Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào
Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt
Các quan chức ngân hàng: FED không nên hoãn tăng lãi suất
Cần 3.600 tỉ đồng để cải tạo hơn 300km đường sắt
Dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam có xu hướng giảm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-10-2015
- Cập nhật : 12/10/2015
Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Nhật Bản tăng mạnh
Từ ngày 1/1 đến 15/8 xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt giá trị 6,16 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản hiện là thị trường NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn thứ 2 từ Việt Nam sau EU, chiếm 12,3% tổng giá trị XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nghêu chế biến và nghêu đông lạnh sang thị trường Nhật Bản.
Về mặt hàng nghêu đông lạnh, 7 tháng đầu năm nay Việt Nam XK nghêu đông lạnh sang Nhật Bản với giá trị 11 nghìn USD. Tuy vậy giá trị XK nghêu đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản hiện đang ở mức thấp nhất so với các nước cùng XK mặt hàng này vào Nhật Bản.
Được biết, trong 7 tháng đầu năm nay Nhật Bản NK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt giá trị 362,82 triệu USD, tăng so với 344,73 triệu USD của cùng kỳ năm 2014.
Trung tâm phân phối gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn nhất VN đi vào hoạt động
Trung tâm phân phối gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Tavico) tại phường Tân Biên, TP.Biên Hòa, Đồng Nai đã chính thức đi vào hoạt động hôm 9.10. Đây được xem là mô hình phân phối nguyên liệu gỗ chuyên nghiệp và có qui mô lớn nhất tại Việt Nam.
Trung tâm phân phối đa dạng các loại gỗ nhập khẩu, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và cả khu vực châu Á - Ảnh: V.Huỳnh
Sẽ cho phép giảm giá 'tẹt ga' khi khuyến mãi
Cụ thể, sau khi tiếp nhận ý kiến của các địa phương và phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ cho rằng có thể cho phép doanh nghiệp được giảm giá hàng khuyến mãi mà không khống chế mức 50% như quy định hiện hành.
Việc giảm giá “tẹt ga” này sẽ được áp dụng trong trường hợp: Tháng khuyến mại, mùa mua sắm hằng năm; trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm đã được cơ quan quản lý về xúc tiến thương mại cho phép đăng ký; thanh lý hàng tồn kho hoặc thanh lý trong trường hợp doanh nghiệp dừng hoạt động.
Theo Bộ Công Thương, để thúc đẩy mua sắm, các nước có quy định hạn mức đều cho phép mức giảm giá hoặc hạn mức khuyến mãi lớn hơn 50%. Ví dụ, ở Singapore, vào mùa khuyến mại tháng 5 - tháng 7, các mặt hàng có thể giảm tới 70%; Malaysia cho phép giảm giá đến 80% trong lễ hội màu sắc tháng 7.
Ngoài ra, Bộ cũng cho rằng cần bổ sung nhiều hình thức khuyến mãi cho phù hợp thực tiễn phát sinh, ví dụ khuyến mãi mua theo nhóm (groupon); khuyến mãi mua theo gói hàng hóa, gói dịch vụ (coupon); khuyến mãi bằng tiền mặt, lãi suất vốn đang phổ biến trong mua bán bất động sản, dịch vụ ngân hàng; đồng thời làm rõ chiết khấu có phải là một hình thức khuyến mãi hay không.
Doanh nghiệp tham gia hội chợ muốn giảm giá cao hơn mức 50% hiện hành để khuyến khích người tham quan mua hàng. Ảnh: Quỳnh Như
Dự thảo báo cáo này cũng chỉ ra vướng mắc, bất cập lớn nhất hiện nay trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại là do sự không rõ ràng, cụ thể và tính rườm rà, phức tạp của các hồ sơ, biểu mẫu, chiếm 35% trong số các nguyên nhân. Đa số các vướng mắc này theo đánh giá của các doanh nghiệp thường xảy ra ở cấp thực hiện các thủ tục hành chính tại địa phương. Điều này đã gây trở ngại cho các thương nhân trong việc chuẩn bị hồ sơ thông báo/đăng ký các thủ tục hành chính về xúc tiến thương mại khi phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, chưa kể khối lượng các biểu mẫu cùng hồ sơ kèm theo là tương đối nhiều, làm tốn kém thời gian và tiền bạc của các thương nhân.
