trả cho một số người nhằm thu hút khách. Đến cuối tháng 4, do đã rút tiền chi tiêu, sử dụng cá nhân nên Ninh không còn khả năng trả thưởng cho những người tham gia.
Căn cứ vào hành vi phạm tội của Ninh, ngày 20/5, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Tuấn Ninh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?
Trước thực tế này, một số người cho rằng NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Nhưng cũng có người phản đối, cho rằng chưa có biểu hiệu nào chứng tỏ chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng. Ví dụ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn giữ nguyên, không hề kéo xuống thấp trong vài năm nay; tái cấp vốn cũng có liều lượng, cung ứng vốn qua các công cụ của NHNN không có biểu hiện của việc nới lỏng chính sách.
Nhưng nhìn vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê về cung tiền M2, hay còn gọi là tổng phương tiện thanh toán, đến thời điểm 21/3/2016, M2 tăng 3,08% so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 2,09%). Một tháng sau, tính đến ngày 20/4, M2 đã tăng vọt lên 4,54% so với tháng 12/2015 (cùng kỳ năm 2015 là 2,57%), cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Như vậy, rõ ràng NHNN đang đẩy mạnh cung tiền ra nền kinh tế, hay nói cách khác, chính sách tiền tệ của NHNN đang được nới lỏng mạnh mẽ trong năm nay, đặc biệt là so với năm 2015.
Nhưng đến đây nẩy sinh ra một vấn đề, tại sao, theo như dư luận nhìn nhận từ thực tế nhiều ngân hàng đã tham gia cuộc đua tăng lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng tăng lên, bất chấp thực tế là NHNN đã và đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ, gia tăng cung tiền?
Trước tiên, nhìn vào bảng số liệu dưới đây của NHNN về diễn biến lãi suất huy động và cho vay trong 2 tháng qua so với cuối năm 2015, có thể thấy ngoại trừ lãi suất cho vay liên ngân hàng có biến động tương đối đáng kể (nhưng không theo chiều hướng tăng lên hay giảm đi rõ rệt), các lãi suất huy động và cho vay phổ biến của ngân hàng thương mại rất ổn định trong mấy tháng qua so với cuối năm 2015. Nếu giả sử những số liệu thống kê này của NHNN là chính xác và đáng tin cậy thì có thể khẳng định rằng chuyện lãi suất đang bị áp lực gia tăng nếu có xảy ra thì chỉ là mang tính cục bộ, ngắn hạn, chứ không thành xu hướng rõ rệt, có khả năng kéo dài.
Nhưng nếu đúng như vậy thì sẽ có người đặt vấn đề ngược lại là, nếu thực sự NHNN đang nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ để gia tăng cung tiền thì tại sao lãi suất huy động và cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại lại không thể hiện xu hướng đi xuống như lẽ ra phải thế?
Lý do đơn giản cho vấn đề này là thực tế thì tăng trưởng tín dụng cũng đã tăng nhanh và mạnh. Như trên đã cho thấy, không chỉ tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 mà cả tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng đã gia tăng mạnh trong mấy tháng đầu năm nay so với cuối năm 2015. Nói các khác, gia tăng cung tiền đã và đang được thực hiện bám sát tốc độ và mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua và có lẽ là cả thời gian tới với mục đích ổn định và, tham vọng hơn, tiến tới giảm dần lãi suất cho vay trung dài hạn.
Cũng sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao tăng trưởng cung tiền M2 có tốc độ gia tăng lớn hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng mà mặt bằng lãi suất lại không có dấu hiệu suy giảm?
Có thể trả lời câu hỏi này từ thực tế là mặc dù các ngân hàng cũng đã và đang đạt được mức tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng cho vay (ví dụ, tính đến 21/3, tăng trưởng huy động đạt 2,26% so với cuối năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ là 1,54%), nhưng các ngân hàng thương mại luôn phải giữ lại một phần vốn huy động để giải quyết các nhu cầu nội tại như cân đối nguồn vốn, dự phòng và giải quyết nợ xấu, dự phòng rủi ro, và cho các mục đích đầu tư, kinh doanh …
Như vậy, mặc dù chính sách tiền tệ đang được nới lỏng, nhưng lượng tiền cung ứng gia tăng này không đi hết vào nền kinh tế thông qua kênh tín dụng của ngân hàng thương mại mà được các ngân hàng huy động và giữ lại một phần để đáp ứng các nhu cầu nội tại, từ đó làm nảy sinh chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền (cũng như tốc độ tăng trưởng huy động) và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.
Từ phân tích trên, điều có thể rút ra là để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay thì một trong những điều kiện tiên quyết là NHNN phải tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa để gia tăng cung tiền nhằm hậu thuẫn cho các ngân hàng thương mại tăng cường huy động với lãi suất thấp hơn để cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Đương nhiên, rủi ro cho việc này là lạm phát sẽ gia tăng trở lại. Vì lạm phát mục tiêu năm nay đã được xác định ở mức 5% trong khi lạm phát thực tế 5 tháng đầu năm nay đã ở mức ước tính gần 2% nên dư địa để NHNN tăng mạnh hơn nữa cung tiền sẽ không còn nhiều, không thể mạo hiểm.
