tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-02-2016

  • Cập nhật : 12/02/2016

Sẽ tự do hóa lãi suất khi không còn “kinh tế ngầm”

se tu do hoa lai suat khi khong con “kinh te ngam”

Sẽ tự do hóa lãi suất khi không còn “kinh tế ngầm”


Tự do hóa lãi suất là một xu hướng tất yếu của thị trường tiền tệ và Việt Nam đang đi đúng theo quy luật này.

Vậy cần tiếp tục con đường tự do hóa lãi suất như thế nào? Theo ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, có thể thực hiện tự do hóa lãi suất khi ngân hàng minh bạch, rộng khắp và tình trạng cho vay nặng lãi giảm.

Với những quy định hiện hành, theo ông, tiến trình tự do hóa lãi suất có được rộng mở?

Tư duy tích cực theo hướng tiến tới thực hiện tự do hóa lãi suất đã được thể hiện rõ khi Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10 quy định, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác liên quan có quy định khác.

Tự do hóa lãi suất là xu hướng tất yếu. Chúng ta đang xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rõ ràng lãi suất cũng là giá của một loại hàng hóa đặc biệt là tín dụng, do đó cũng phải tuân thủ theo quy luật thị trường.

Theo quy luật của nước ta trong những năm gần đây, quá trình tự do hóa lãi suất cũng đã được mở khá nhiều. Lúc đầu chúng ta quy định lãi suất cứng, sau này chúng ta quy định lãi suất sàn, lãi suất trần, tới khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có liên kết, không có độc quyền, chúng ta sẽ tự do hóa lãi suất như các nước phát triển.

Trong tình hình hiện nay, các tổ chức tín dụng lớn với khoảng 10-15 ngân hàng hàng đầu của đất nước đang chiếm tuyệt đại đa số dư nợ cho vay của nền kinh tế, do vậy khả năng liên kết giữa các ngân hàng này dẫn đến sự khống chế lãi suất và gây bất lợi cho người gửi tiền cũng như nền kinh tế là điều cần được cân nhắc.

Với quy định về trần lãi suất trong Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), tôi cho rằng là phù hợp và với điều kiện của nước ta là không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Có ngân hàng lập luận rằng, nếu cho tự do hóa lãi suất đã không xảy ra việc lãi suất trong giai đoạn vừa rồi có lúc lên tới đỉnh 22 - 23%/năm. Ông thấy sao về ý kiến này?

Lãi suất lên cao chủ yếu là những năm 2010 - 2011 nhưng nguyên nhân đẩy lãi suất lên cao là chỉ số CPI quá cao. Năm 2011 CPI là 18,13%, do vậy lãi suất huy động theo lý thuyết phải cao hơn CPI để đảm bảo cho người gửi tiền có lãi suất thực dương. Lãi suất huy động đã cao thì lãi suất đầu ra cũng phải cao vì cần cộng cả hoạt động chi phí của ngân hàng. Khi lạm phát được kiềm chế, rõ ràng lãi suất huy động và cho vay phải giảm theo tình hình thực tiễn.

Lúc bấy giờ lãi suất của chúng ta thực hiện theo lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng nên khi lãi suất cho vay được nâng nên, lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng tăng.

Vậy theo ông khi nào thì chúng ta có đủ điều kiện để tự do hóa lãi suất?

Tôi đã đi nhiều nước, làm việc với nhiều ngân hàng trung ương và thấy có xu hướng tự do hóa lãi suất nhưng người ta vẫn ngăn chặn tình trạng liên kết độc quyền để nâng lãi suất lên quá cao cũng như ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi chứ không phải thả nổi lãi suất. Tất nhiên thực trạng cho vay nặng lãi ở các nước là khác nhau vì hệ thống tín dụng phát triển của họ rộng, thủ tục hành chính gọn nhẹ, quy định minh bạch, việc vay, trả nợ hết sức thuận lợi. Người dân có thể vay, trả nợ bằng chuyển khoản, có thể bấm điện thoại là thực hiện được điều đó. Với hệ thống ngân hàng hoạt động rộng, thuận lợi, tình trạng cho vay nặng lãi cũng có nhưng phạm vi ít.

