Việt Nam là quốc gia đáng đầu tư thứ 3 thế giới
Muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ
Volkswagen, Audi, BMW thu hồi gần 1,7 triệu xe do lỗi túi khí
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề cử bà Christine Lagarde làm Tổng giám đốc
Vinalines sẽ bán 13 tàu
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-2016
- Cập nhật : 12/02/2016
Fed: Nhiều rủi ro có thể làm tổn thương kinh tế Mỹ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen vừa thừa nhận các dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế Mỹ. Rủi ro đối với tăng trưởng của Mỹ là chi phí đi vay tăng cao, USD mạnh lên và giá cổ phiếu giảm.
Khách Trung Quốc 'làm nóng' du lịch Nhật Bản
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Không chỉ là kỳ vọng
Nâng hạng thị trường chứng khoán lên “mới nổi” không chỉ phản ánh kỳ vọng các nhà đầu tư, mà còn là quyết tâm chính trị của Chính phủ
Nâng hạng thị trường chứng khoán lên “mới nổi” không chỉ phản ánh kỳ vọng các nhà đầu tư, mà còn là quyết tâm chính trị của Chính phủ, và nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ngành chứng khoán trong năm 2016 và các năm tiếp sau.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2016, đại diện Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, nâng hạng TTCK có thể coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà TTCK Việt Nam phải thực hiện được trong những năm đầu giai đoạn 2016 – 2020.
Tăng hạng hút vốn ngoại
Kiến nghị này không chỉ phản ánh kỳ vọng các nhà đầu tư hiện nay, mà còn là quyết tâm chính trị của Chính phủ, thể hiện qua Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt.
Trước hơn 160 nhà đầu tư quốc tế tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại Hoa Kỳ hồi đầu tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng giá trị các doanh nghiệp Nhà nước sẽ được cổ phần hóa ước đạt 25 tỷ USD, số lượng cổ phần chào bán ra bên ngoài khoảng 3,75 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cũng thẳng thắn thừa nhận: “với giá trị lớn như vậy, nguồn tiền trong nước chắc chắn sẽ không đủ để hấp thụ hết số cổ phần nói trên”.
Bên cạnh đó, Dự thảo Kế hoạch của Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2016 – 2020 đưa ra giả thiết, toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa được đưa lên giao dịch trên TTCK thì riêng khối doanh nghiệp này sẽ giúp tăng quy mô TTCK lên khoảng 55% - 60% GDP.
Việc nâng hạng sẽ giúp TTCK đạt mục tiêu trở thành kênh huy động vốn chủ đạo cho nền kinh tế, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trực tiếp, mà không phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, muốn nâng được hạng và hội nhập thành công, đòi hỏi TTCK Việt Nam cũng như doanh nghiệp phải có những cải cách lớn, căn bản, tuân thủ luật chơi chung của quốc tế. Trong đó, đối với ngành chứng khoán, quan trọng nhất là cải cách thể chế và hoàn thiện khung pháp lý theo chuẩn quốc tế. Còn đối với doanh nghiệp lên sàn thì quản trị công ty là yếu tố hàng đầu.
