Bộ Tài chính: Còn 195 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa trong năm 2015
Đẩy nhanh tiến trình xử lý các ngân hàng yếu kém
Giám sát đặc biệt DNNN có dấu hiệu mất an toàn tài chính
Cao Su Sao Vàng vay 3.100 tỷ đồng để di dời nhà máy sang Phủ Lý
VietinBank cho vay nhà đất đến cuối tháng 8 tăng 62% so với đầu năm
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-10-2015
- Cập nhật : 09/10/2015
Kinh tế Việt Nam sẽ bùng nổ đầu tư nhờ TPP
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa sau khi Hiệp định TPP được hoàn thành.
Với dân số 90 triệu người, Việt Nam đang nổi lên như một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á khi thu hút ngày càng nhiều các nhà sản xuất quốc tế, từ các tập đoàn điện tử như Samsung đến những nhãn hàng thời trang như Nike hay Uniqlo.
Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong 9 tháng đầu năm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2010. Trong cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đã tăng 8% lên 9,7 tỷ USD.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà sản xuất, việc ký kết hiệp định TPP và thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) sẽ khiến ngành xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng bùng nổ hơn nữa và cũng sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.
Tuy nhiên, hiệp định TPP không hoàn toàn chỉ mang yếu tố tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam.
Hiệp định này bao gồm 12 quốc gia thành viên, như Mỹ, Nhật Bản và Australia, trong đó yêu cầu các nước phải mở cửa mạnh hơn nữa cho các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, nâng cao tiêu chuẩn lao động và điều kiện môi trường. Những yêu cầu này sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn khi thực hiện cũng như ẩn chứa một số rủi ro.
Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế Johanna Chua của Citigroup cho rằng Việt Nam đã có những bước tiến rất lớn trong ngành may mặc và giày dép nên những hiệp định tự do thương mại sẽ càng làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi các nhà máy tìm thị trường mới thay thế Trung Quốc. Điều này sẽ góp phần làm gia tăng việc làm cũng như chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Israel phát hiện mỏ dầu trữ lượng cực lớn
Trưởng nhóm địa chất Công ty dầu khí Afek của Israel, tiến sỹ Yuval Bartov cho biết, các đợt thăm dò cho thấy "các vỉa dày 350 mét," gấp 10 lần mức trung bình 20-30 mét của thế giới, do đó, trữ lượng của mỏ dầu này ước tính sẽ rất lớn.
Sản lượng dự kiến của mỏ này có thể lên tới hàng tỷ thùng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Israel trong nhiều năm tới. Hiện lượng tiêu thụ dầu của Israel là 100 triệu thùng/năm.
Các doanh nghiệp Israel đã thành công trong hoạt động tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn những năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động tìm kiếm, thăm dò của các doanh nghiệp này gặp trở ngại do vấp phải phản đối dữ dội từ các tổ chức bảo vệ môi trường và người dân địa phương.
Ngoài ra, Israel phải đối mặt với vấn đề địa chính trị khi khai thác tại đây do cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan, vùng đất bị Israel chiếm từ Syria trong cuộc chiến năm 1967.Xuất khẩu nông sản khó ‘về đích’
Dự báo xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra trong năm 2015. Đặc biệt, các nhóm hàng chủ lực của các ngành hàng này dự kiến chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch.
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về tình hình sản xuất và công tác điều hành của Bộ NN&PTNT chiều 6/10.
Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do từ đầu năm, đồng USD tăng giá, tỉ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng EURO biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thêm vào đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước, trong khi các thị trường XK chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, 9 tháng qua, XK nông, lâm, sản thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10 và cả quý IV/2015 của Bộ đặt ra là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Thị trường nông nghiệp.
Cụ thể, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XK các mặt hàng trọng yếu.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại sang Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm khảo sát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong XK và mở cửa thị trường. Đồng thời rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo từng chuỗi, từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chè, măng, muối và xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam...
Hiện nay, tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do đã bước đầu đạt được kết quả, mới đây nhất là hoàn thành đàm phán TPP - điều này sẽ góp phần quan trọng mở ra cơ hội cho XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn thông tin, sau khi trúng gói thầu XK 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá gạo trong nước đã tăng lên đáng kể. Đáng mừng nữa là theo thông tin từ phía các doanh nghiệp, Việt Nam đã trúng thầu thêm được 1 triệu tấn gạo với mức giá cũng rất tốt.
"Với tình hình cung cầu gạo như hiện nay và những đơn hàng này, giá lúa từ nay tới tận quý I/2016 sẽ không thấp hơn hiện nay" - ông Tuấn cho biết.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong tháng 9, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,15 tỷ USD, giảm 419 triệu USD (tương đương 16,3%) so với tháng 8 và giảm 574 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.
“Việt Nam ít chịu tác động từ giá hàng hóa cơ bản lao dốc”
Việt Nam và Philippines sẽ được hưởng thành quả từ việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nhờ đó tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá hàng hóa cơ bản lao dốc - Bloomberg nhận định.
Cũng theo hãng tin này, trái lại, việc Indonesia và Malaysia không đa dạng hóa được hàng xuất khẩu đang đặt ra nguy cơ cho triển vọng kinh tế châu Á năm 2016.
Cách đây 2 thập niên, hàng hóa cơ bản chiếm khoảng 50% hàng xuất khẩu của cả Việt Nam và Indonesia. Đến năm 2014, Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống còn chưa đầy 30%, trong khi hàng hóa cơ bản vẫn chiếm khoảng 60% xuất khẩu của Indonesia. Đối với Philippines, một nước nhập khẩu ròng hàng hóa cơ bản, tỷ lệ này trong năm ngoái vào khoảng 20%.
Việt Nam đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may và giày dép thông qua mở rộng mạng lưới sản xuất, theo Bloomberg.
Giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu, từ giá dầu thô tới giá đồng và giá than đã giảm mạnh do nhu cầu của Trung Quốc giảm sút khi nền kinh tế nước này giảm tốc.
Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, hiện tượng thời tiết El Nino làm mùa đông ấm hơn ở khu vực Bắc Mỹ có thể sẽ giữ giá dầu và khí đốt ở mức thấp, gây áp lực đối với kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và Indonesia.
“Tình hình thị trường hàng hóa cơ bản sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế cho tới hết năm 2016”, báo cáo của HSBC có đoạn viết. “Philippines sẽ hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Việt Nam sẽ vững vàng. Chúng tôi tiếp tục nhận thấy rủi ro cao nhất đối với Indonesia, nơi tác động đối với nền kinh tế và tiêu dùng đến nay vẫn còn chưa được cảm nhận hết”.
Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam và Philippines sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và năm tới, mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, ADB dự báo kinh tế Indonesia tăng 5,4% và kinh tế Malaysia tăng 4,9%.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2014 là 2.052 USD/người, so với mức 3.492 USD/người của Indonesia.
Bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9 yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ thuận lợi, chủ động đề ra các giải pháp cụ thể, khắc phục khó khăn… phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch KT-XH năm 2015.
Với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng thời thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm chất lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý; đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, tăng cường kiểm soát và xử lý nợ xấu.
Liên quan đến tỷ giá, mấy ngày gần đây tỷ giá trên thị trường giảm rất mạnh. Sáng nay (8/10), giá bán ra USD của các ngân hàng phổ biến chỉ ở mức 22.400 đồng/USD, giảm hơn 100 đồng so với tuần trước. Theo các chuyên gia ngân hàng, đó là kết quả của những giải pháp điều hành đồng bộ, quyết liệt của NHNN Việt Nam.
Theo đó, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động ngoại tệ, đặc biệt đưa lai suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức về còn 0%. Việc làm này đã giảm thiểu lợi ích của việc nắm giữ USD đồng thời gia tăng vị thế cho VND. Tiếp đó, NHNN đã ban hành Thông tư 15/2015/TT-NHNN nhằm hạn chế tối đa tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản của các tổ chức, cá nhân.
"Việc giảm trần lãi suất huy động ngoại tệ cùng những quy định của Thông tư 15 đã hạn chế tối đa tình trạng găm giữ ngoại tệ trên tài khoản. Nguồn cung ngoại tệ tăng tất yếu sẽ kéo tỷ giá giảm", một chuyên gia phân tích.