Do đó, có nhiều khả năng NHNN sẽ giữ nguyên tốc độ và nhịp gia tăng cung tiền như hiện tại cho đến hết năm để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất (chứ không hy vọng là giảm đi), và đây cũng đã là một thành công khi họ phải “căng mình” giữa 2 mục tiêu mâu thuẫn là, một mặt, gia tăng cung tiền nhằm gia tăng tăng trưởng tín dụng để đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm nay cao hơn năm 2015, mặt khác, phải kiềm chế lạm phát trong phạm vi mục tiêu 5%.
Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng
Thị trường vàng đang trải qua những phiên rung lắc mạnh. Chỉ qua 1 đêm, giá đã đảo chiều hoàn toàn, thậm chí, trong 1 ngày, buổi sáng và buổi chiều, xu hướng đã trái ngược nhau. Đồng USD mạnh - yếu, chứng khoán Mỹ lên- xuống đã khiến cho vàng cũng chao đảo theo. Sáng 19-5, giá vàng giao ngay đứng mức 1.257/oz. Kim loại quý đã giảm, khi đồng USD đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua sau khi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed củng cố kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể sớm tăng lãi suất.
Theo biên bản mới công bố, nền kinh tế Mỹ có thể đã sẵn sàng cho kế hoạch điều chỉnh lãi suất vào tháng tới, nếu dữ liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng mạnh trong quý II cũng như lạm phát và thị trường việc làm ổn định. Trước đó, ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái sau gần 1 thập kỷ không “nhúc nhích”.
Vàng thường rất nhạy cảm trước những thông tin liên quan đến tỷ giá lãi suất, bởi vì chi phí nắm giữ kim loại quý này sẽ bị tác động. Kết quả là, vàng giảm 0.3%, xuống quanh 1.254 USD/oz, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28-4 tại 1.251,65 USD. Trong phiên ngày 18-5, thị trường đã để tuột mất 1.5%, còn 1.255,40 USD/oz.
Quỹ giao dịch vàng hậu thuẫn lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã tăng tài sản của mình thêm 0.56% hôm thứ ba, đạt 855,89 tấn, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11-2013. Theo các nhà phân tích, đây là lần đầu tiên trong vòng 8 tuần qua, mức chênh lệch giữa vị thế mua và bán của vàng giảm xuống. Mặc dù vị thế của vàng có thay đổi nhỏ, nhưng mức chênh lệch giữa vị thế mua và bán của vàng vẫn còn ở mức cao kỷ lục và chỉ giảm 3,5% so với tuần trước.
Còn với thị trường trong nước, những biến động thẳng đứng rồi đổ đèo của giá thế giới, khiến giá vàng trong nước lại thêm một lần nữa có sự điều chỉnh về giá. Phiên giao dịch ngày 18-5, giá vàng trong nước tăng 120 nghìn đồng mỗi lượng so với chốt phiên trước đó, đây là mức cao nhất trong 3 tháng qua, tuy nhiên, chỉ nửa tiếng sau giờ mở cửa, xu hướng giảm điểm của giá vàng thế giới đã kéo giá vàng trong nước tuột dốc theo. Mức giảm so với giá đầu giờ giá vàng chốt phiên giảm khoảng 140 nghìn đồng/lượng. Sang ngày 19-5, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm thêm 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua và 130 nghìn đồng/lượng ở chiều bán, hiện giao dịch ở mức 33,74-33,97 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng điểm rồi chìm dần, khiến nhà đầu tư không kịp trở tay ở phiên giao dịch hôm thứ tư. Đối với nhà đầu tư ở vị thế đã mua vàng vào không tránh khỏi cảm giác bất ngờ, khi giá vàng tăng nhanh ở đầu phiên, rồi chuyển sang cảm giác “chênh vênh” ngay sau đó khi giá vàng liên tục giảm. Tâm lý nên xả hàng hay chờ thời điểm giá vàng giảm để mua vào, là tâm lý giằng co ở những nhà đầu tư trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường vàng luôn biến động và luôn đem lại kết quả tối ưu cho những ai biết cách quan sát đánh giá và mạnh dạn chọn đúng thời điểm. “Giá vàng thời gian qua đã đem lại cho nhà đầu tư những trải nghiệm, cảm xúc theo từng cung bậc ở từng phiên giao dịch. Qua đó, nhà đầu tư cũng đã có cơ hội hình thành dần cho mình cách nhìn nhận, phân tích, nắm bắt sâu khi tham gia linh hoạt vào thị trường vàng đầy “sóng gió” như hiện nay.
Trong hai phiên trở lại đây, nhà đầu tư dường như “chắc” về giá và “chất” về mức độ đầu tư. Bởi lẽ họ cho rằng, giá vàng đang chịu tác động từ thông tin quốc tế và có thể tăng cao rồi giảm mạnh bất cứ phiên nào. Do vậy, hầu hết sự quan tâm được lựa chọn là “thời điểm” và “giá cả” để tối ưu hóa lợi nhuận. Cũng bởi vậy việc phát sinh giao dịch còn chưa được hấp dẫn mà mới chỉ phát sinh giao dịch ở mức nhỏ lẻ, còn đối với những nhà đầu tư lớn thì họ vẫn hướng cho mình những dự định ấp ủ để tìm thời điểm tỏa sáng”, các chuyên gia đến từ Doji phân tích.