Đại gia’ thanh long bị vây đòi nợ
Theo hồ sơ những người này cung cấp thì vợ chồng giám đốc công ty này là ông Trương Thanh Vĩnh Phúc và bà Nguyễn Ngọc Trinh đã vay của họ tổng cộng 85 tỉ đồng. Được biết ngoài hai giấy đỏ ở Hải Ninh được dùng để thế chấp, hai người này còn thế chấp cho chủ nợ cả CMND, hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh, thậm chí giấy chứng nhận kết hôn của hai người. Tuy nhiên, hai người này không trả lãi lẫn gốc. Sau nhiều lần chủ nợ liên hệ thì chỉ được hứa hẹn rồi… tắt điện thoại. Thế là nhiều chủ nợ hẹn nhau tụ tập trước cổng Công ty Hồng Ân rồi giăng băng rôn cùng hình ảnh của “con nợ”.
Một số người trong nhóm cũng cho biết đã tổ chức “tiếp quản” 52 ha thanh long của Công ty Hồng Ân. Các chủ nợ có văn bản đề nghị khi nào vợ chồng ông Phúc hoàn trả tiền, họ sẽ trả lại 52 ha thanh long mà họ đang tạm quản lý.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự án trang trại thanh long của Công ty Hồng Ân được cấp 87 ha đất. Riêng nhà máy gia nhiệt trái thanh long, khi khởi công đại diện công ty này đã giới thiệu là nhà máy đầu tiên ở Bình Thuận để xuất thanh long sang Nhật, Hàn Quốc, New Zealand… Trao đổi qua điện thoại, ông Phúc cho biết đang bận công tác và không thể có mặt ở công ty để xử lý. Nhà máy chế biến thanh long đã xây dựng xong nhưng phải bỏ hoang và công ty đang thuê bảo vệ trông coi.
Doanh nghiệp sản xuất phân bón giả tập trung chủ yếu ở TPHCM
Cả nước có khoảng trên 700 cơ sở sản xuất phân bón. Riêng tại TPHCM có 491 công ty và chi nhánh, trong đó có 267 đơn vị sản xuất phân bón dễ sản xuất phân bón giả, kém chất lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón báo cáo về thị trường phân bón Việt Nam, trong đó lưu ý đến những doanh nghiệp có khả năng sản xuất phân bón kém chất lượng, phân bón giả. Ông Thúy cho rằng, hơn 10 năm qua thị trường phân bón chưa cải thiện, nguyên nhân lớn là do “tệ nạn” phân bón giả.
Đại diện Hiệp hội phân bón cho rằng, việc cơ sở sản xuất phân bón tràn lan ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng của người nông dân, một mặt khiến cho thị trường phân bón chồng chéo. Hệ thống phân phối nhiều cấp, nhiều mạng lưới khiến cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên nhiều lần. Ngoài ra, thị trường phân bón khó kiểm soát, ảnh hưởng đến đơn vị sản xuất phân bón chất lượng.
Với thực trạng trên, ông Thúy kiến nghị cần quy hoạch, tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh và lập lại thị trường phân bón. Trong đó, các cơ quan chức năng nên có chế tài kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ với sản lượng vài chục nghìn tấn/năm, sản xuất bằng công nghệ cuốc xẻng, bằng xe trộn bê tông. Những cơ sở sản xuất này cũng không có phòng thí nghiệm khiến chất lượng phân bón kém, không khác phân bón giả.
Bên cạnh đó, Hiệp hội phân bón cũng kiến nghị cơ quan quản lý bắt buộc các đơn vị sản xuất xây dựng phòng thí nghiệm, kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm trong quá trình sản xuất.
"Do đó, cơ quan chức năng cần xem kỹ lại việc đóng nhãn dán và yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm phân bón để người tiêu dùng có thể phân biệt được phân bón thật, phân bón giả. Và thị trường cũng nên có một mẫu chung cho một loại phân bón và tăng cường tuyên truyền để người nông dân nắm được sản phẩm phân bón tốt," ông Đông nói.