6 tiêu chí để vào danh sách thị trường mới nổi
Hiện các TTCK được phân loại thành ba nhóm từ thấp đến cao, gồm Thị trường cận biên (Frontier Market), Thị trường mới nổi (Emerging Market) và Thị trường phát triển (Developed Market). Trong khi, TTCK Việt Nam hiện đang được xếp vào nhóm Thị trường cận biên. Căn cứ theo danh sách tái xếp hạng của S&P DJ năm 2013, Việt Nam được khuyến nghị nằm trong danh sách nâng hạng lên Thị trường mới nổi. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam có thể được nâng hạng. Tuy nhiên, để chính thức được đưa vào danh sách các Thị trường mới nổi, Việt Nam cần có các chính sách và hoạt động đồng bộ của các thành viên thị trường và cơ quan quản lý Nhà nước và TTCK Việt Nam phải đáp ứng được sáu tiêu chí:
Thứ nhất là cần mở rộng quy mô và thanh khoản của TTCK. Theo đó, cần từng bước xem xét cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cao hơn tại các doanh nghiệp, lĩnh vực mà Nhà nước không cần kiểm soát;
Thứ hai, Sở GDCK cần hoàn thiện thể chế và hạ tầng công nghệ theo hướng xây dựng thống nhất một Sở GDCK (hiện ở Việt Nam vẫn đang vận hành song song hai Sở GDCK Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) với hệ thống giao dịch hiện đại, cấu trúc lại cơ sở hàng hóa, điều kiện niêm yết với các tiêu chí rõ ràng;
Thứ ba, việc đăng ký giao dịch chứng khoán cần tiết giảm các thủ tục hành chính, bổ sung mục về nhà đầu tư là người cư trú và người không cư trú;
Thứ tư, đẩy mạnh công bố thông tin doanh nghiệp và thiết lập hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế;
Thứ năm, cần lập trung tâm giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư nước ngoài;
Thứ sáu, cần có chiến lược hội nhập quốc tế theo chiều sâu, tận dụng sự hỗ trợ của các nước có thị trường phát triển.
Luật hóa để giám sát thao túng
Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2015. Đối với lĩnh vực chứng khoán, ngoài ba tội danh đã có (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán, tội thao túng giá chứng khoán), Luật đã bổ sung thêm một tội danh mới (tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán).
Việc bổ sung này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK.
Cuối tháng 1, ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBCKNN cũng cho biết, trong năm nay nhiều văn bản mới và sắp ban hành, như hướng dẫn thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán; hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán; chào bán chứng khoán ra công chúng, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu; hướng dẫn việc thành lập và quản lý quỹ mở.Những văn bản này đã sửa những điểm bất hợp lý, bổ sung các quy định mới, nhằm hạn chế việc lợi dụng sự chưa đồng bộ, trùng lặp của các văn bản pháp quy trước, góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán. Các văn bản mới không chỉ tăng tính minh bạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, mà còn tăng giám sát các hoạt động của TTCK, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư.
Tại Hội nghị tổng kết của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2015 thị trường tài chính nhiều nước sụt giảm mạnh, dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi 540 tỷ USD nhưng TTCK Việt Nam vẫn giữ ổn định đà tăng trưởng và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, giá trị danh mục đầu tư tại Việt Nam hiện đạt quy mô hơn 15 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014 và đây là mức cao nhất từ trước tới nay. Tính chung cả năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng lượng cổ phiếu với giá trị lên tới 3.390 tỷ đồng. “So với các nước trong khu vực, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực hơn rất nhiều” ông Đinh Tiến Dũng nói.
Chỉ số thị trường tăng 6,1% trong bối cảnh thị trường nhiều nước giảm mạnh. Tổng giá trị huy động vốn đạt gần 300 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; Quy mô niêm yết năm 2015 gia tăng tích cực, mức vốn hóa thị trường đạt mức 1.360 nghìn tỷ đồng (tăng 17% so với cuối năm 2014) và tương đương 34% GDP; tổng trị giá niêm yết theo mệnh giá tăng khoảng 24%; Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục có kết quả khả quan, doanh thu, lợi nhuận đều ước tăng trưởng hơn 10% so với năm 2014.
Về hoạt động đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,5 triệu tài khoản, tăng hơn 105 nghìn tài khoản (tương đương 7%) so với cuối năm 2014. Giá trị danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng 12,5% so với cuối năm 2014. TTCK tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp, Chính phủ và là kênh đầu tư có hiệu quả của công chúng./.
Chuyên gia phong thủy: Thị trường BĐS 2016 đón vận hội mới
Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Phạm Cương, dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản 2016 sẽ tự tin hơn do có niềm tin rõ ràng, có sự đột phá về cấu trúc đô thị và hạ tầng.
