Doanh nghiệp FDI dẫn đầu về số lượng trong bảng xếp hạng đóng thuế 2015
Cần Thơ muốn giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư
Lan vũ nữ đi Nhật
Doanh nghiệp nhà nước đóng thuế nhiều nhất
Nuôi gà ‘chạy bộ’ để cạnh tranh với Mỹ
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Giá thuốc hỗn loạn do mua bán lòng vòng
Dự thảo Luật dược sửa đổi dù có riêng một chương quy định về quản lý giá thuốc nhưng vẫn lặp lại những biện pháp cũ chưa có tác dụng lắm.
Thực tế còn ba vấn đề tồn tại chính làm giá thuốc chưa được kiểm soát tốt. Một là còn tình trạng độc quyền thuốc nhập khẩu và bắt tay nâng giá. Hai là giá thuốc hỗn loạn do mua bán lòng vòng. Ba là vẫn còn tình trạng bác sĩ kê đơn “hoa hồng”, “chiết khấu”.
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - chủ tịch Hội Dược học TP.HCM - nói như vậy tại hội thảo góp ý dự án Luật dược sửa đổi do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 10-10. Bà Lan đặt vấn đề: “Nếu Luật dược được sửa đổi thật sự, có khắc phục được các tồn tại này trong quá khứ?”.
Theo bà Phong Lan, Luật dược sửa đổi phải có định hướng phát triển công nghiệp dược nội địa bền vững, cũng như quy định hạn chế thuốc nhập khẩu bằng hàng rào kỹ thuật chứ không thể để một thị trường dược phẩm có quá nhiều số đăng ký như hiện nay...
DS Huỳnh Hiền Trung - trưởng khoa dược Bệnh viện Nhân dân 115 - đề nghị Luật dược cần có quy định ưu tiên cho việc nhập khẩu, đăng ký thuốc quý hiếm.
Thực tế vừa qua có nhiều công ty được đăng ký thuốc nhưng không nhập thuốc, song có công ty muốn đăng ký nhập thuốc quý hiếm Cục Quản lý dược lại không cho. Trong khi thuốc quý hiếm sử dụng không nhiều nên nhiều công ty không mặn mà nhập dẫn đến thiếu thuốc, ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
Theo dược sĩ Trung, Luật dược sửa đổi chưa có điều khoản nào nói về nhà thuốc bệnh viện. Trong khi theo quy định hiện nay Sở Y tế không thể cấp giấy đăng ký kinh doanh cho nhà thuốc bệnh viện nên nhà thuốc bệnh viện giống như đang hoạt động “chui”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu đề nghị Luật dược sửa đổi nên quy định cấp chứng chỉ hành nghề dược vĩnh viễn nhưng kèm điều kiện người hành nghề có nghĩa vụ phải cập nhật kiến thức và bổ sung chứng chỉ đào tạo liên tục về dược ít nhất năm năm một lần cho cơ quan quản lý.
Đồng thời cần có quy định quản lý chất lượng dược liệu nhập khẩu chặt hơn, có cơ chế chính sách để thừa kế, phát triển các bài thuốc gia truyền của các lương dược...
Hàng loạt dự án dùng vốn ưu đãi trước nguy cơ bị hủy vốn
Danh sách 19 chương trình, dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của WB nhằm hủy một phần vốn không sử dụng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi xin ý kiến của các bộ, ngành và địa phương liên quan.
Theo đó, Bộ này yêu cầu các cơ quan đang triển khai dự án có tên trong danh sách cần sớm báo cáo tình hình triển khai, tiến độ thực hiện, dự kiến phần vốn không sử dụng hết và kiến nghị kế hoạch hành động để cải thiện tình hình.
