tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 12-10-2015

  • Cập nhật : 12/10/2015

Bộ Tài chính: Còn 195 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa trong năm 2015

bo tai chinh: con 195 doanh nghiep chua co phan hoa trong nam 2015

Bộ Tài chính: Còn 195 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa trong năm 2015

Mới chỉ có 94 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong 9 tháng năm nay trên tổng số 289 đơn vị theo kế hoạch. Con số doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong gần 3 tháng ​cuối năm bởi vậy vẫn đọng lại tới 195 đơn vị.
 
Trao đổi cụ thể hơn với báo chí chiều 9/10, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định, cơ chế chính sách cho quá trình cổ phần hóa đã tháo gỡ nhưng vẫn còn sự e ngại từ phía nhà đầu tư.

"Nhà đầu tư nước ngoài có vào nhưng đặt bút mua thì chưa nhiều vì còn e ngại với sự công khai, minh bạch thông tin," ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, mặc dù Chính phủ đã có những giải pháp chỉ đạo công khai khi xác định giá trị doanh nghiệp nhưng quan trọng hơn nữa là minh bạch. Sự minh bạch ở đây được, ông Tiến nhấn mạnh, là sự khẳng định số liệu đã công khai có chính xác và tin cậy được hay không.

Nguyên nhân khác được lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp chỉ ra là khó khăn về con người, mà cụ thể ở đây, là lãnh đạo các doanh nghiệp. Một vấn đề khiến nhiều lãnh đạo dè chừng là mất vị trí và đặc biệt là có thể "lộ" ra những tồn tại gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình cổ phần hóa.

Chính nguyên nhân trên theo ông khiến việc tổ chức, thực hiện cổ phần hóa vẫn còn sự "du di," không quyết liệt.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tiến, việc hoàn thành kế hoạch không quan trọng bằng chất lượng cổ phần hóa. Mục tiêu đặt ra trước đó, theo ông là để các bộ, ngành quyết tâm phấn đấu.

"Cốt lõi là thay đổi tư duy lãnh đạo sau cổ phần hóa, có thể phải thay đổi nhân sự, chấp nhận nguyên tắc thị trường, phải đăng ký trên thị trường chứng khoán để thị trường 'soi'," ông Đặng Quyết Tiến nói.
 

Theo ông, cơ quan chức năng sẽ tham mưu để đưa chế tài xử lý với các doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện quyết toán. Việc chậm trễ trên, theo ông xuất phát vì vẫn còn “vấn đề” tồn tại và rất khó để xử lý những vấn đề sau cổ phần hóa như vậy.

Ông Tiến cũng cho biết, sắp tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục "đọc tên" các đơn vị chậm cổ phần hóa. Điều này theo ông để các đơn vị thấy vướng ở đâu phải báo cáo lên các bộ hoặc lên Thủ tướng Chính phủ nếu cần

Đẩy nhanh tiến trình xử lý các ngân hàng yếu kém

Việc sử dụng các biện pháp mạnh trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại của NHNN đã gây nhiều tranh luận, nhưng kết quả cho thấy NHNN đã đi đúng hướng.
oceanbank nam trong so cac ngan hang duoc mua lai gia 0 dong - anh: ngoc thang

