17.000 tỷ đồng vốn Nhà nước khó thoái khỏi ngân hàng, địa ốc
Đường Hoàng Anh Gia Lai làm tại Lào có thể hưởng thuế 0% khi về nước
TPP: Nhiều thông tin DNNN không nhất thiết phải công bố
Trái phiếu doanh nghiệp 'được mùa'
Vietnam Airlines lãi hơn 1.300 tỷ đồng trong 9 tháng
Tin kinh tế đọc nhanh 09-10-2015
- Cập nhật : 09/10/2015
TP HCM tiếp tục phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
Dự kiến vào ngày 12/10 tới, TP HCM sẽ tiếp tục phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương đợt 2.
Báo cáo được chính quyền TP HCM trình Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố cho biết, trái phiếu phát hành đợt 2 vào ngày 12/10 sẽ có các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 15 năm. Khối lượng phát hành trái phiếu đợt 2 là 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 15/9, TP HCM đã phát hành thành công trái phiếu chính quyền địa phương đợt 1 của năm 2015, thu về 2.000 tỷ đồng với các kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm.
Dự kiến, số vốn 3.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu chính quyền địa phương của năm 2015 sẽ được TP HCM rót vào 64 công trình trọng điểm của thành phố đã được phê duyệt.
Năm 2014, TP HCM đã phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương. Theo Sở Tài chính TP HCM, tính đến nay tổng số lượng trái phiếu chính quyền địa phương thành phố đã phát hành được trên 10.000 tỷ đồng; nguồn vốn này được bổ sung để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn thành phố.
Chính phủ tiếp tục yêu cầu đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
Chính phủ cũng yêu cầu NHNN thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý.
Chính phủ vừa ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp các dịch vụ công... phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng tài chính, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu.
Chính phủ cũng yêu cầu NHNN thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý; đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, tăng cường kiểm soát và xử lý nợ xấu.
Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn, nhất là các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường triển khai quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước trong những tháng còn lại của năm 2015; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay; thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chặt chẽ nợ công; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm.
KOICA dự kiến giải ngân 3 triệu USD cho dự án đường sắt Việt - Lào
Bộ GTVT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phối hợp tổ chức Lễ ký kết Biên bản thảo luận giữa hai bên về Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Lập dự án đầu tư xây dựng công trình Đường sắt Vũng Áng - Viêng Chăn, Lào”.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện nay, Bộ GTVT Việt Nam đang phối hợp với KOICA chuẩn bị 02 dự án hỗ trợ kỹ thuật theo hình thức viện trợ không hoàn lại, trong đó Dự án Hợp tác kỹ thuật Nâng cao năng lực quản lý và khai thác mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đã được Bộ GTVT Việt Nam và KOICA ký tháng 5/2015 và Dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ được triển khai ký Biên bản Thỏa thuận ngày 6/10/2015.
Tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ cùng với tuyến Mụ Giạ - Viêng Chăn - Thủ đô Lào là tuyến nhánh đường sắt phía Đông của tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh, là tuyến kết nối quan trọng trong ASEAN cũng như trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Việc nghiên cứu, đầu tư xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải trong khu vực: Tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ được xây dựng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống GTVT trong khu vực, thúc đẩy giao lưu của các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là việc thông thương giữa Việt Nam và Lào.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đề nghị sau khi Biên bản được ký kết, ngành GTVT của hai Chính phủ Việt Nam, Lào cùng với tư vấn do KOICA lựa chọn sẽ tích cực triển khai các nội dung hợp tác đã xác định, tăng cường họp bàn trao đổi để hoàn thành tốt nghiên cứu, tạo cơ sở kêu gọi xúc tiến đầu tư vào tuyến đường sắt quan trọng Vũng Áng - Viêng Chăn.
Theo ông Chang Jae Yun - Trưởng đại diện KOICA cho biết: Chính phủ Hàn Quốc đã có những chuẩn bị tích cực để cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật tiên tiến và kế hoạch của ngành đường sắt Hàn Quốc cho Việt Nam.
“Trong khuôn khổ dự án này, bắt đầu từ năm 2015, trong 3 năm tới KOICA sẽ dự kiến giải ngân 3 triệu USD cho dự án nhằm hỗ trợ Dự án Nghiên cứu khảo sát khả thi tuyến đường sắt Việt - Lào (khoảng 500km) cũng như nâng cao năng lực mang tính hệ thống và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh đường sắt” - Ông Chang Jae Yun khẳng định.
Khu kinh tế Nghi Sơn được mở rộng gấp 3 lần
Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng Nghi Sơn thành một khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là lọc dầu và luyện thép...
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tưđể bổ sung danh mục dự án và kế hoạch kinh phí thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong năm 2015.
Khu Kinh tế Nghi Sơn có tổng diện tích 106.000 ha, bao gồm: 66.497,57 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước, trong đó phần diện tích hiện hữu là 18.611,8 ha, phần diện tích mở rộng là 47.885,77 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước.
Phần diện tích đất liền và đảo bao gồm toàn bộ diện tích thuộc địa giới hành chính của huyện Tĩnh Gia: 33 xã và 1 thị trấn Tĩnh Gia (trong đó 12 xã thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn hiện hữu); 3 xã: Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính thuộc huyện Nông Cống; 3 xã: Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc thuộc huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng Nghi Sơn thành một khu vực phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu với trọng tâm là công nghiệp lọc - hóa dầu và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp hóa chất sau lọc hóa dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện,...
Việt Nam trúng thầu bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia
Việt Nam vừa trúng thầu cung cấp gần 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, Reuters dẫn nguồn tin của Bộ Công thương cho biết.
Thương vụ này cùng với hợp đồng cung cấp 450.000 tấn gạo choPhilippines sẽ giúp ổn định ngành lúa gạo Việt Nam đến hết quý I/2016.
Tuy chi tiết hợp đồng chưa được công bố, song theo giới thương nhân, hợp đồng bán gạo cho Indonesia gồm 750.000 tấn gạo 15% tấm, còn lại là gạo 5%, thời gian giao hàng vào tháng 3/2016, trùng với thời điểm giao hàng cho Philippines.
Cuối tháng trước, Indonesia cho biết đang lên kế hoạch nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam trong tháng 10 nhằm kiềm chế đà tăng của giá gạo trong nước.
Việc Indonesia quyết định nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam khá bất ngờ khi đầu tuần này, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Amran Sulaiman tuyên bố nước này chưa cần nhập khẩu gạo và lượng gạo dự trữ của Bulog vẫn ở mức an toàn 1,7 triệu tấn.
Hợp đồng cung cấp gạo cho Indonesia được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam - giảm 10% trong 9 tháng đầu năm xuống còn 4,48 triệu tấn, một phần do sự cạnh tranh khốc liệt của Thái Lan.
Tuy vậy, 2 hợp đồng xuất khẩu này sẽ gây áp lực lên nguồn cung nội địa của Việt Nam khi lượng gạo lưu kho ước tính chỉ còn 1,5 triệu tấn, báo cáo của Bộ Công thương dẫn lời ông Huỳnh Minh Huệ, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết.
Giá gạo nội địa Việt Nam - xuống thấp nhất trong tháng 9 kể từ tháng 7/2010 - đã tăng trở lại sau khi giành được hợp đồng xuất khẩu gạo cho Philippines.
Thứ Tư 7/10, giá gạo 5% tấm tăng 3% lên 350-355 USD/tấn, giá FOB cảng Sài Gòn, trong khi giá gạo 15% tấm tăng 10 USD so với tuần trước lên 345 USD/tấn.