Kiến trúc sư Phạm Cương, là một chuyên gia phong thủy khá nổi tiếng trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và bất động sản. Ông là một kiến trúc sư trẻ nhưng đã có hơn 15 năm kinh nghiệm thực tiễn, là người có chuyên môn trong lĩnh vực phong thủy nhà đất.
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương luôn tâm niệm Phong thủy sinh ra để phục vụ đời sống con người nên không thể có ngôi nhà theo CHUẨN phong thủy mà bất cập trong sử dụng. Ông cũng là người am hiểu những nguyên lý ảnh hưởng tới thị trường nhà đất theo quan niệm trong phong thủy.
Còn nhớ năm ngoái, khi được hỏi về những dự báo của mình về thị trường nhà đất 2015, chuyên gia Phạm Cương đúc kết “Tiền Hung Hậu Cát”, có nghĩa là ban đầu thị trường có khó khăn nhưng càng về sau càng phát triển tốt, từ những phân tích về yếu tố nội lực của thị trường cũng như dòng khí ngoại bên (dòng tiền nước ngoài, đầu tư nước ngoài,…).
Vậy còn năm nay thì sao? Câu hỏi tưởng chừng như cũ nhưng nhìn vẻ mặt trầm tư của chuyên gia chúng tôi cũng đã cảm thấy có lẽ năm nay thị trường có điều gì đó “khác thường”, khó dự báo. Tư duy trong chốt lát rồi ông nhẹ nhàng suy đoán: “vận hội mới, thắng lợi mới”.
Rồi vị thầy phòng thủy này nhớ lại câu chuyện về thị trường ông đã chia sẻ vào dịp xuân mới năm ngoái: “Năm trước tôi có suy đoán thị trường là “tiền hung hậu cát” thì y như rằng có phần nào đúng. Ban đầu người dân còn nghi ngờ thị trường, bất động sản gặp khó khăn và ban đầu không có gì nổi bật. Nhưng, về cuối năm bạn thấy đấy thị trường thực sự bùng nổ cả về thanh khoản và dự án. Trong khi, nhiều nhà dự báo khác khá rụt rè. Đâu đó, tôi có thấy nhiều chuyên gia còn cho rằng lượng tồn kho nhiều như vậy làm sao thị trường phục hồi được.”
Còn năm Bính Thân này, chuyên gia Phạm Cương có phần e dè hơn về dự báo của mình. Tuy nhiên, ông cũng mạnh dạn cho rằng thị trường bất động sản 2016 sẽ có niềm tin rõ ràng, người dân mạnh dạn “xuống tiền”. Năm tới sẽ có sự đột phá về cấu trúc đô thị và hạ tầng, có sự thay đổi lớn về giao thông…tạo ra bộ mặt xã hội tốt hơn. Thị trường chậm nhưng chắc và bền vững.
“Tôi cho rằng khu công nghiệp và bất động sản nghỉ dưỡng năm nay sẽ có sự khác biệt so với các phân khúc khác. Thị trường sẽ bùng nổ và phát triển mạnh.” Chuyên gia Phạm Cương nói
Để có cái nhìn thấu đáo hơn, vị chuyên gia này phân tích sâu hơn đến những yếu tố sẽ tác động tới thị trường. Trong đó nổi bật là những yếu tố nội tại, đó là: Cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống…cũng như yếu tố ngoại là dòng vốn nước ngoài FDI đổ vào BĐS sẽ tăng mạnh. Năm nay Việt Nam hội nhập sâu vào thế giới với các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế AEC, TPP, Nga,…
Đây sẽ là những yếu tố có lợi cho thị trường địa ốc. Đáng chú ý đó là Hà Nội năm qua đã phát triển cực nhanh về hạ tầng. Chuyên gia Phạm Cương cho rằng tuyến đường cao tốc Hà Nội –Hải Phỏng thông xe như một luồng sinh khí mới (tiến ra biển lớn) của Thủ đô, cầu Nhật Tân và tuyến đường đối ngoại kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài cũng sẽ đem lại dòng năng lượng ngoại biên, giúp Hà Nội cũng như Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của nước ngoài.