Ở Việt Nam, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tình trạng cho vay nặng lãi, kinh tế ngầm, kinh tế “đen” còn lớn và phổ biến, nên tôi cho là hiện tại pháp luật cần quy định về lãi suất. Còn đến khi hệ thống ngân hàng minh bạch, rộng khắp và tình trạng cho vay nặng lãi giảm, chúng ta mới nên bỏ quy định trần lãi suất vì ở đây pháp luật không chỉ bảo vệ và tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mà còn bảo vệ quyền lợi cho người vay tiền mà đặc biệt là người vay tiền và đối tượng cho vay  nặng lãi.


Hà Nội chi 1,4 nghìn tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

ha noi chi 1,4 nghin ti dong xay dung co so du lieu dat dai

Hà Nội chi 1,4 nghìn tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai


Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang tập trung xây dựng dự án tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, v ới tổng mức đầu tư là 1.402 tỷ đồng (triển khai trên địa bàn 27 quận, huyện, thị xã còn lại). Dự án được thực hiện từ năm 2015-2018. Cụ thể, năm 2015 bố trí vốn thực hiện là 165,5 tỷ đồng; năm 2016 là 152 tỷ đồng.

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đấu thầu xong các gói thầu trên và đang xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa Sở với quận, huyện, thị xã để thực hiện đúng tiến độ dự án.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sau khi triển khai thực hiện tại 3 huyện là Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa, đến nay dự án đã hoàn thành diện tích đo đạc là 36.118ha, cấp 261.887 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính tại 66 xã, thị trấn; trong đó đã thực hiện cung cấp thông tin về đất đai cho người sử dụng đất qua mạng hoặc bằng hình thức tin nhắn SMS.

Bên cạnh đó, Sở đã hoàn thành việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ, tổ chức bàn giao cho Ủy ban Nhân dân các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa để làm cơ sở thực hiện lập hồ sơ quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đồng thời cũng thực hiện đo đạc hiện trạng và cắm mốc ranh giới sử dụng đất các nông lâm trường trạm trại và đất rừng trên địa bàn thành phố, dự kiến hoàn thành trong quý 2 năm nay.

Trên địa bàn thành phố còn tồn đọng 63.255 thửa đất các hộ gia đình chưa thực hiện kê khai đăng ký; 144.011 thửa đất do vướng mắc khó khăn bởi các quyết định của các cơ quan nội chính; 8.700 thửa đất của các tổ chức sử dụng đất (vướng mắc sắp xếp cơ sở nhà đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và 38.111 căn hộ tại các dự án khu nhà ở, khu đô thị (do các chủ đầu tư chưa thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận).

Theo kế hoạch, năm 2016, Sở sẽ tập trung phân loại và đề xuất các chính sách phù hợp với thực tiễn để giải quyết dứt điểm những tồn tại, vướng mắc đối với 144.011 thửa đất các hộ gia đình, cá nhân chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo hoàn thành cùng với việc hoàn thành dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố vào năm 2018.


Bộ GTVT sẽ tiếp tục lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp ra sao?

bo gtvt se tiep tuc lo trinh tai co cau doanh nghiep ra sao?

Bộ GTVT sẽ tiếp tục lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp ra sao?


Bộ sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cổ phần hóa và thoái vốn là 5 Tổng công ty đường sắt, hàng hải, công nghiệp tàu thủy, VEC và Cửu Long.

Tạo đà từ những thành công trong thực hiện cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn giai đoạn 2011-2015, trong năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để CPH và thoái vốn các doanh nghiệp còn lại; trong đó phải kể đến những cái tên đình đám như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM…

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, xác định trên cơ sở thực tiễn, năm 2016, Bộ sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, từ đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước; tạo sức hấp dẫn để thu hút được các nguồn lực từ xã hội để phát triển các lĩnh vực trọng yếu, phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân.

