Tháp điện gió Việt Nam không bán phá giá tại Mỹ
Đề xuất thành lập Liên minh hải quan - doanh nghiệp
Pan Pacific công khai thâu tóm Vinaseed
Đề nghị sớm đưa thi thể nữ doanh nhân Hà Linh về nước
Việt Nam nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2015 lên 7-7,5 triệu tấn
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-10-2015
- Cập nhật : 10/10/2015
Bộ Tài chính sẽ vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank
Đầu tháng 5/2015, Bộ Tài chính cũng bán 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ cho Vietcombank với lãi suất 4,8%.
Thời báo kinh tế Sài Gòn cũng cho biết, ngoài vay Vietcombank, không loại trừ khả năng Bộ Tài chính sẽ phát hành trái phiếu quốc tế, vay của bảo hiểm xã hội, phát hành tín phiếu Kho bạc.
Trong cuộc họp báo thường quý III/2015 tuần trước, Bộ Tài chính cũng cho biết đã vay xong 30.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Nhà nước để cân đối ngân sách.
Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng Chính phủ tháng 9/2015 thống nhất phương án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2015 theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Đồng thời, Chính phủ cũng thống nhất với phương án Bộ Tài chính phát hành trái phiếu với tất cả các kỳ hạn. Như vậy, Chính phủ đã đồng ý cho phát hành lại trái phiếu kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm. Đến hết tháng 9/2015, Bộ Tài chính mới chỉ phát hành được 127.473 tỉ đồng trái phiếu chính phủ, bằng 51% kế hoạch năm.
Đề xuất làm nhiệt điện than hơn 3,1 tỉ USD ở Long An - Ảnh minh họa
Theo quy hoạch điện VII, sau năm 2020, trên địa bàn tỉnh Long An sẽ có 1 nhà máy nhiệt điện Long An công suất 1.200 MW (hai tổ máy) tại H.Cần Đước. Do vậy Bộ Công thương cho rằng cần nghiên cứu để đề xuất phương án đưa cả hai dự án nhà máy nhiệt điện này về tập trung xây dựng trong cùng một trung tâm nhiệt điện thuộc tỉnh Long An.
Sớm nhất đến giữa năm 2016 mới có thể trình TPP ra Quốc hội
Ví dụ như ở Mỹ thì Quốc hội Mỹ cho phép Chính phủ của Tổng thống Obama được đàm phán TPP sau nhiều vòng bỏ phiếu gay go tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Cũng theo quy định của Quốc hội Mỹ thì Tổng thống Obama sẽ phải báo trước 90 ngày trước khi muốn ký vào một hiệp định thương mại nào, cho dù theo chương trình trước đây, TPP được dự kiến ký kết vào tháng 1-2016.
Còn ở Việt Nam, việc ký kết và phê chuẩn TPP sẽ thực hiện theo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Luật này cho phép Chính phủ ký kết các điều ước quốc tế, sau khi đã lấy ý kiến ở các cơ quan có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục.
Chỉ những trường hợp hiệp định hay điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có những điểm trái với luật hay quy định trong nước thì mới phải mang ra xin ý kiến tại các ủy ban có liên quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi đàm phán, ký kết. Nếu các trình tự này được thực hiện rồi thì Chính phủ có thể ký kết hiệp định.
Sau khi ký kết, Chính phủ sẽ phải trình TPP với Chủ tịch nước về việc phê chuẩn. Luật cũng quy định Quốc hội quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu nhà nước khác hoặc các điều ước quốc tế theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước sẽ xem xét, quyết định phê chuẩn điều ước này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình; hoặc trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Về mặt hình thức, Quốc hội vẫn phải dành thời gian thảo luận tại hội trường về hiệp định và biểu quyết thông qua việc phê chuẩn hiệp định tại kỳ họp bằng một nghị quyết.
Tuy nhiên, đến nay các quốc gia TPP, trong đó có Việt Nam, mới chỉ hoàn tất vòng đàm phán. Theo thông lệ, các bên liên quan sẽ phải dành một khoảng thời gian đáng kể để hoàn tất văn bản hiệp định cuối cùng trước khi đặt bút ký.