Theo phân tích của ông, khi kết nối với bên ngoài, sẽ đem lại cho chúng ta 2 điều. Một là, có thể các yếu tố xấu dễ ập vào nếu con người không đón nhận kịp sẽ bị ảnh hưởng. Hai là, yếu tố tốt từ bên ngoài cũng sẽ đến nhanh, đó là tư duy tích cực, nhưng vận hội mới, cơ hội mới…
Theo chuyên gia Phạm Cương, ví dụ khi mở một con đường mới thì dân cư hai bên đường đông đúc, đời sống ấm no, thịnh vượng. Một cây cầu xây xong sẽ có trao đổi thương mại qua lại tốt hơn.
Chính vì thế, sự đột phá về hạ tầng năm qua sẽ đem lại sự phát triển trong năm tới, không những bất động sản mà cả nền kinh tế. Với linh cảm của mình, chuyên gia Phạm Cương cho rằng năm này có thứ gì đó sẽ bùng nổ về vàng, và ngược lại là “gãy cầu” chứng khoán ở thời điểm giữa năm.
Với bất động sản, vị chuyên gia này cho rằng tâm lý người dân hồ hởi hơn, sẽ là một năm được lợi của bán lẻ và tiêu dùng. Bất động sản kho bãi (cho thuê) thương mại sẽ tốt hơn nhiều, vật liệu xây dựng và xây lắp tăng trưởng mạnh, đem lại lợi nhuận.
“Những tập đoàn lớn như Sam Sung, LG,…sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, biết đâu đó có thể sẽ là Apple chẳng hạn” chuyên gia Phạm Cương nhận định.
Thị trường địa ốc: Nhận diện cơ hội mới
Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn tích tụ “bong bóng” và “xì hơi bong bóng” của thị trường bất động sản Việt Nam với nhiều dấu hiệu tích cực về giao dịch, chuyển dịch giữa các phân khúc, giải quyết tồn kho, tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, tín dụng bất động sản…
Dự kiến trong năm 2016, một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm thành phố sẽ được mở bán với mức giá trên 140 triệu đồng/m². Vậy là sau 7 năm trầm lắng, cuối cùng các chủ đầu tư đã lấy lại tự tin trong việc phát triển các dự án cao cấp và hạng sang.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ hội lớn trên, thị trường vẫn phải đối mặt những thách thức không nhỏ.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều có chung nhận định rằng thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2016 sẽ tiếp tục có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, nhất là tác động từ làn gió mới chính sách, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, có hiệu lực…
Còn theo một báo cáo của Quỹ đầu tư VinaCapital, năm 2016 đánh dấu cho giai đoạn bùng nổ của thị trường, sau khi chấm dứt giai đoạn phục hồi từ giữa năm 2014 đến cuối năm vừa qua.
Có thể nói, sự phục hồi của thị trường bất động sản năm qua thể hiện trên mọi phân khúc. Nguyên nhân giúp thị trường hồi phục, ngoài nhờ chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô, không thể không kể đến tác động từ các chính sách hỗ trợ, cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường phát triển.
"Thành công lớn nhất giúp cho thị trường BĐS của chúng ta nhanh chóng thoát đáy chính là vào đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Để thực hiện Nghị quyết 01/2013, nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản đã được các bộ, ngành ban hành, như gói 30.000 tỷ đồng, cho phép chia nhỏ căn hộ, thay đổi công năng của dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội…", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, nhận định trong cuộc trao đổi với chung tôi trong ngày mùng 2 Tết nguyên đán.
Trao đổi với chúng tôi dịp đầu Xuân Bính Thân, GS. Đặng Hùng Võ nhận định thị trường BĐS 2015 đã có sự khởi sắc, sức nóng trên thị trường đến từ cú hích gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, tập trung phân khúc nhà ở giá thấp. Với đà khởi sắc này thị trường năm 2016, điểm nóng sẽ tập trung phân khúc nhà ở trung và cao cấp, mang lại sự phát triển bền vững cho thị trường.
Dưới góc nhìn của một nhà tư vấn nước ngoài, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá bất động sản tại Tp. HCM hay Hà Nội đã bắt đầu tăng trở lại. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập hoặc chuyển nhượng dự án.
Cùng quan điểm trên, GS. Võ cho biết thêm hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án sẽ trở nên sôi động hơn trong năm 2016 khi nhiều chủ đầu tư dự án hiện đang thiếu vốn, không biết tìm vốn ở đâu, buộc họ phải chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án. Các nhà đầu tư mạnh về năng lực tài chính sẽ có cơ hội sở hữu các dự án tiềm năng với giá cả hợp lý.
Cũng theo GS. Võ việc gia tăng giao dịch, chuyển nhượng dự án nhiều là biểu hiện của một thị trường tốt. Vấn đề là Nhà nước phải đảm bảo để không xảy ra rủi ro trong mọi giao dịch. Hoạt động chuyển nhượng càng nhiều, nguồn thu thuế càng tăng sẽ tốt cho nguồn thu ngân sách.
Và hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án BĐS còn góp phần thanh lọc, giúp thị trường dần trở nên chuyên nghiệp hơn với những chủ đầu tư có đủ năng lực cạnh tranh. Đó là xu hướng mua bán, chuyển nhượng dự án BĐS trong năm 2016.
Nhận định về triển vọng thị trường, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn thuộc công ty CBRE Việt Nam, cho biết mặc dù giá cao, các dự án vẫn đang được tiêu thụ nhanh và các hoạt động mở bán vẫn diễn ra nhộn nhịp, điều đó chứng tỏ thị trường đã bước vào một chu kỳ mới.
Theo đó, dự kiến trong năm 2016, một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm thành phố sẽ được mở bán với mức giá trên 140 triệu đồng/m². Vậy là sau 7 năm trầm lắng, cuối cùng các chủ đầu tư đã lấy lại tự tin trong việc phát triển các dự án cao cấp và hạng sang.
Tuy nhiên, không nên bỏ qua phân khúc bình dân “chất lượng cao” và trung cấp, vì đây chính là nhu cầu thực của người mua để ở. Trong năm 2016, dự kiến sẽ chào đón hơn 45.000 căn hộ từ 90 dự án thuộc mọi phân khúc trên khắp Tp.HCM.
Ông Bùi Cao Nhật Quân, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland, cho biết ngay những tháng đầu năm 2016, Novaland sẽ đưa ra thị trường nhiều dự án quy mô lớn. Còn ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, cho biết dự kiến trong năm nay, đơn vị này sẽ tung ra thị trường khoảng 6.000 sản phẩm nhà.
Tương tự, trong năm 2016, Công ty Him Lam sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 căn hộ với giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng/căn. Công ty Phát triển nhà Thủ Đức sẽ “trưng” ra thị trường ngay từ đầu quý 1/2016 một loạt dự án mới, tập trung tại quận 9 và Thủ Đức. Công ty Bất động sản An Gia cũng “bắt tay” với Công ty Địa ốc Phát Đạt để tái khởi động dự án The Everich 2 (quận 7), tung ra thị trường gần 5.000 căn hộ cao cấp…
Tuy nhiên, theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ hội lớn trên, thị trường vẫn phải đối mặt những thách thức không nhỏ. Đó là, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến khả năng kiếm tiền nhanh, nhiều và mua BĐS như là phương thức bảo toàn giá trị nguồn tiền kiếm được. Nhà nước buông lỏng chính sách tài khóa, tín dụng dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại cho vay dễ dãi và không kiểm soát được dòng tiền.
Đặc biệt, sự phát triển lệch pha của thị trường, cùng với sự gia tăng rất lớn nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp, đi đôi với tình trạng tăng giá bất hợp lý, sẽ dẫn tới sự xuất hiện của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp tạo các đợt sóng liên tục, gây bất ổn thị trường.