tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 11-02-2016

  • Cập nhật : 11/02/2016

Giá vàng thế giới tăng 13% từ đầu năm

gia vang the gioi tang 13% tu dau nam

Giá vàng thế giới tăng 13% từ đầu năm


Các vấn đề kinh tế khiến thị trường chứng khoán toàn cầu hỗn loạn là tin tốt đối với giá vàng. Vàng thế giới lần đầu tiên giao dịch ở ngưỡng trên 1.200 USD/ounce kể từ tháng 6.2015.
Theo Bloomberg, hôm nay 9.2 giá vàng tăng 2,3% - mức tăng trong ngày lớn nhất của hai tháng qua. Cổ phiếu của các hãng sản xuất kim loại quý tăng mạnh. Newmont Mining là doanh nghiệp có cổ phiếu tăng mạnh thứ ba trong số các cổ phiếu được ghi nhận trong chỉ số Standard & Poor’s 500.
Từ đầu năm đến nay, với việc tăng 13%, vàng là tài sản tốt nhất trong chỉ số Bloomberg Commodity. Kim loại quý này cũng hưởng lợi từ tình hình bi quan của thị trường chứng khoán thế giới. Hôm 8.2 (giờ Mỹ), cổ phiếu Mỹ giảm mạnh theo chứng khoán châu Âu và các thị trường mới nổi.
Giá vàng giao ngay tăng 1,9%, đến mức 1.195,4 USD/ounce lúc 2 giờ 51 phút ở New York. Giá cả sau đó chạm ngưỡng 1.200,97 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 22.6.2015.
Sự suy giảm kinh tế toàn cầu gia tăng dự đoán cho rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ đã đủ “nguội” để buộc các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chờ đợi thêm trước khi tăng lãi suất lần nữa.
Khả năng tăng lãi suất đến chậm khiến USD thấp hơn và khiến vàng trở thành một kênh đầu tư thay thế. Tỷ lệ nắm giữ vàng trong các giao dịch đã tăng trong 15 ngày liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất kể từ tháng 9.2012.
Trong năm 2016, giới đầu tư đã đổ thêm 2,6 tỉ USD vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) liên quan đến các kim loại quý. Trước đó, các nhà đầu tư đã rút 2,7 tỉ USD ra trong năm 2015, khi giá vàng đi xuống năm thứ ba liên tiếp.

Cố vấn Tổng thống Putin muốn Google, Apple trả thêm thuế

Cố vấn internet đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang muốn các hãng công nghệ Mỹ như Google, Apple và Microsoft phải trả thêm thuế trên đất Nga.
Theo Bloomberg, Google, Apple và Microsoft là ba công ty có tổng giá trị lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của Nga. Đây là những cái tên luôn khiến ông Herman Klimenko - cố vấn internet đầu tiên của Tổng thống Putin, người được bổ nhiệm cách đây sáu tuần - phải suy nghĩ.
Trong một cuộc phỏng vấn 90 phút, ông Klimenko cho hay việc buộc các hãng Google và Apple trả thuế nhiều hơn và cấm Microsoft Windows tránh khỏi các máy tính chính phủ là các biện pháp cần thiết.
“Chúng tôi đang chăn nuôi bò và họ đang vắt sữa nó”, ông Klimenko, người chưa có thời gian để di chuyển sang văn phòng của mình ở Điện Kremlin, cho hay tại trụ sở hãng internet của ông ở Moscow. Đây là nơi chuyên xử lý các dịch vụ blog và thống kê.
Cố vấn 49 tuổi của Tổng thống Nga đang thúc đẩy chuyện tăng thuế đối với doanh nghiệp Mỹ, nhằm tạo sân chơi cho các đối thủ cạnh tranh đến từ Nga như hãng Yandex và Mail.ru. Nỗ lực của ông cũng tương tự như những gì chính phủ các nước châu Âu và các nước khác đang làm, để siết chặt thêm doanh thu từ Google, Apple và nhiều công ty đa quốc gia với cấu trúc thanh toán và sở hữu ngày càng phức tạp.
yandex la cai ten duoc xem nhu google cua nuoc nga - anh: reuters