Lý do của đợt tổng rà soát danh mục đầu các dự án sử dụng vốn vay WB lớn nhất từ trước đến nay xuất phát từ việc Việt Nam sẽ không còn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) do đã trở nước thu nhập trung bình thấp. Thời điểm được các bên xác định là cuối tài khóa 2017.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB đã thống nhất các mốc thời gian của việc rà soát. Theo đó, cuối tháng này, các bên thống nhất với chủ nhiệm dự án và cơ quan thực hiện về lượng vốn cần phải hủy bỏ. Sẽ báo cáo Chính phủ cuối tháng 11/2015. Ngân hàng Nhà nước thông báo chính thức cho WB về phần vốn cần hủy tháng cuối năm nay.
Đây mới chỉ là vòng đầu tiên của kế hoạch. Các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục theo dõi danh sách đã được xây dựng để tiếp tục hủy vốn của các công trình không có nhiều tiến triển, dự kiến trước tháng 10/2016. Vòng cuối cùng của việc hủy bỏ sẽ được hoàn thành vào tháng 6/2017.
Các tiêu chí để sàng lọc dự án gồm: đã thực hiện được 2 năm kể từ khi được WB phê duyệt nhưng giải ngân ít hơn 10%; đã qua giai đoạn giữa kỳ nhưng giải ngân ít hơn 40%; đã gia hạn thời hạn đóng khoản vay (2 năm hoặc nhiều hơn) và gần đến hết thời gian thực hiện mà vẫn còn 30% lượng vốn chưa giải ngân.
Trong danh sách sơ bộ 19 dự án bị theo dõi và có thể xem xét hủy vốn, có một số công trình từng nằm trong danh sách báo động đỏ của nhà tài trợ như: Dự án Giao thông đô thị Hải Phòng có lượng vốn chưa giải ngân khoảng 105 triệu USD trong tổng mức 175 triệu USD; Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội là trên 75,45 triệu USD trong số 155 triệu USD vốn vay; Quỹ đầu tư phát triển địa phương là 100,88 triệu USD trong 190 triệu USD; Dự án Phát triển năng lượng tái tạo khoảng 129 triệu USD chưa được giải ngân trong tổng số khoản vay 202 triệu USD…
Hiện Việt Nam vẫn được WB xếp vào nhóm nước cho vay hỗn hợp giữa chương trình của IDA và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (vốn IBRD), Trong đó, chủ yếu vẫn là vốn IDA với các điều kiện ưu đãi hơn nhiều so với IBRD.
WB cho biết tính đến cuối năm tài chính 2015, Việt Nam là quốc gia vay vốn từ nguồn IDA lớn thứ hai, với 45 dự án có tổng vốn cam kết ròng là 8,5 tỷ USD. Điều đáng lo ngại là, 9 trong 45 dự án bị đánh giá "có vấn về", chiếm 16,7% tổng số cam kết ròng (1,423 tỷ USD) và 18,8% số lượng dự án, chương trình.
Trước đó, cuối tháng 7/2015, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với WB rà soát lại toàn bộ danh mục chương trình, sử dụng vốn vay, cắt bỏ những khoản vốn không dùng được và chuyển cho dự án khác, tránh trường hợp không sử dụng.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan trình Chính phủ báo cáo đánh giá toàn diện tác động của việc tốt nghiệp IDA năm 2017 và kiến nghị giải pháp phù hợp.
Nông nghiệp khó đạt mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 9 tháng đạt 21,65 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ. Hầu hết các mặt chủ lực đều giảm mạnh như: gạo (15,7%), cao su (13,7%), đặc biệt là cà phê (32,2%).
Biến động tỷ giá được cho là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu liên tục sụt giảm. Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp, thời gian qua, USD tăng giá, đặc biệt đồng euro biến động, khiến giá của nhiều mặt hàng tăng cao so với các đối thủ cạnh tranh. Nguồn cung các mặt hàng nông sản trên thế giới gia tăng, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản đều giảm nhu cầu. Đồng thời tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam.
Trước đà sụt giảm liên tục nhiều mặt hàng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhận định giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm nay đạt khoảng 95% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 31 tỷ USD.Ngoài các bạn hàng truyền thống, hiện Bộ này đang tổ chức các đợt xúc tiến thương mại tại một số thị trường mới để khảo sát tiến tới thâm nhập. Cùng đó, Bộ cũng rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi quy trình sản xuất, chế biến theo chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm.