Oceanbank nằm trong số các ngân hàng được mua lại giá 0 đồng - Ảnh: Ngọc Thắng

Trao đổi với Thanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính - ngân hàng (NH), cho rằng cách làm của NHNN là đầy sáng tạo để thúc đẩy nhanh tiến trình xử lý các NH yếu kém.
* Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống NH trong thời gian qua?
- Qua 3 năm thực hiện Đề án tái cấu trúc hệ thống NH, điểm lại, chúng ta có thể thấy ngành NH đã thực hiện rất tốt và đạt được những kết quả quan trọng. Thanh khoản của hệ thống NH đến nay rất ổn định. Đặc biệt, chúng ta đã kéo được tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi xuống còn 80% (trước đây có những NH lên tới trên 100%). Bên cạnh đó, chúng ta đã giải quyết được khoảng 8 - 9 NH yếu kém, trong đó có những biện pháp khá táo bạo, chẳng hạn như việc mua lại những NH yếu kém với giá 0 đồng và trên nền tảng đó để xử lý nhanh những NH thương mại (NHTM) yếu kém này.
Một trong những cấu phần quan trọng nhất và chủ chốt nhất của Đề án tái cơ cấu hệ thống NH là cấu phần xử lý nợ xấu. Cho đến nay, tỷ lệ xử lý nợ xấu theo hạch toán của VN đã giảm từ khoảng 17% năm 2012 xuống còn khoảng 3%. Trong điều kiện chúng ta không sử dụng tiền ngân sách và thiếu cả một nền tảng pháp lý để hỗ trợ thì đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống NH.
Ngoài ra, thông qua hoạt động tái cơ cấu, hệ thống NH đã áp dụng chuẩn mực quản trị, quản lý rủi ro, chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính, chỉ tiêu an toàn hệ thống tiệm cận với thông lệ quốc tế.
* Thời gian qua, NHNN đã rất “mạnh tay” trong việc xử lý các NH yếu kém, việc này đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?
- Tôi cho rằng, việc này đã đạt được kết quả kép. Thứ nhất, chúng ta đã giải quyết được một số NH yếu kém, đảm bảo được lòng tin của người gửi tiền, làm “sạch” hệ thống tài chính. Thứ hai là giải quyết được tình trạng sở hữu chéo, lũng đoạn trong hệ thống NH. Một số NHTM đã được tái cấu trúc. Điển hình như NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội, NH TMCP Quốc dân… chỉ trong vòng 2 - 4 năm, tổng tài sản của các NH này đã tăng lên gấp đôi. Đặc biệt, họ đã tạo ra văn hóa quản trị hoàn toàn mới và các ông chủ mới đã khắc phục được chuyện cho vay những người có liên quan hoặc chính họ vay tiền từ NH của họ.
* Theo ông, tại sao NHNN không chỉ định một NHTM nhà nước đứng ra mua hoặc hỗ trợ tái cơ cấu các NH này như đã từng thực hiện trước đó?
- Đúng là giá mua NH 0 đồng là giải pháp “đánh chuột không vỡ bình” vì bảo vệ quyền lợi của người dân gửi tiền, vẫn tồn tại pháp nhân NH cổ phần nhưng các thành viên hội đồng quản trị và các cổ đông xử lý kém thì phải truy và chịu trách nhiệm. Còn việc tại sao NHNN không để một NHTM nhà nước đứng ra mua hoặc hỗ trợ tái cơ cấu các NH này theo tôi, chuyện không đơn giản như vậy. NHNN đã cho những NH yếu kém này cơ hội để tự tái cơ cấu, nhưng vì họ không thực hiện được nên mới phải “ra tay”. Nếu NHNN yêu cầu hai NH sáp nhập với nhau thì hai NH đó sẽ ngồi đàm phán theo kiểu “cò cưa” bởi bên nào cũng cố bảo vệ quyền lợi của mình. NH bị sáp nhập thì đòi giá cao trong khi NH được sáp nhập thì đòi giá thấp. Thậm chí, NH được sáp nhập sẽ nghĩ chả dại gì mà “ôm rơm rặm bụng” những NH yếu kém vào... Như vậy mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có thể còn để lại những hệ lụy không tốt và làm chậm cả tiến trình tái cơ cấu.
Tuy nhiên, khi NHNN mua các NH này với giá 0 đồng, nắm NH đó trong tay rồi thì sau một thời gian tái cơ cấu, ổn định lại hoạt động, NHNN có thể giao cho một NH nào đó quản lý hoặc muốn bán lại cho NH nào thì mọi việc sẽ được giải quyết rất nhanh chóng, dứt khoát. (Thanh Niên)

Giám sát đặc biệt DNNN có dấu hiệu mất an toàn tài chính

Nghị định 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định, doanh nghiệp (DN) nhà nước sẽ bị giám sát tài chính đặc biệt khi có dấu hiệu mất an toàn tài chính:
Đối với DN đang trong giai đoạn lỗ kế hoạch, có số lỗ phát sinh năm báo cáo lớn hơn 30% so với mức lỗ kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; DN sau giai đoạn lỗ kế hoạch, có số lỗ phát sinh trong năm báo cáo từ 30% vốn đầu tư của chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu; có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn…
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng bị đưa vào xem xét như có số lỗ thực tế lớn hơn số lỗ kế hoạch trong 2 năm liền; lỗ 2 năm liên tiếp trở lên…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1.12 tới.