Cụ thể là Bộ GTVT sẽ tăng cường công tác thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Với 27 đơn vị đã được phê duyệt phương án trong năm 2015 để chuyển đổi thành công ty cổ phần gồm: Bệnh viện GTVT Trung ương, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, 24 Công ty con thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và 1 công ty con thuộc VEC, Bộ GTVT sẽ hoàn thành phương án cổ phần hóa, tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu thành lập doanh nghiệp và tiến hành chuyển đổi.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, một trong những công việc quan trọng của công tác CPH trong thời gian tới, chính là việc hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp của 2 Công ty mẹ là Tổng công ty VEC và Cửu Long sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vốn điều lệ.  

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng phải hoàn thành phương án cổ phần hóa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bệnh viện Nam Thăng Long, VEC, Cửu Long, 1 Công ty con thuộc VEC và 7 công ty con thuộc SBIC sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án xử lý tài chính và chuyển đổi các đơn vị này sang mô hình công ty cổ phần, tiến tới cổ phần Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

Tiếp tục thực hiện, hoàn thành quyết toán và bàn giao vốn Nhà nước sang công ty cổ phần đối với các Tổng công ty, công ty đã hoàn thành cổ phần hóa; chuyển giao quyền đại diện phần vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp sau cổ phần sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo quy định. Phê duyệt phương án thoái vốn nhà nước tại 02 Công ty cổ phần Quản lý đường thủy nội địa và tổ chức thực hiện, hoàn thành trong Quý I/2016, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC theo quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng sẽ chỉ đạo các Tổng công ty: Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam tiếp tục hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành, không thuộc diện cần nắm giữ tại các công ty cổ phần theo Đề án tái cơ cấu, kế hoạch thoái vốn đã được phê duyệt. Trong đó, đẩy mạnh công tác giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Đối với 27 doanh nghiệp đã thực hiện IPO (bán cổ phần lần đầu ra công chúng) trong năm 2015, Bộ GTVT sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần trong năm 2016. Đồng thời thực hiện cổ phần hóa 2 Tổng công ty gồm VEC, Cửu Long và 5 đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thành phương án CPH Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bệnh viện Nam Thăng Long, 1 Công ty thuộc VEC để chuyển đổi toàn bộ các đơn vị này sang công ty cổ phần trong năm 2016.

Để thực hiện thành công quá trình sắp xếp, đổi mới và CPH doanh nghiệp ngành GTVT theo kế hoạch đặt ra, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, cần tập trung triển khai việc tái cơ cấu theo ngành và lĩnh vực không phân biệt cấp quản lý, kiên quyết chuyển giao những doanh nghiệp nhà nước đang thuộc sở hữu, quyền quản lý từ những bộ, ngành không liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp về các bộ, ngành quản lý trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính hoặc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Cùng với đó, cần xây dựng danh mục, kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục nhằm huy động các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân. Hạn chế đến mức thấp nhất việc Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ bảo lãnh cho công ty con. Bởi khi thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển giao doanh nghiệp sẽ rất khó xử lý nghĩa vụ bảo lãnh.

Bộ GTVT cũng nghiên cứu chuyển hướng từ bảo lãnh đối tượng là doanh nghiệp nhà nước sang bảo lãnh mục tiêu (không phân biệt sở hữu doanh nghiệp) để đảm bảo cân đối, điều tiết vĩ mô và khuyến khích phát triển các lĩnh vực, ngành nghề cần thúc đẩy phát triển.

Tương tự với đó, Bộ cũng sẽ chuyển dần từ hình thức đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu sản phẩm công ích sang đấu thầu mục tiêu nhằm tạo sự ổn định lâu dài, giảm cơ chế xin cho, giảm thủ tục, tiết kiệm ngân sách, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chiều sâu để tham gia cung ứng các sản phẩm công ích.


BigC Việt Nam đáng giá bao nhiêu?

bigc viet nam dang gia bao nhieu?

BigC Việt Nam đáng giá bao nhiêu?


Theo tờ Wall Street Journal, tập đoàn Casino Group có thể thu về 4 tỉ euro từ việc bán lại BigC Thái Lan và BigC Việt Nam cho tập đoàn Thái Lan là TCC Group.

Cuối tuần trước, tập đoàn Casino của Pháp đã hoàn tất thoả thuận bán cổ phần tại chuỗi siêu thị BigC Thái Lan với giá 3,1 tỷ euro cho tập đoàn TCC của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabakdi.

Cụ thể, TCC sẽ mua 58,6% cổ phần của BigC Thái Lan với giá 252,88 baht/1 cổ phiếu.

Đây được cho là bước đi chủ chốt trong nỗ lực của tập đoàn Casino nhằm giảm gánh nặng nợ nần. Cụ thể trong năm 2016, tập đoàn này lên kế hoạch giảm 4 tỷ euro nợ thông qua việc bán cổ phần tại chuỗi siêu thị BigC Thái Lan và Việt Nam.

Với việc BigC Thái Lan đã được bán với giá 3,1 tỷ euro, số tiền thu về từ BigC Việt Nam có thể vào khoảng 900 triệu euro.

Còn theo bà Vũ Kim Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) chia sẻ trên trang cá nhân, con số TCC mua BigC Việt Nam ước tính 900 triệu USD, theo tỷ giá thị trường Thái Lan ngày 9/2, tương đương với 800 triệu euro.

Trước đó, tờ Bloomberg đã đưa ra dự đoán tập đoàn Casino có thể sẽ bán BigC Việt Nam với giá 750 triệu euro.

Có thể thấy mức giá đồn đoán khá sát nhau, và BigC Việt Nam được định giá cao hơn Metro Việt Nam nhiều. Năm ngoái, cũng chính TCC là tập đoàn thâu tóm lại Metro Việt Nam với giá 655 triệu euro. Thương vụ vừa hoàn tất vào đầu năm 2016 này.

Lợi thế lớn nhất của BigC so với Metro Việt Nam đó là BigC Việt Nam có giấy phép bán lẻ, thay vì bán sỉ như Metro.

Với mức giá giao động từ 750 - 900 triệu euro, đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Tính tới thời điểm hiện tại, Big C có khoảng 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng tiện lợi tại Tp HCM. Theo số liệu do Euro monitor công bố, năm ngoái doanh thu của BigC vào khoảng 546 triệu USD (khoảng 12.000 tỉ đồng).

Nếu thương vụ mua BigC Việt Nam hoàn tất, TCC sẽ sở hữu thành công hai thương hiệu bán lẻ thứ hai và thứ ba tại Việt Nam là BigC và Metro.

Thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện một nhà bán lẻ (retailer) lớn nhất, làm chủ thống nhất tất cả các mô hình từ Cash and Carry, Hypermarket, Supermarket, Minimart, Convenience Stores (cửa hàng tiện lợi) tới bán lẻ truyền thống GT (thậm chí sẽ có Mega Mall).

Theo thông tin từ tờ WSJ, ban đầu tập đoàn Casino muốn xúc tiến việc bán BigC Việt Nam tuy nhiên cùng thời điểm họ đã nhận được rất nhiều lời đề nghị mua lại mảng kinh doanh lớn hơn tại Thái Lan (BigC Thái Lan). Cuối cùng, thoả thuận bán BigC Thái Lan đã được tiến hành trước.

Theo bà Hạnh, nếu cộng doanh số tất cả các mảng liên quan đến bán lẻ, phân phối của TCC và BJC (hai công ty đều thuộc quyền quản lý của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi) trên thị trường Việt Nam thì mỗi năm ước tính khoảng 33.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD.


Lãnh đạo NHNN: Tỷ giá năm 2016 sẽ biến động không quá lớn

vu truong vu chinh sach tien te nhnn - ong bui quoc dung

Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ NHNN - ông Bùi Quốc Dũng


Cũng theo lãnh đạo NHNN, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất trung và dài hạn năm 2016 có khả năng sẽ giảm nhẹ.

Từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuyển sang cách thức điều hành tỷ giá mới – tỷ giá trung tâm. Trong bối cảnh áp lực từ bên ngoài vẫn lớn, trong khi từ trong nước, khả năng lạm phát cao trở lại cũng đang khiến thị trường quan ngại về diễn biến tỷ giá năm nay, với nhiều dự báo cho rằng, tỷ giá giữa đồng USD và VND sẽ tăng tới 5%. Xoay quanh vấn đề về tỷ giá và thị trường ngoại tệ, nhân dịp đầu Xuân mới Bính Thân, đại diện NHNN – Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ ông Bùi Quốc Dũng đã dành cho báo giới một cuộc trao đổi khá cởi mở.

PV: Thưa ông, sau hơn một tháng điều hành tỷ giá theo cơ chế mới, NHNN đánh giá đâu là điểm thành công nhất?

Ông Bùi Quốc Dũng: Sau khi bắt đầu áp dụng cách thức điều hành tỷ giá mới, tỷ giá giao dịch trên thị trường giảm nhanh, thấp xa so với mặt bằng tỷ giá cuối năm 2015, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ  giảm mạnh, thanh khoản của thị trường tốt.

Quan trọng hơn, diễn biến tích cực này của thị trường ngoại hối trong nước diễn ra trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới có nhiều biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi.

Từ ngày 4-7/1/2016, đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá lên tới xấp xỉ 1,1%. Đồng thời, chỉ trong vòng 1 tuần đầu năm mới, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã hai ngày (4/1 và 7/1) phải ngừng giao dịch do lao dốc trên 7%, kéo theo sự sụt giảm trên một loạt các thị trường chứng khoán lớn, giá dầu phiên ngày 7/1 chạm mức đáy (32,16 USD/thùng) của nhiều năm. Đồng tiền nhiều nước châu Á giảm giá mạnh như đồng Won Hàn Quốc giảm giá 2,8%, đồng đôla Singapore giảm 1,6%, Đô la Đài Loan giảm 0,97%.

Việc thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động mạnh là một xu hướng trái ngược hẳn so với những tháng cuối năm 2015. Diễn biến này cho thấy điểm thành công nhất trong cách thức điều hành tỷ giá mới đã giúp thị trường ngoại tệ hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài, giảm thiểu tác động bất lợi tới tỷ giá. Mặt khác, cách thức điều hành tỷ giá mới cũng làm giảm động cơ đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, khuyến khích tổ chức và cá nhân bán ngoại tệ ra lấy VND để hưởng lợi tức lớn hơn, giải phóng lượng ngoại tệ được đầu cơ, găm giữ trong thời gian qua.

Nhưng có ý kiến cho rằng sở dĩ tỷ giá từ đầu năm giảm mạnh là nhờ nguồn kiều hối đổ về chứ không hẳn do cơ chế điều hành tỷ giá mới?

Như tôi đã nói trên đây, cách thức điều hành tỷ giá mới giúp hấp thu dần các cú sốc bên ngoài và giảm thiểu tác động đối với thị trường ngoại tệ trong nước cũng như giải tỏa tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Chính vì vậy, các nguồn ngoại tệ vào Việt Nam, thay vì bị các tổ chức, cá nhân giữ lại với kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng mạnh, đã được bán cho các TCTD, tạo nguồn cung cho thị trường. Một lượng lớn ngoại tệ đã bị găm giữ từ cuối năm ngoái cũng dần được giải phóng sau khi NHNN áp dụng cách thức điều hành tỷ giá mới, giúp cho nguồn cung ngoại tệ đã có sự cải thiện nhất định.

Nhờ đó, mặc dù nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong tháng đầu năm vẫn ở mức cao, biểu hiện là trong 3 tuần đầu tháng Một, hệ thống TCTD vẫn bán ròng ngoại tệ cho nền kinh tế nhưng việc bán ròng ngoại tệ không gây áp lực tăng tỷ giá như các giai đoạn trước mà tỷ giá vẫn giảm nhanh do tâm lý thị trường đã chuyển từ kỳ vọng tỷ giá tăng sang kỳ vọng ổn định với việc áp dụng cách thức điều hành tỷ giá mới.

Dù cơ chế tỷ giá cũ hay mới thì một câu hỏi luôn được người dân và doanh nghiệp quan tâm là tỷ giá sẽ tăng thế nào trong cả năm. Vậy ông dự báo thế nào về đường đi của tỷ giá năm nay?

Trước khi NHNN thực hiện cách thức điều hành tỷ giá mới, nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế thậm chí đã dự báo tỷ giá năm 2016 tăng tới 5-7%. Tuy nhiên, sau khi cách thức điều hành tỷ giá mới được triển khai, diễn biến thị trường ngoại hối ổn định, tỷ giá giảm nhanh thì các dự báo đã có nhiều thay đổi. Chẳng hạn như Ngân hàng Standard Chartered dự báo tỷ giá tăng khoảng 1-2% trong năm 2016, Ngân hàng HSBC dự báo khoảng 3-4%, một số chuyên gia kinh tế dự báo tăng khoảng 3%...

Sở dĩ các dự đoán có nhiều thay đổi theo chiều hướng giảm là do trong giai đoạn đầu năm, cách thức điều hành tỷ giá mới đã được thị trường đón nhận tích cực, tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gần như không còn, các giao dịch tiếp tục diễn ra thông suốt. Với cách thức điều hành mới, tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm thiểu tác động của cá cú sốc bên ngoài, hỗ trợ tốt hơn khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Cùng với các biện pháp điều tiết của NHNN, tỷ giá 2016 sẽ không biến động quá lớn để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo định hướng của Chính phủ.

Tỷ giá ổn định là điều kiện cần để NHNN hạ lãi suất. Nếu diễn biến tỷ giá như dự đoán, thì mặt bằng lãi suất sẽ ra sao thưa ông?

Tính đến cuối tháng 2/2016, lãi suất cho vay của các TCTD phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn; 9-11%/năm đối với trung, dài hạn; giảm khoảng 0,2-0,5%/năm so với đầu năm 2015, trong đó lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 0,3- 0,5%/năm, bằng 50% mặt bằng cuối năm 2011 và thấp hơn giai đoạn 2005- 2006 là giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định, qua đó tiếp tục hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên sang năm 2016, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động theo hướng không thuận lợi, áp lực huy động vốn trái phiếu chính phủ tiếp tục tăng cao và nhu cầu tín dụng trung dài hạn gia tăng thì áp lực lên mặt bằng lãi suất là rất lớn, cụ thể:

Thứ nhất, với lạm phát được dự báo quanh mức 4-5% trong năm 2016 so với mức chỉ 0,6% của năm 2015, cho thấy kỳ vọng lạm phát năm nay cao hơn nhiều so với năm trước, qua đó gián tiếp tạo áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động

Thứ hai, mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng 6,68% của năm ngoái và cao hơn so với bình quân cả giai đoạn 2011 – 2015 (5,88%), phản ánh nhu cầu vốn tín dụng năm 2016 sẽ tiếp tục gia tăng.

Thứ ba, việc lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng mạnh từ mức 5,4%/năm lên gần 7%/năm trong năm 2015, cùng với đó, dự kiến nhu cầu huy động vốn từ trái phiếu chính phủ trong năm 2016 còn cao hơn năm 2015 sẽ tạo áp lực rất lớn lên mặt bằng lãi suất trung và dài hạn.

Những yếu tố trên cho thấy, giữ ổn định lãi suất trong năm nay là một thách thức rất lớn. Trong điều kiện thách thức như vậy, NHNN sẽ tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về, thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh, đồng thời điều hành lãi suất liên ngân hàng ở mức phù hợp với tương quan với lãi suất thị trường 1, đảm bảo thanh khoản cho toàn toàn hệ thống, qua đó tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá.

Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ tiếp tục có các giải pháp, công cụ điều hành mới, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện của thị trường tiền tệ nhằm nâng cao khả năng điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như vậy, việc thực hiện mục tiêu ổn định và phấn đấu giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung và dài hạn trong năm 2016 là khả thi.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-02-2016

    Thượng viện Kazakhstan phê chuẩn FTA giữa Liên minh kinh tế Á Âu với Việt Nam
    Trái cây miền Tây có “vé” xuất ngoại
    Dự báo lạm phát năm 2016 của Việt Nam chỉ khoảng 1,4%
    Thủ tướng Nga: 'EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác'
    Venezuela trên bờ vực vỡ nợ vì giá dầu quá thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-02-2016

    Việt Nam là quốc gia đáng đầu tư thứ 3 thế giới
    Muốn trốn thuế, hãy sang Mỹ
    Volkswagen, Audi, BMW thu hồi gần 1,7 triệu xe do lỗi túi khí
    Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề cử bà Christine Lagarde làm Tổng giám đốc
    Vinalines sẽ bán 13 tàu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-02-2016

    "Cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu ước tính còn khoảng 2,5%"
    Lộ diện 2 cá nhân chi hơn 280 tỷ đồng mua 7% vốn tại ngân hàng Phương Đông
    Việt Nam sẽ có sàn giao dịch mua bán nợ?
    Tổng giám đốc Google nhận khoản tiền thưởng kỷ lục
    Chính phủ Nga không xem xét khả năng làm suy yếu đồng ruble

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-02-2016

    Vào TPP, ngân hàng Việt sẽ không loại trừ khả năng bị "thâu tóm"
    Địa ốc TPHCM: Những con số "vàng" tạo sức mua cho năm mới
    2/3 số giàn khoan dầu ở Mỹ tê liệt
    Trung Quốc, Ấn Độ tăng mua vàng
    Ba điểm cho vay đầu tư chứng khoán sẽ sửa đổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-02-2016

    Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì cảnh báo của FED
    Hàn Quốc ngừng cấp điện, nước cho khu công nghiệp Kaesong
    Giá dầu Mỹ bắt đáy mới 13 năm
    Tài chính thế giới lại rối loạn
    Khởi động nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-2016

    Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%
    Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm
    Nghị quyết 19 và chuyện cái lốp xe dính sơn
    Tháng đầu năm, tồn kho hàng đồ uống tăng... 95,7%
    Nga chuẩn bị cấm nhập khẩu sản phẩm ngô, đậu nành từ Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-2016

    Fed: Nhiều rủi ro có thể làm tổn thương kinh tế Mỹ
    Khách Trung Quốc 'làm nóng' du lịch Nhật Bản
    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Không chỉ là kỳ vọng
    Chuyên gia phong thủy: Thị trường BĐS 2016 đón vận hội mới
    Thị trường địa ốc: Nhận diện cơ hội mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-2016

    Tết xong, thị trường bán lẻ VN sẽ về tay người Thái?
    Hãy tưởng tượng, một Việt Nam không có hội nhập!
    EU vạch kế hoạch thoát khỏi nguồn cung khí đốt của Nga
    Chứng khoán HongKong rớt thảm sau kỳ nghỉ lễ
    Sự khác biệt giữa tỷ phú và người thường

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-2016

    Sàn chứng khoán Chicago sẽ “về tay” nhóm NĐT Trung Quốc
    Goldman Sachs: Giá dầu sẽ xuống dưới 20 USD/thùng
    Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng bông nhập khẩu
    Bỏ thu lệ phí xuất khẩu nhân điều từ 1-4
    Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nội tạng lợn từ thị trường Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-02-2016

    Thách thức điều hành tỷ giá năm 2016
    Những dự án giao thông “đình đám” sẽ hoàn thành năm 2016
    Phải giảm thiểu tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh trong giới ngân hàng
    Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 19.000 tỷ USD
    Nợ công của Nhật ở mức gần 1.045.000 tỷ yen