Cứ sau một năm, nợ công VN tăng hơn 8 tỉ USD
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt xe sang lên gấp đôi
Doanh nghiệp FDI dẫn đầu về số lượng trong bảng xếp hạng đóng thuế 2015
Cần Thơ muốn giảm giá thuê đất để thu hút đầu tư
Lan vũ nữ đi Nhật
Doanh nghiệp nhà nước đóng thuế nhiều nhất
Nuôi gà ‘chạy bộ’ để cạnh tranh với Mỹ
Nhà nước sẽ thoái hết vốn tại Vinamilk, FPT
Chính phủ đề xuất tăng gấp đôi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sang
Ham bán hàng, nông sản Việt bị “chơi xấu”
Con tôm, cà phê, cao su... gặp khó
Không được “đẻ” thêm thủ tục khi quyết toán thuế TNCN
Tháng 12/2015, trình Chính phủ ban hành 7 Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Dell chi 67 tỷ USD làm M&A lớn nhất lịch sử ngành công nghệ
Đã thu được 12,39 nghìn tỷ đồng từ thoái vốn DNNN
Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón
Khó giữ bội chi ngân sách ở 5% GDP
Indonesia gấp rút vào TPP vì sợ Việt Nam giành hết cơ hội
Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Tôi đã yêu cầu bỏ nhưng các ông ngậm miệng ăn tiền'
Bán cổ phần của Nhà nước lấy 10.000 tỉ đồng để bù hụt thu ngân sách
Xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam bị cạnh tranh quyết liệt
Ford đầu tư mạnh vào Trung Quốc
Trung Quốc: Fed không nên tăng lãi suất
Bộ trưởng Năng lượng Qatar: "Giá dầu đã chạm đáy"
Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD
Kỳ vọng thu nội địa năm sau sẽ tăng mạnh
Doanh nghiệp dệt may báo lãi sớm
Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Nhật Bản tăng mạnh
Trung tâm phân phối gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn nhất VN đi vào hoạt động
Sẽ cho phép giảm giá 'tẹt ga' khi khuyến mãi
Đại gia thanh long bị vây đòi nợ
Doanh nghiệp sản xuất phân bón giả tập trung chủ yếu ở TPHCM
Bộ Tài chính: Còn 195 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa trong năm 2015
Đẩy nhanh tiến trình xử lý các ngân hàng yếu kém
Giám sát đặc biệt DNNN có dấu hiệu mất an toàn tài chính
Cao Su Sao Vàng vay 3.100 tỷ đồng để di dời nhà máy sang Phủ Lý
VietinBank cho vay nhà đất đến cuối tháng 8 tăng 62% so với đầu năm
17.000 tỷ đồng vốn Nhà nước khó thoái khỏi ngân hàng, địa ốc
Đường Hoàng Anh Gia Lai làm tại Lào có thể hưởng thuế 0% khi về nước
TPP: Nhiều thông tin DNNN không nhất thiết phải công bố
Trái phiếu doanh nghiệp 'được mùa'
Vietnam Airlines lãi hơn 1.300 tỷ đồng trong 9 tháng
Công nghiệp ô tô VN tăng trưởng 60%
Doanh nghiệp Nhật muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa
Chưa thể công bố giá sàn cá tra
TP.HCM: liên danh nước ngoài không tiếp tục dự án 164 Đồng Khởi
Mức tiêu thụ ô tô tháng 9.2015 tăng 17%
Bộ Tài chính sẽ vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank
Đề xuất làm nhiệt điện than hơn 3,1 tỉ USD ở Long An - Ảnh minh họa
Sớm nhất đến giữa năm 2016 mới có thể trình TPP ra Quốc hội
Giá lương thực toàn cầu tăng lần đầu tiên trong 18 tháng sau khi chạm đáy 7 năm
Indonesia đính chính kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo Việt Nam
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự