tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-2016

  • Cập nhật : 13/02/2016

Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì cảnh báo của FED

Trong ngày 11 và 12-2, các thị trường chứng khoán toàn cầu lao đao sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Janey Yellen đưa ra cảnh báo tiêu cực về nền kinh tế toàn cầu.

canh bao cua chu tich fed janet yellen khien gioi dau tu hoang mang - anh: reuters

Cảnh báo của Chủ tịch FED Janet Yellen khiến giới đầu tư hoang mang - Ảnh: Reuters

Theo AFP, trong phiên giao dịch sáng nay 12-2, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật) lao dốc tới hơn 5% do giới đầu tư lo ngại với tình hình sức khỏe kinh tế toàn cầu. Ở Hong Kong, chỉ số chứng khoán Hang Seng cũng tiếp tục sụt thêm 1,44% sau khi đã giảm gần 4% hôm qua.

Hôm qua, Chủ tịch FED Yellen cảnh báo thị trường toàn cầu nhiễu động và các vấn đề tài chính tiêu cực có thể đe dọa nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bà cho rằng kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái trong năm nay. Chủ tịch FED chỉ ra rằng sự mù mờ trong chính sách đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là một nguyên nhân dẫn tới bất ổn.

Hoảng hốt trước tuyên bố của bà Yellen, các nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu để chạy sang các tài sản an toàn hơn như vàng hay đồng yen Nhật. Sau khi chứng khoán Hong Kong sụt giảm, đến lượt châu Âu hứng chịu cú sốc lớn.

Giá cổ phiếu ở London (Anh) giảm 2,4%, Frankfurt (Đức) 2,9%, Paris (Pháp) 4,1%, Milan (Ý) 5,6%... Chứng khoán của các ngân hàng châu Âu sụt tới 6,3%. Tại Mỹ, chỉ số Dow tụt 1,6%, S&P 500 1,2%.... Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI hạ 1,32%.

Thị trường càng chấn động với việc giá dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ năm 2003. Ở New York, giá dầu WTI mất 4,5% xuống chỉ còn 26,21 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent biển Bắc giảm 2,6% xuống còn 30,06 USD/thùng. 


Hàn Quốc ngừng cấp điện, nước cho khu công nghiệp Kaesong

Seoul đêm qua cắt nguồn cung cấp điện, nước cho khu công nghiệp chung Kaesong nằm trên lãnh thổ Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng trục xuất công nhân Hàn Quốc khỏi nơi này và tịch thu tài sản của họ.
mot nhan vien an ninh han quoc hom qua dung gac tren con duong vang ve dan vao khu cong nghiep chung kaesong. anh: reuters

Một nhân viên an ninh Hàn Quốc hôm qua đứng gác trên con đường vắng vẻ dẫn vào khu công nghiệp chung Kaesong. Ảnh: Reuters

Hàn Quốc ngừng cấp điện cho khu công nghiệp chung Kaesong từ 23h53 ngày 11/2. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước tới khu vực cũng bị cắt, Yonhap dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết. Động thái trên được thực hiện sau khi giới chức Hàn Quốc xác nhận 280 công nhân nước này đã rời khu công nghiệp an toàn.

Hàn Quốc hôm 10/2 tuyên bố ngừng mọi hoạt động của khu công nghiệp Kaesong nhằm trừng phạt Triều Tiên sau vụ việc nước này phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh vào quỹ đạo.

Bình Nhưỡng trong khi đó gọi việc làm của Seoul là một hành động "khơi mào chiến tranh". Ủy ban Hòa bình Tái thống nhất Triều Tiên (CPRK) hôm qua tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp liên Triều, đồng thời xác định đây là khu vực quân sự.

Giới chuyên gia đánh giá việc khu công nghiệp Kaesong, biểu tượng cho mối hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên suốt hơn 10 năm qua, phải ngừng hoạt động sẽ chỉ góp phần làm trầm trọng thêm căng thẳng liên Triều.

Hàn Quốc có 124 công ty đang hoạt động tại Kaesong, hầu hết là những công ty vừa và nhỏ, đem lại việc làm cho gần 55.000 công nhân Triều Tiên, tính đến tháng 8 năm ngoái. Khu công nghiệp Kaesong tạo ra 132 tỷ won, tương đương 110 triệu USD, lương và phí thu về cho Triều Tiên trong năm 2015.


Giá dầu Mỹ bắt đáy mới 13 năm

Giá dầu giảm cũng với đà lao dốc của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Phiên 11/2, giá dầu Mỹ xuống đáy mới 13 năm trước khi hồi phục nhẹ vào cuối phiên do thừa cung và khả năng cắt giảm sản lượng, khiến thị trường rung lắc theo cả 2 hướng.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,24 USD, tương ứng 4,5%, xuống 26,21 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Giá dầu WTI mất 19% sau 6 phiên giảm liên tiếp.

Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 78 cent, tương đương 2,5%, xuống 30,06 USD/thùng.  Trong phiên, có lúc giá giảm xuống 29,92 USD/thùng.

Giá dầu giảm vào đầu phiên do thị trường bán tháo và tiếp tục giảm sau khi có tin lượng dầu dự trữ tại Cushing, Oklahoma tăng lên. Nhưng đà bán tháo nhanh chóng đảo chiều và đà giảm của giá dầu chững lại vào cuối phiên sau khi tờ Wall Street Journal đăng tải bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) về việc các nước thành viên OPEC để ngỏ khả năng cắt giảm sản lượng.

Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail bin Mohammed al-Mazrouei tuyên bố, “các nước OPEC sẵn sàng hợp tác” về việc cắt giảm sản lượng, nhưng OPEC sẽ chỉ hành động nếu “nhận được sự hợp tác toàn diện từ tất cả các nước” - một điều chưa xảy ra bất chấp nỗ lực vận động của nhiều nước khi giảm sản lượng là cách duy nhất có thể ngăn đà giảm của giá dầu trong suốt 20 tháng qua.

Nhiều nước thành viên OPEC sản xuất dầu thô chi phí thấp, dẫn đầu là Arab Saudi, vẫn tiếp tục duy trì sản lượng dầu ở mức kỷ lục nhằm cạnh tranh với sự bùng nổ sản lượng của nhiều nhà sản xuất khác trên thế giới, nhất là tại Bắc Mỹ. Động thái này khiến giá dầu giảm hơn 70% từ mức đỉnh hồi tháng 6/2014, nhưng Arab Saudi, Nga và các nước sản xuất hàng đầu khác vẫn quyết không giảm sản lượng trong cuộc chiến giành và giữ thị phần.

Đà bán tháo tăng mạnh sau khi số liệu của hãng thông tin thị trường Genscape cho thấy, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, Oklahoma, trong tuần kết thúc vào 9/2 tăng 425.000 thùng. Trong khi đó, theo số liệu của chính phủ Mỹ công bố hôm thứ Tư 10/2, lượng dầu lưu kho tại Cushing trong tuần kết thúc vào 5/2 lên cao kỷ lục ở 65 triệu thùng.

Trong một diễn biến khác, Goldman Sachs vừa đưa ra dự đoán giá dầu Mỹ sẽ dao động trong khoảng 20-40 USD/thùng trong bối cảnh thị trường liên tục biến động và không có xu hướng rõ ràng cho đến tận nửa cuối năm 2016.


Tài chính thế giới lại rối loạn

Thị trường đang phát tín hiệu cho thấy nhà đầu tư đã mất niềm tin vào khả năng hỗ trợ kinh tế của các ngân hàng trung ương.

Phố Wall hôm 11/2 đã gia nhập làn sóng bán tháo toàn cầu. Chỉ 20 phút sau khi mở cửa, 3 chỉ số chính, gồm S&P 500, Nasdaq và Dow Jones Industrial Average đã mất gần 1,5%. Các tài sản rủi ro đang bị bán rất mạnh, từ cổ phiếu ngân hàng, dầu thô cho đến tiền tệ các nước mới nổi.

Trước đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục hướng tới mốc thấp nhất từ tháng 10/2013, chủ yếu bởi đà giảm của các cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư lo ngại tình hình hoạt động của các nhà băng, do lợi nhuận thấp và nợ xấu. FTSE 100 (Anh) giảm 1,82%, DAX (Đức) mất gần 2%, còn CAC 40 (Pháp) giảm tới 3%. Thị trường Thụy Điển cũng lao dốc bất chấp quyết định hạ lãi suất xuống âm của ngân hàng trung ương.

Các tài sản trú ẩn vì thế tăng giá mạnh. Yên Nhật lên cao nhất so với USD trong hơn một năm. Giá trái phiếu các thị trường lớn, như Mỹ, tăng vọt. Còn giá vàng cũng đã lên 1.243 USD một ounce.

Tín hiệu tăng kích thích kinh tế từ nhiều ngân hàng trung ương, trong đó có Nhật Bản và châu Âu không thể xoa dịu mối lo kinh tế toàn cầu chậm lại của các nhà đầu tư. Thị trường cũng phớt lờ tuyên bố của bà Janet Yellen - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rằng sẽ không vội vã tăng lãi suất để thích ứng với các biến động tài chính gần đây.

"Vài năm gần đây, mỗi lần có tin tức xấu, chứng khoán thế giới vẫn đi lên do kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ vì điều này mà tăng kích thích. Nhưng giờ đây, nhà đầu tư lại cho rằng tin xấu thực sự là rất xấu. Họ lo ngại khả năng can thiệp của các ngân hàng trung ương, vì tin rằng thị trường đang bị điều khiển bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan này", Mohit Kumar - Giám đốc Chiến lược Lãi suất tại mảng ngân hàng đầu tư thuộc Credit Agricole giải thích.

Chỉ số MSCI Các thị trường mới nổi chiều 11/2 cũng mất 2,3%, hướng tới đà giảm lớn nhất 3 tuần, do khoản lỗ của các hãng năng lượng. Chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) giao dịch trở lại phiên cùng ngày cũng mất tới 3,9%. Đây là khởi đầu năm âm lịch tệ nhất 22 năm qua. Hang Seng China Enterprises Index cũng mất 4,9%. Trong khi đó, các thị trường Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam vẫn đóng cửa nghỉ Tết Nguyên Đán.

Kospi Hàn Quốc mất 2,9% do Triều Tiên tuyên bố đóng cửa Khu công nghiệp chung Kaesong với Hàn Quốc, một ngay sau khi Seoul tuyên bố rút các công ty khỏi đây để trừng phạt việc Bình Nhưỡng thử tên lửa và hạt nhân gần đây.

Tại Nga, chỉ số Micex mất 2% do giá dầu lao dốc. Chứng khoán các thị trường mới nổi khác, như Ấn Độ, Nam Phi hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm mạnh.

Rúp Nga và rand Nam Phi dẫn dầu đà giảm của nhóm tiền tệ các nước đang phát triển. Trong khi đó, giá NDT trên thị trường quốc tế lại lên cao nhất hơn một tháng, sau số liệu cho thấy ngân hàng trung ương nước này đang can thiệp hỗ trợ tỷ giá.

Trên thị trường dầu thô, giá dầu tiếp tục phá đáy 3 tuần, do dự trữ của Mỹ tăng lên, bất chấp nguồn cung giảm xuống. Dầu WTI hôm nay mất 2,8% xuống 26,69 USD một thùng. Trong khi đó, dầu Brent mất 1,8% xuống 30,28 USD.


Khởi động nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

Thành phố Ouarzazate có thể sản xuất đủ năng lượng điện cho hơn một triệu gia đình vào năm 2018.

Ước tính dự án năng lượng mặt trời này sẽ giúp giảm 760.000 tấn lượng khí thải carbon mỗi năm, theo tập đoàn tài chính Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF).

 quang canh tu tren khong cua khu lien hop noor

 Quang cảnh từ trên không của khu liên hợp Noor

Khi quốc vương Ma-rốc Mohammed VI nhấn nút khởi động ngày 4-2-2016, giai đoạn đầu tiên của dự án thức bắt đầu.

Nhà máy năng lượng mặt trời, còn được gọi là khu liên hợp Noor, sử dụng công nghệ tập trung ánh sáng mặt trời (CSP). 
Ngân hàng Thế giới đã đầu tư cho dự án này 97 triệu USD thông qua khoản vay từ Quỹ Công nghệ sạch.
“Lợi nhuận trên vốn đầu tư này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước và con người Ma-rốc. Qua việc tăng cường an ninh năng lượng, tạo ra một môi trường sạch hơn, khuyến khích các ngành công nghiệp mới và tạo việc làm” – bà Marie Francoise Marie-Nelly, Giám đốc Ngân hàng Thế giới vùng Maghreb, nói.

Nhu cầu năng lượng Ma-rốc phụ thuộc 97% vào nguồn nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu. Vì thế, quốc gia này rất quan tâm đến việc đa dạng hoá nguồn năng lượng và bắt đầu sử dụng năng lượng tái tạo.

nha may nang luong mat troi o ma-roc 

Nhà máy năng lượng mặt trời ở Ma-rốc 

Theo CIF, Ma-rốc đã được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị biến đổi khí hậu LHQ (COP 22) vào tháng 11-2016. 
“Sự tiên phong của Ma-rốc có thể tạo hình mẫu cho các quốc gia Châu Phi noi theo trong việc đuổi phát triển của ngành năng lượng một cách bền vững” – Sameh Mobarek, Luật sư trưởng kiêm giám đốc dự án Ngân hàng Thế giới nói với CNN.
Bên cạnh việc giảm lượng khí thải carbon và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhà máy của Ma-rốc dự kiến sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện từ 13% đến 42%, theo CIF.
Người ta cũng hy vọng dự án sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khu vực lân cận. Nguồn năng lượng sạch và cung ứng tốt hơn có thể giảm thiểu tình trạng hỏng hóc của các thiết bị bệnh viện.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-03-2016

    Mỹ - Hong Kong phá vụ buôn lậu thời trang "khủng" từ Trung Quốc
    Cá ngừ đại dương: Hàng chục tấn chỉ xuất khẩu... vài trăm ký!
    4 nhóm đối tượng vẫn được vay ngoại tệ
    VN có thể thành trung tâm sản xuất dệt may thế giới
    Lạm phát cao, một công dân Nga kiện Bộ Tài chính và Quốc hội

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 31-03-2016

    Petrolimex thu gần 4.000 tỷ nhờ bán vốn cho đối tác Nhật
    Xuất khẩu thủy sản sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể suy giảm
    Trường học dạy thất bại của ông chủ Alibaba
    Boeing cắt giảm hơn 4.500 lao động
    Thương lái Trung Quốc âm thầm mở xưởng thu gom thanh long

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-03-2016

    ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định
    Giảm thiểu tác động môi trường tới DN đầu tư trực tiếp nước ngoài
    Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng
    ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
    Vốn từ quỹ ngoại sẽ chảy mạnh vào khu vực tư nhân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-03-2016

    Ngân hàng Nga tranh thủ vơ vét vàng trên thế giới
    Lãi suất ODA tăng, doanh nghiệp cũng sẽ khốn khó theo?
    Samsung đóng cửa nhà máy cũ ở TP.HCM
    Đầu tư gần 27.840 tỷ đồng xây cao tốc Nha Trang – Phan Thiết
    Fed hoàn toàn có thể tăng lãi suất trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-2016

    Sau Aeon, Lotte,... các “đại gia” bán lẻ Châu Âu, Trung Đông sắp đổ tiền vào Việt Nam
    Bác đề xuất hưởng thuế suất 0% của vàng Bồng Miêu
    Trung Quốc - Thiên đường rửa tiền
    Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sa thải công nhân
    Gay cấn cuộc đua thâu tóm thương hiệu Sheraton

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-2016

    Tính chuyện hút thêm 2 triệu tấn dầu thô để bù đắp ngân sách
    Giải mã cơn sóng ngầm tăng lãi suất
    Năm 2015, cảng Hải Phòng lãi 450 tỷ đồng, chia cổ tức 8%
    Xử lý nợ xấu phải có giải pháp căn cơ
    Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam hầu tòa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-2016

    Xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm đạt gần 1 tỉ USD
    Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
    Indonesia áp thuế thêm 5 năm với thép Việt
    Cơ chế nhập khẩu đường sắp được “chuẩn y”
    Các ngân hàng đồng loạt bơm vốn cho nông dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-2016

    Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
    Thủ tướng quyết định thành lập Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
    Doanh nghiệp bia lo bị đối xử bất bình đẳng
    Thép Pomina bị tố nhập phôi, sản xuất cầm chừng
    Hoàn thiện quy định quản lý ngoại hối

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-2016

    Chi thêm 6 tỷ USD gom mua, dự trữ vàng của Nga lên hơn 381 tỷ USD
    Hãng hàng không mới Vietstar Airlines thuộc Bộ Quốc phòng
    Trung Quốc tăng 0,46% tỷ giá nhân dân tệ qua 3 phiên liên tiếp
    Italy thiệt hại 3,6 tỷ euro vì lệnh cấm vận Nga
    Đề nghị cơ cấu nợ cho doanh nghiệp trồng cao su tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-2016

    2 vạn doanh nghiệp đóng cửa, bội chi ngân sách 45.000 tỷ đồng
    Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm
    Ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ
    Sản lượng lúa Mùa và Đông Xuân tại Kiên Giang giảm 241.000 tấn
    Ngành tôm điêu đứng