Cao Su Sao Vàng vay 3.100 tỷ đồng để di dời nhà máy sang Phủ Lý

cao su sao vang vay 3.100 ty dong de di doi nha may sang phu ly

Cao Su Sao Vàng vay 3.100 tỷ đồng để di dời nhà máy sang Phủ Lý

Cao su sao vàng sẽ vay của ViettinBank 3.100 tỷ đồng tương đương 80% tổng dự toán di dời nhà máy sản xuất lốp Radial đến Khu công nghiệp Châu Sơn - Phủ Lý.
CTCP Cao su Sao vàng (mã chứng khoán SRC) vừa công bố thông tin về việc di dời nhà máy.

Theo đó, ngày 7/10 vừa qua, Cao Su sao Vàng và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank – mã chứng khoán CTG) đã ký thỏa thuận về tài trợ vốn tín dụng cho dự án Di dời Nhà máy Sản xuất lốp Radial của công ty đến địa điểm mới tại Khu công nghiệp Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, Hà Nam.

ViettinBank sẽ thu xếp một khoản tín dụng khoảng 3.100 tỷ đồng, bằng 80% tổng dự toán di dời nhà máy với mức lãi suất cạnh tranh và phù hợp với lợi ích của hai bên.

Thông tin về việc di dời nhà máy Cao su Sao vàng về địa điểm mới tại Phủ Lý để dành khu “đất vàng” đầu tư dự án Khu đô thị Trung tâm thương mại Sao Vàng đã được nhắc tới từ năm 2012 song vẫn chưa thực hiện được do Tập đoàn hóa chất Việt Nam-Vinachem (khi đó nắm giữ 51% SRC) đã đưa ra 4 lý do để hoãn việc di dời này để thực hiện dự án, đó là chưa định giá rõ ràng về khu đất, chưa thẩm định được năng lực của đối tác, chưa đánh giá được tính khả thi của liên doanh, và cuối cùng là SRC cũng cần tái cấu trúc khi tiến hành di dời nhà máy.

Hiện tại, Vinachem cũng đang là cổ đông lớn nhất của cao su Sao Vàng với tỷ lệ sở hữu trên 51% vôn điều lệ công ty.

Nhà máy của cao Su Sao Vàng hiện đang nằm trong diện di dời các Nhà máy ra khỏi vùng nội đô của UBND thành phố Hà Nội. Đồng thời, UBND thành phố cũng mới ra quyết định phê duyệt quy hoạch khu chức năng đô thị 233,233B và 235 Nguyễn Trãi. Khu đất số 231 của Cao Su Sao vàng nằm ngay cạnh những khu đất này. Những khu đất trên cũng là sở hữu của những nhà máy thuộc diện di dời của Thành phố đã thực hiện xong.


VietinBank cho vay nhà đất đến cuối tháng 8 tăng 62% so với đầu năm

ong phung duy khuong

Ông Phùng Duy Khương

Ông Phùng Duy Khương - Giám đốc Khối Bán lẻ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cho biết sản phẩm cho vay nhà đất đang là một trong những mảng cho vay chiếm tỷ trọng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất tại Ngân hàng. 
Tính đến 31/8/2015, dư nợ cho vay nhà đất tại VietinBank chiếm hơn 20% tổng dư nợ khách hàng bán lẻ, tăng 62% so với cuối năm 2014 và tăng 178% so với cuối năm 2013.

Thời gian cho vay mua nhà trung bình ở Việt Nam vào khoảng 10 năm. Tại VietinBank căn cứ vào giá trị khoản vay và khả năng trả nợ của từng khách hàng cụ thể, thời hạn cho vay tối đa có thể lên đến 20 năm, ông Khương nói.

Giám đốc Khối bán lẻ VietinBank đánh giá, triển vọng phát triển mảng cho vay mua nhà trong vòng 5 năm tới tại Việt Nam là rất khả quan.

Lý do là mảng hoạt động cho vay hỗ trợ mua nhà có nhiều chính sách mới với những thay đổi nhằm hướng tới bảo vệ lợi ích cho người mua nhà, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn cung nhà ở chất lượng, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng.

Thứ hai là sự tích cực của các NHTM trong việc đẩy mạnh cho vay mua nhà. Nhiều NHTM lớn đã và đang chuyển định hướng hoạt động sang mảng bán lẻ, trong đó hỗ trợ vốn vay mua nhà là một trong những nhu cầu được quan tâm chú trọng.  Thứ ba, xu hướng đô thị hoá sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhu cầu có môi trường sống hiện đại, nhà cửa khang trang là có thật. 

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục