tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-2016

  • Cập nhật : 12/02/2016

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%

nen kinh te viet nam duoc danh gia se con tiep tuc tang truong cao hon nua va kinh te vi mo duoc giu on dinh. (anh minh hoa: kt)

Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và kinh tế vĩ mô được giữ ổn định. (Ảnh minh họa: KT)


Các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 là tăng trưởng cao, lạm phát thấp.

Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020. Đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt cam kết hội nhập có hiệu lực. Chính phủ dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dưới 5%. Hiện nền kinh tế được đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa và kinh tế vĩ mô được giữ ổn định.

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ là 6,7%).

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu chậm chạp, nợ xấu chưa được xử lý triệt để. Số liệu thống kê của Vietnam Report qua đợt khảo sát các doanh nghiệp lớn trong Bảng xếp hạng VNR500 2015 cuối năm 2015 cho thấy, có tới 47% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1/2016 sẽ tiếp tục được duy trì ở mức ổn định, theo sát tỷ lệ đó là 43% số doanh nghiệp tin rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả kinh doanh tốt nhất.

Theo các chuyên gia kinh tế, các yếu tố quốc tế tương đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế là tăng trưởng cao, lạm phát thấp. Nhưng kịch bản này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta trước cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Cộng đồng kinh tế ASEAN....

PGS.TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tốt trong năm 2016 với hỗ trợ từ kinh tế thế giới hồi phục tốt hơn so với năm 2015. Khu vực FDI vẫn tiếp tục đóng góp lớn vào tăng trưởng và chúng ta sẽ có thêm những cơ hội từ việc hội nhập kinh tế quốc tế.

“GDP trong năm 2016 sẽ ở mức 6,7-6,8%, lạm phát có thể ở mức 2-2,5% bởi vấn đề tỷ giá vẫn có sức ép và tỷ giá trong năm nay có thể được điều chỉnh tăng, ảnh hưởng đến lạm phát. Theo dự đoán, giá dầu trong năm 2016 có thể giảm nhưng sẽ không ở mức sâu, do đó, sẽ không có ảnh hưởng lớn như năm 2015”, PGS.TS. Tô Trung Thành nhận định./.


Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm

tap doan tata: viet nam va myanmar la thi truong trong diem

Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm


Việt Nam và Myanmar là các thị trường trọng điểm cần thâm nhập, mở rộng kinh doanh đối với 7 công ty thuộc Tập đoàn Tata Sons.

Phát ngôn viên của tập đoàn này cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên các báo The Economic Times và International Business Times của Ấn Độ.

Việt Nam và Myanmar có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, cũng như sẽ hưởng các tác động tích cực từ các hiệp định thương mại với các nước lớn và việc giảm thuế quan. Các yếu tố này làm cho 2 nước trở thành những thị trường quan trọng đối với các công ty muốn tiếp cận nhiều hơn với các thị trường ASEAN cũng như toàn cầu.

Phát ngôn viên của Tập đoàn Tata đánh giá rằng về mặt dân số học và phát triển kinh tế, Việt Nam và Myanmar đang mở ra thị trường cho một số sản phẩm của Tata. Ông này cũng cho biết các công ty chuyên về điện, xây dựng, hóa chất, ôtô, và thương mại đang hoạt động tích cực hoặc đang thăm dò các cơ hội ở Việt Nam và Myanmar.

Tập đoàn Tata thành lập vào năm 1868, có trụ sở chính ở Ấn Độ và hiện hoạt động ở hơn 100 nước. Trong hai năm 2014-2015, lợi nhuận của các công ty con trong tập đoàn đạt tới 108,78 tỷ USD. Tập đoàn này hiện có hơn 600.000 nhân viên.

Việt Nam được coi là thị trường hấp dẫn sau khi ký kết Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU hồi tháng 12 năm ngoái, cũng như vừa ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong khi kinh tế của nhiều nước ASEAN gặp khó khăn trong những năm gần đây do các điều kiện kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao 6% trong năm 2014 và khoảng 6,7% trong năm 2015.


Nghị quyết 19 và chuyện cái lốp xe dính sơn

cai cach hanh chinh theo nghi quyet 19 da dat duoc ket qua nhat dinh nhung so voi khu vuc va the gioi, viet nam con phai no luc rat nhieu

Cải cách hành chính theo nghị quyết 19 đã đạt được kết quả nhất định nhưng so với khu vực và thế giới, Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều


Việt Nam hôm nay không chỉ là thành viên Cộng đồng kinh tế ASEAN mà còn có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới… Do đó, yêu cầu của Thủ tướng phải mở rộng so sánh Việt Nam ra ngoài tương quan của khu vực để cải cách mạnh mẽ hơn nữa là quyết tâm nhận được sự đồng thuận rất cao.

Nói tới câu chuyện về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam đối với công tác cải cách hành chính, tôi bất chợt nhớ tới chuyện kể của công dân Mỹ, ông Cummings Timothy – vốn là lái xe chở xi măng cho một DN sản xuất xi măng thuộc Bang Ohio.

Sòng phẳng kiểu Mỹ

Ông Cummings Timothy đã kể với tôi một câu chuyện liên quan đến thủ tục hành chính xảy ra với ông gần đây trên đất Mỹ. Đó là lần ông đi xe trên đường cao tốc, khi về nhà, ông thấy lốp xe ô tô của mình dính sơn phản quang mới sơn trên đường. Ông Cummings Timothy đã không hài lòng và lập tức gọi điện phản ánh tới Văn phòng Thống đốc Bang Ohio. Một công chức của Văn phòng thống đốc bang hẹn lịch sáng hôm sau đến nhà ông làm việc.

Đúng hẹn, sáng hôm sau vị công chức kia đến nhà gặp hỏi xem ông đã đi trên con đường nào? Vào thời gian nào? Cùng với đó, vị công chức này chụp ảnh vết sơn trên lốp xe của ông Cummings Timothy. Sau đó, vị công chức gọi điện cho chủ đầu tư con đường cao tốc đến làm việc với ông Cummings Timothy. Ngay ngày hôm sau, chủ đầu tư con đường đã mua một lốp mới đến thay cho ông Cummings Timothy cùng một thư xin lỗi của Văn phòng Thống đốc Bang.

Ông Cummings Timothy chia sẻ, tôi đi trên đường thì tôi phải trả phí cho nhà đầu tư. Chủ đầu tư con đường sơn đường chưa khô mà để xe tôi đi vào là lỗi của họ nên phải bồi thường tôi. Văn phòng thống đốc bang là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát nên khi để người dân chưa hài lòng về dịch vụ trên địa bàn mình quản lý thì phải xin lỗi tôi. Đây là cách xử lý sòng phẳng trên nước Mỹ.

Những so sánh cần thiết

Trở lại với hai Nghị quyết 19/NQ-CP (về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia), Chính phủ đặt ra mục tiêu, thủ tục hành chính của Việt Nam phải đạt ở nhóm 6 quốc gia đứng đầu của ASEAN (ASEAN – 6) vào cuối năm 2015. Tiến tới, hết năm 2016, Việt Nam sẽ đứng ở nhóm ASEAN – 4.

Với Nghị quyết 19, đây là lần đầu tiên, Chính phủ quyết định lấy phương pháp đánh giá độc lập từ bên ngoài làm căn cứ đo lường và định vị năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam. Việc so sánh sẽ không chỉ dừng lại giữa “ta với ta” như lâu nay, mà quan trọng hơn là so sánh “chúng ta” với khu vực và quốc tế, trước mắt với ASEAN – 6 để xác định vị trí của mình trong mối tương quan chung.

Năm 2015, theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ vị trí 93 lên vị trí 90/187 nền kinh tế. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo về Chỉ số cạnh tranh giai đoạn 2015 – 2016 thực hiện tại 140 nước cũng cho thấy: Vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu tăng 12 bậc từ vị trí 68 năm ngoái lên 56.

Chia tay người công nhân về hưu Cummings Timothy, tôi cứ băn khoăn, những kết quả cải cách hành chính của Việt Nam trong năm qua là rất lớn. Tuy vậy, câu chuyện về cái lốp xe dính sơn của ông Cummings Timothy và cách xử lý đơn giản, nhanh gọn của họ có đáng để chúng ta nhìn nhận lại không?


Tháng đầu năm, tồn kho hàng đồ uống tăng... 95,7%

thang 1 truoc them tet nguyen dan, chi so ton kho nganh san xuat do uong tang cao hon nhieu so voi muc tang chung.

Tháng 1 trước thềm Tết Nguyên đán, chỉ số tồn kho ngành sản xuất đồ uống tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung.


Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1.1.2016 tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2015. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất đồ uống tăng 95,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 89,5%...

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1.2016 ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,2%, đóng góp 5,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Bên cạnh đó, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,2%, làm giảm 0,9 điểm phần trăm mức tăng chung.

Một số ngành có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 15,9%; sản xuất đồ uống tăng 15%; sản xuất kim loại tăng 14,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 13,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,2%; dệt tăng 12,1%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 1/2016 ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 39,9%; ti vi tăng 26,2%; thép thanh, thép góc tăng 21,3%; thức ăn cho gia súc tăng 18,4%; sữa tươi tăng 18,1%...

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1.2016 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Quảng Nam tăng 59%; Thái Nguyên tăng 20,6%; Hải Phòng tăng 15,7%; Hà Nội tăng 14,4%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12.2015 tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2015, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,4% so với năm 2014, trong đó các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 46,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 25,7%; sản xuất kim loại tăng 21,1%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1.1.2016 tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2015, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 1,8%; sản xuất kim loại giảm 0,7%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 8,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 11,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 17,3%; sản xuất thuốc lá giảm 59,1%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 62%.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung: Sản xuất đồ uống tăng 95,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 89,5%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1.1.2016 tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng mạnh ở một số địa phương như: Thái Nguyên tăng 36%; Vĩnh Phúc tăng 15,7%; Quảng Nam tăng 12,8%...


Nga chuẩn bị cấm nhập khẩu sản phẩm ngô, đậu nành từ Mỹ

nga chuan bi cam nhap khau san pham ngo, dau nanh tu my

Nga chuẩn bị cấm nhập khẩu sản phẩm ngô, đậu nành từ Mỹ


Theo hãng AFP, ngày 10/2, Cơ quan Kiểm soát hàng nông sản Nga (Rosselkhoznadzor) thông báo sẽ cấm nhập khẩu ngô và đậu nành từ Mỹ, dự kiến bắt đầu vào tuần tới, với lý do những sản phẩm này "không an toàn" và "nhiễm bệnh."

Thông báo của Rosselkhoznadzor cho hay, các quan chức Nga đã có cuộc điện đàm với những người đồng cấp Mỹ hôm 9/2, trong đó phía Moskva "bày tỏ quan ngại sâu sắc về các sản phẩm ngũ cốc không an toàn tiếp tục được nhập khẩu (vào Nga)..."

Hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên của Rosselkhoznadzor cho biết, người đứng đầu cơ quan này, ông Sergei Dankvert "sau đó đã ra lệnh chuẩn bị các tài liệu cấm việc vận chuyển (vào Nga), bắt đầu từ ngày 15/2."

Theo Rosselkhoznadzor, ngày càng có nhiều trường hợp thối rữa trong số ngô nhập khẩu 2 năm qua, và đây là bằng chứng cho thấy hệ thống kiểm soát các tiêu chuẩn an toàn của Mỹ đối với hàng xuất khẩu sang Nga thiếu hiệu quả.

Trong khi đó, đậu nành nhập khẩu từ Mỹ thường có lẫn các hạt cỏ dại đã bị cấm ở Nga./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-02-2016

    Nhà đầu tư nước ngoài chuyển tầm ngắm và dòng vốn vào BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam
    Hệ thống Big C Việt Nam chưa hoàn thành quá trình chuyển nhượng
    Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại
    Chính sách tiền tệ “nhượng bộ” chính sách tài khóa?
    Phục hưng "con đường tơ lụa"

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-2016

    Thượng viện Kazakhstan phê chuẩn FTA giữa Liên minh kinh tế Á Âu với Việt Nam
    Trái cây miền Tây có “vé” xuất ngoại
    Dự báo lạm phát năm 2016 của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%
    Thủ tướng Nga: 'EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác'
    Venezuela trên bờ vực vỡ nợ vì giá dầu quá thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-2016

    Việt Nam là quốc gia đáng đầu tư thứ 3 thế giới
    Muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ
    Volkswagen, Audi, BMW thu hồi gần 1,7 triệu xe do lỗi túi khí
    Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề cử bà Christine Lagarde làm Tổng giám đốc
    Vinalines sẽ bán 13 tàu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-2016

    "Cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,5%"
    Lộ diện 2 cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng mua 7% vốn tại ngân hàng Phương Đông
    Việt Nam sẽ có sàn giao dịch mua bán nợ?
    Tổng giám đốc Google nhận khoản tiền thưởng kỷ lục
    Chính phủ Nga không xem xét khả năng làm suy yếu đồng ruble

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-2016

    Vào TPP, ngân hàng Việt sẽ không loại trừ khả năng bị "thâu tóm"
    Địa ốc TPHCM: Những con số "vàng" tạo sức mua cho năm mới
    2/3 số giàn khoan dầu ở Mỹ tê liệt
    Trung Quốc, Ấn Độ tăng mua vàng
    Ba điểm cho vay đầu tư chứng khoán sẽ sửa đổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-2016

    Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì cảnh báo của FED
    Hàn Quốc ngừng cấp điện, nước cho khu công nghiệp Kaesong
    Giá dầu Mỹ bắt đáy mới 13 năm
    Tài chính thế giới lại rối loạn
    Khởi động nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-02-2016

    Sẽ tự do hóa lãi suất khi không còn “kinh tế ngầm”
    Hà Nội chi 1,4 nghìn tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
    Bộ GTVT sẽ tiếp tục lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp ra sao?
    BigC Việt Nam đáng giá bao nhiêu?
    Lãnh đạo NHNN: Tỷ giá năm 2016 sẽ biến động không quá lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-2016

    Fed: Nhiều rủi ro có thể làm tổn thương kinh tế Mỹ
    Khách Trung Quốc 'làm nóng' du lịch Nhật Bản
    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Không chỉ là kỳ vọng
    Chuyên gia phong thủy: Thị trường BĐS 2016 đón vận hội mới
    Thị trường địa ốc: Nhận diện cơ hội mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-2016

    Tết xong, thị trường bán lẻ VN sẽ về tay người Thái?
    Hãy tưởng tượng, một Việt Nam không có hội nhập!
    EU vạch kế hoạch thoát khỏi nguồn cung khí đốt của Nga
    Chứng khoán HongKong rớt thảm sau kỳ nghỉ lễ
    Sự khác biệt giữa tỷ phú và người thường

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-2016

    Sàn chứng khoán Chicago sẽ “về tay” nhóm NĐT Trung Quốc
    Goldman Sachs: Giá dầu sẽ xuống dưới 20 USD/thùng
    Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng bông nhập khẩu
    Bỏ thu lệ phí xuất khẩu nhân điều từ 1-4
    Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nội tạng lợn từ thị trường Nga