Yandex là cái tên được xem như Google của nước Nga - Ảnh: Reuters

Cố vấn Klimenko đã có một đồng minh trong quốc hội: Andrey Lugovoi, một cựu sĩ quan Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB). Ông Lugovoi tài trợ cho một dự luật áp dụng thuế giá trị gia tăng 18% lên đến mức 300 tỉ rúp Nga, tương đương 3,9 tỉ USD, đối với doanh thu hằng năm của Google, Apple và các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Dự luật liệt kê một chục loại sản phẩm kỹ thuật số và dịch vụ, những gì các công ty trong nước vẫn đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng các doanh nghiệp ngoại đa phần là không đóng. Trong số này có quảng cáo, trò chơi, phim ảnh, giao dịch trên chợ trời online và điện toán đám mây.
Đề nghị sửa đổi luật trên là một trong những điểm đang được các nhà lập pháp Nga tranh luận, những người hiện tìm kiếm nguồn thu mới, cắt giảm thâm hụt ngân sách lớn nhất trong sáu năm qua. Giá dầu giảm mạnh và các biện pháp trừng phạt đã đẩy kinh tế Nga vào giai đoạn suy thoái kéo dài tồi tệ nhất kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000.
Sau khi trở về với vị trí tổng thống vào năm 2012, Tổng thống Putin đã thắt chặt internet. Ông ký vào luật cho phép giới chức đóng cửa các trang web được cho là “cực đoan” và đưa ra giới hạn đối với blog, buộc các cây bút nổi tiếng đăng ký với một cơ quan giám sát. Ông Putin cũng muốn tất cả công ty internet lưu trữ dữ liệu cá nhân thu thập từ người Nga ở máy chủ đặt trong nước.

Nâng dự báo dư cung dầu thô toàn cầu

nang du bao du cung dau tho toan cau

Nâng dự báo dư cung dầu thô toàn cầu


Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay dư cung dầu thô toàn cầu sẽ lớn hơn so với ước tính trước trong nửa đầu năm nay, gia tăng nguy cơ giá cả sụt sâu hơn nữa.
Theo Bloomberg, IEA cho hay dư cung dầu thô toàn cầu sẽ lớn hơn so với dự báo trước đó vì các thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Iran và Iraq cùng đẩy cao sản lượng giữa lúc nhu cầu tăng trưởng chậm lại.
Lượng cung có thể vượt quá mức tiêu thụ khoảng 1,75 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay, so với ước tính đưa ra trong tháng trước là 1,5 triệu thùng/ngày. Dư cung có thể còn nhiều hơn nếu OPEC nâng sản lượng.
Hồi tháng 1, Iran tăng hạn ngạch sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ. Sản lượng dầu thô Iraq lên đến mức kỷ lục và Ả Rập Xê Út cũng đẩy mạnh đầu ra.
“Với thị trường đã ngập tràn dầu thô, rất khó để thấy giá dầu đi lên đáng kể trong ngắn hạn. Trong điều kiện như thế này, các nguy cơ ngắn hạn đã tăng lên”, IEA cho biết trong báo cáo thị trường hằng tháng.
Giá dầu vẫn đang ở tầm 30 USD/thùng sau khi rơi xuống mức đáy 12 năm trong tháng 11. IEA cho hay trong khi giá dầu phục hồi nhờ dự đoán rằng OPEC sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng, IEA cho hay “khả năng phối hợp cắt giảm hạn ngạch là rất thấp”. Tuần trước, không thỏa thuận hạn chế nguồn cung nào được đưa ra khi Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del đến thăm thủ đô các nước sản xuất dầu mỏ từ Moscow (Nga) đến Riyadh (Ả Rập Xê Út).
Sản lượng từ 13 nước thành viên OPEC nâng thêm 280.000 thùng/ngày, lên đến mức 32,63 triệu thùng/ngày trong tháng trước. Con số sản lượng như trên là nhiều hơn so với mức trung bình cần thiết của nhóm nước này đến 900.000 thùng/ngày.
Iran tăng sản lượng lên con số 2,99 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Iraq sản xuất 4,35 triệu thùng/ngày và hạn ngạch còn có thể tăng. Ả Rập Xê Út, quốc gia thành viên lớn nhất OPEC đẩy sản lượng lên mốc 10,21 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, IEA cũng hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm nay, giữ mức tăng trưởng không đổi so với dự báo trước đó. Năm nay, dù sản lượng các nước ngoài OPEC sẽ giảm 600.000 thùng/ngày do hoạt động khai thác dầu đá phiến của Mỹ giảm đi, chuyện nguồn cung đi xuống vẫn sẽ “mất một thời gian rất dài để xảy ra”.

Bất động sản 'tỉnh giấc'

nam 2015, can giao dich va gia ban deu tang ky luc - anh: dinh son

Năm 2015, căn giao dịch và giá bán đều tăng kỷ lục - Ảnh: Đình Sơn


Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE, năm 2015 khép lại với tổng lượng giao dịch cao nhất lịch sử của ngành bất động sản từ trước đến nay, ước tính đã tiêu thụ 36.160 căn hộ, tăng 98% so với năm trước.
Nhận định về triển vọng thị trường, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE, tiết lộ: Mặc dù giá cao, các dự án vẫn đang được tiêu thụ nhanh và các hoạt động mở bán vẫn diễn ra nhộn nhịp, điều đó chứng tỏ thị trường đã bước vào một chu kỳ mới.
Trong năm 2016, dự kiến một số dự án trọng điểm ở khu trung tâm TP.HCM sẽ được mở bán với mức giá trên 7.000 USD/m2. “Vậy là sau bảy năm trầm lắng, cuối cùng chúng ta có thể thấy chủ đầu tư đã lấy lại đủ tự tin và tiến lên một tầm cao mới trong việc phát triển các dự án cao cấp và hạng sang”, bà Dung nói.
Trên thực tế, năm 2015 cũng chứng kiến sự bứt phá của phân khúc bình dân “chất lượng cao” và trung cấp vì đây chính là nhu cầu thực của người mua để ở. “Với gói kích cầu mới Chính phủ hỗ trợ cho người mua nhà trung cấp, cùng với sự lớn mạnh của các chủ đầu tư trong nước quen thuộc như Đất Xanh, Nam Long, Khang Điền... những công ty đang cạnh tranh với nhau trong việc thâu tóm quỹ đất, tìm nguồn vốn, tái định vị thương hiệu và sản phẩm, nâng cao chất lượng bằng cách cung cấp thêm các tiện ích nội khu và các dịch vụ hậu mãi hoặc công tác quản lý chuyên nghiệp hơn, thì chúng tôi thực sự tin rằng 2016 sẽ là năm đầy hứa hẹn cho thị trường nhà ở”, bà Dung cho hay.
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cũng cảnh báo, khi thị trường tăng trưởng quá nhiều, quá nhanh, quá nóng thì “chúng ta rất dễ đi trật đường ray”. Nhiều ý kiến cũng lo ngại, với đà tăng này, năm 2016 dễ xảy ra bong bóng bất động sản.
Tuy nhiên, bằng thâm niên của mình, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, khẳng định rất khó xảy ra điều này. Bởi vì các điều kiện khách quan và chủ quan làm phát sinh bong bóng bất động sản, như nền kinh tế đất nước phát triển quá nóng dẫn đến khả năng kiếm tiền nhanh, nhiều và chuyển sang mua bất động sản; nhà nước buông lỏng chính sách tài khóa, tín dụng dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại cho vay dưới chuẩn, dễ dãi và không kiểm soát được dòng tiền vay sử dụng sai mục đích; khi có sự phát triển lệch pha trên thị trường, chủ yếu là phân khúc bất động sản cao cấp; có sự gia tăng rất lớn nhà đầu tư, kinh doanh thứ cấp, đi đôi với tình trạng tăng giá bất hợp lý, quá đáng trên thị trường; có sự xuất hiện của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp tạo các đợt sóng liên tục... Nhưng thực tế thị trường năm 2015 và xu thế phát triển năm 2016 không có những dấu hiệu này.
Tuy vậy, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, cần tiếp tục quan sát, theo dõi kỹ các nhân tố bất ổn đang tích tụ tăng dần theo thời gian, để có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, có nhân tố có thể gây bất ổn thị trường trong thời gian tới lại bắt nguồn từ chính sách hiện hành, ví dụ trước đây không ít người mua nhà đã nhận nhà nhiều năm mà chưa được cấp chủ quyền.
Theo quy định cũ thì lại không được chuyển nhượng. Nhưng luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã cho phép chuyển nhượng nhằm bảo vệ quyền lợi của các đối tượng này. Điều này có tác động tốt và tích cực trong ngắn hạn, giúp cho thị trường phục hồi, vượt qua giai đoạn đóng băng. Nhưng về dài hạn, quy định này có thể bị những người đầu cơ lợi dụng để bao chiếm nhiều nhà ở nhằm thủ lợi cao nhất, và có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường.
Năm 2016 dự kiến sẽ chào đón hơn 45.000 căn hộ từ 90 dự án thuộc mọi phân khúc trên khắp TP.HCM.
Trong đó, tỷ trọng nguồn cung các dự án thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang sẽ tăng thêm 20% so với năm vừa qua.
Trước nguồn cung dồi dào sẽ được chào bán ở thang giá cao hơn, chắc chắn diễn biến cạnh tranh sẽ ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu thụ tại các dự án, nhất là những dự án nằm ở các vị trí không nổi bật và sản phẩm kém cạnh tranh. 

Giảm thủ tục trong lĩnh vực chứng khoán

ubcknn khong ngung ra soat, cat giam chi phi tuan thu trong linh vuc chung khoan tao thuan loi nha dau tu. anh: internet.

UBCKNN không ngừng rà soát, cắt giảm chi phí tuân thủ trong lĩnh vực chứng khoán tạo thuận lợi nhà đầu tư. Ảnh: Internet.


“Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện TTHC, giảm chi phí tuân thủ TTHC trong lĩnh vực chứng khoán”- Đó là mục tiêu trong Kế hoạch triển khai nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016 vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành.

Ngoài ra, trong Kế hoạch đã xác định rõ mục tiêu triển khai kiểm soátthủ tục hành chính năm 2016 như: Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các TTHC trong lĩnh vực chứng khoán; Thực hiện công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết TTHC trong lĩnh vực chứng khoán tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC (UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán) đầy đủ, kịp thời.

Tiếp nhận, xử lý đầy đủ và kịp thời các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về các quy định hành chính liên quan đến nhiệm vụ của UBCKNN.

Cụ thể, về công tác xây dựng và tham gia ý kiến các văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, UBCKNN tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ TTHC ngay từ khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC; gắn công tác kiểm soát TTHC với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thường xuyên xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo tính khả thi của quy định về TTHC, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC.

UBCKNN tiếp tục rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, tính toán chi phí tuân thủ của TTHC ngay từ khâu dự thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC… tạo thuận lợi cho thành viên thị trường.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-02-2016

    Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 ở mức 6,7-6,8%
    Tập đoàn Tata: Việt Nam và Myanmar là thị trường trọng điểm
    Nghị quyết 19 và chuyện cái lốp xe dính sơn
    Tháng đầu năm, tồn kho hàng đồ uống tăng... 95,7%
    Nga chuẩn bị cấm nhập khẩu sản phẩm ngô, đậu nành từ Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-02-2016

    Sẽ tự do hóa lãi suất khi không còn “kinh tế ngầm”
    Hà Nội chi 1,4 nghìn tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
    Bộ GTVT sẽ tiếp tục lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp ra sao?
    BigC Việt Nam đáng giá bao nhiêu?
    Lãnh đạo NHNN: Tỷ giá năm 2016 sẽ biến động không quá lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-02-2016

    Fed: Nhiều rủi ro có thể làm tổn thương kinh tế Mỹ
    Khách Trung Quốc 'làm nóng' du lịch Nhật Bản
    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Không chỉ là kỳ vọng
    Chuyên gia phong thủy: Thị trường BĐS 2016 đón vận hội mới
    Thị trường địa ốc: Nhận diện cơ hội mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-02-2016

    Tết xong, thị trường bán lẻ VN sẽ về tay người Thái?
    Hãy tưởng tượng, một Việt Nam không có hội nhập!
    EU vạch kế hoạch thoát khỏi nguồn cung khí đốt của Nga
    Chứng khoán HongKong rớt thảm sau kỳ nghỉ lễ
    Sự khác biệt giữa tỷ phú và người thường

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-02-2016

    Sàn chứng khoán Chicago sẽ “về tay” nhóm NĐT Trung Quốc
    Goldman Sachs: Giá dầu sẽ xuống dưới 20 USD/thùng
    Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng bông nhập khẩu
    Bỏ thu lệ phí xuất khẩu nhân điều từ 1-4
    Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nội tạng lợn từ thị trường Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-02-2016

    Thách thức điều hành tỷ giá năm 2016
    Những dự án giao thông “đình đám” sẽ hoàn thành năm 2016
    Phải giảm thiểu tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh trong giới ngân hàng
    Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt ngưỡng 19.000 tỷ USD
    Nợ công của Nhật ở mức gần 1.045.000 tỷ yen

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-2016

    Phong thủy kinh tế năm Khỉ
    Xuất khẩu cá cảnh của TP HCM đạt 11 triệu USD
    Chuyện lạ của cà phê hòa tan
    Khi 3.000 tỷ USD là chưa đủ
    “Địa chấn” ở Nhật Bản: Nikkei mất 900 điểm, lợi suất trái phiếu bằng 0

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-02-2016

    Trung Quốc sắp mất vị trí nước nhập khẩu bông lớn nhất thế giới về tay Việt Nam
    Xuất khẩu chè giảm do thiếu quy hoạch
    Không bao giờ dầu trở lại 100 USD/thùng?
    Iran không nhận tiền bán dầu bằng USD
    Nga cố gắng huy động vốn trên thị trường quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-02-2016

    Ngành Hải quan phấn đấu thu vượt 2,2% dự toán NSNN
    2016 và những thách thức ngổn ngang cho ngành dệt may
    Việt Nam cần thận trọng với "bẫy" lao động gia công, lắp ráp
    Vì sao xuất khẩu gạo tăng đột biến?
    Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ nhiều khởi sắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-02-2016

    Nhu cầu vốn đầu tư công trong trung hạn cần hơn 10.975 tỷ đồng
    Động lực mới từ Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ
    TPP là cơ hội để Việt Nam "lớn lên"
    Phút lặng của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
    Cải thiện môi trường kinh doanh: Không dừng lại!