Như vậy, sau khi ký hiệp định, chờ Quốc hội các quốc gia phê chuẩn thì hiệp định này mới có giá trị thực thi. Nếu kế hoạch ký kết TPP vẫn diễn ra vào đầu năm tới, mọi thủ tục phê chuẩn nhanh nhất cũng phải chờ đến kỳ họp Quốc hội tháng 6-2016.
Giá lương thực toàn cầu tăng lần đầu tiên trong 18 tháng sau khi chạm đáy 7 năm
Giá lương thực toàn cầu quay đầu tăng trở lại chủ yếu do giá đường và sữa tăng mạnh.
Tuy nhiên, chỉ số này hiện vẫn giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái và sát ngưỡng thấp nhất 6 năm do tình trạng dư thừa sản xuất, nhu cầu giảm.
Chỉ số lương thực tháng 9 tăng chủ yếu do giá đường và giá sữa tăng mạnh. Chỉ số đường của FAO tăng 3,2% so với tháng 8, sau khi giảm 10% trong tháng 8. Giá đường tăng mạnh trở lại do lo ngại tác động của El Nino đến Brazil – nước sản xuất đường lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, tình trạng cắt giảm sản xuất cũng kéo giá tăng trở lại.
Trong khi đó, chủ số giá sữa tăng 5% so với tháng 8 sau khi giảm 9,1% trong tháng 8. Điều này là do nông dân ở New Zealand bắt đầu thu hẹp sản xuất đối phó với tình trạng giá sữa giảm trong một thời gian dài. Chỉ số giá ngũ cốc và chỉ số thịt gần như đi ngang trong tháng 9. Chỉ số giá dầu thực vật thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Indonesia đính chính kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo Việt Nam
Theo Bộ Công thương, hợp động trên cùng với thỏa thuận cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippin sẽ hỗ trợ bình ổn ngành lúa gạo của Việt Nam trong quý I/2016.
Sự không chắc chắn về thông tin cung cấp gạo cho Indonesia có thể kéo giá gạo Việt Nam đi xuống sau khi đã tăng 3% ngày 6/10, mức cao nhất 11 tuần qua, do thông tin từ Bộ Công thương.
Giám đốc điều hành Djarot Kusumayakti của Bulog, cơ quan chính phủ Indonesia chịu trách nhiệm về các hợp đồng nhập khẩu gạo, cho biết thỏa thuận với Việt Nam là một sự chuẩn bị trước cho khả năng thiếu lương thực trong mùa khô, nhưng hiện chưa có hợp đồng nào được ký kết.
Nhập khẩu gạo vốn là một vấn đề rất nhạy cảm tại Indonesia khi Tổng thống Joko Widodo đang thúc đẩy việc tự cung tự cấp trong ngành lương thực nhằm bảo vệ người nông dân tại đây.
Cuối tháng 9/2015, Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong tháng 10/2015, nhưng Tổng thống Widodo sau đó đã phủ nhận thông tin trên và tuyên bố sẽ không nhập khẩu gạo từ nay đến cuối năm.
Theo Giám đốc Wahyu Suparyono của Bulog, cơ quan này đang quan sát ảnh hưởng của thời tiết El Nino đến việc sản xuất lúa tại Indonesia. Việc gieo trồng và thu hoạch lúa tại nước này có khả năng bị trì hoãn do mùa khô đang kéo dài tại đây.
Ông Suparyono cũng cho rằng nếu thời tiết khô tại Indonesia tiếp tục kéo dài cho đến tháng 1-2/2016 thì nước này sẽ phải nhập khẩu gạo từ quốc gia khác.
Việc đạt được hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia sẽ thúc đẩy ngành lúa gạo tại Việt Nam khi xuất khẩu gạo từ đầu năm đến tháng 9/2015 ước tính đã giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, xuống khoảng 4,48 triệu tấn do gặp cạnh tranh từ phía Thái Lan. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá lúa gạo của Việt Na, trong tháng 9/2015 đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2010, nhưng hiện đã quay đầu đi lên nhờ hợp đồng xuất khẩu gạo với Philippin và những số liệu khả quan khác trong ngành.
Trong phiên 6/10, giá gạo 5% tấm đã tăng 3% lên 350-355 USD/tấn, giao theo hình thức FOB tại Cảng Sài Gòn, từ mức 340-345 USD/tấn một tuần trước đó. Giá gạo 15% tấm cũng tăng 10% so với 1 tuần trước đó lên 345 USD/tấn.