tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-06-2016

  • Cập nhật : 09/06/2016

Sắp đưa một loạt biểu thuế FTA lên nghị định

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, cơ quan này đang dự thảo 4 nghị định về ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện một số hiệp định thương mại tự do.

Các hiệp định đó gồm: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2018, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2016-2019 và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2018.

Được biết, trước yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-9-2016. Theo đó, thẩm quyền ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là cấp Chính phủ và được ban hành dưới hình thức Nghị định, thay thế cho hình thức Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũ.

Do vậy, việc xây dựng và ban hành các nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các hiệp định thương mại tự do nói trên là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. 

Biểu thuế ban hành kèm theo các nghị định chính là các biểu thuế hiện hành được ban hành kèm theo Thông tư số 169/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018 (AIFTA); Thông tư số 167/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 (AKFTA); Thông tư số 24/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 (AJCEP); Thông tư số 166/2014/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN – Trung Quốc áp dụng cho giai đoạn 2015-2018 (ACFTA).

Các nội dung trong biểu thuế như mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, thời gian áp dụng được giữ nguyên như đang thực hiện tại các Thông tư này. 

Biểu thuế AIFTA gồm 9.489 dòng thuế trong đó gồm 9.456 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 33 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. 

Biểu thuế AKFTA gồm 9.487 dòng thuế trong đó gồm 9.455 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 32 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. 

Biểu thuế AJCEP gồm 9.487 dòng thuế trong đó gồm 9.459 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 28 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. 

Biểu thuế ACFTA gồm 9.491 dòng thuế, trong đó gồm 9.454 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 37 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Dự kiến, sau khi xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành liên quan, các dự thảo nghị định sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành và có hiệu lực cùng ngày với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ ngày 1-9-2016.


Xuất khẩu quặng sắt Port Hedland sang Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm

Xuất khẩu quặng sắt từ Port Hedland sang Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm 3%; Tổng xuất khẩu tăng, do Nhật Bản, Hàn Quốc thúc đẩy nhập khẩu.

Xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc từ Port Hedland Australia, được sử dụng bởi BHP Billiton  và Fortescue Metals Group  giảm xuống còn 31,7 triệu tấn trong tháng 5/2016, so với 32,6 triệu tấn trong tháng 4/2016. Tổng xuất khẩu từ cảng Ocean Ấn Độ, tuy nhiên tăng lên 39,4 triệu tấn trong tháng 5/2016 so với 37,7 triệu tấn trong tháng 4/2016, do xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc tăng, chính quyền cảng Pilbara cho biết.

Trung Quốc vẫn là động lực chính cho nhu cầu quặng sắt toàn cầu, chiếm hơn 70% trong tổng nhập khẩu quặng sắt toàn cầu trong năm 2015.

Sự suy giảm nhập khẩu của Trung Quốc là do dự trữ quặng sắt tại các cảng của nước này giảm – lần đầu tiên – trong 3 tuần, một số nhà máy thép tại Trung Quốc có thể chuẩn bị bổ sung dự trữ sớm, điều này có thể cho thấy con số trong tháng 6.

Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng lớn đạt 100,25 triệu tấn tính đến 3/6, giảm 400.000 tấn so với tuần trước đó, công ty tư vấn công nghiệp SteelHome cho biết.

Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc đạt 50,6 USD/tấn, tăng 2,2% so với mức giá hôm thứ sáu (3/6). Giá quặng sắt giảm 24% trong tháng 5, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2011.

Citigroup nâng ước tính giá quặng sắt trong năm nay và năm tới, nhu cầu từ Trung Quốc có thể được thúc đẩy bởi những nỗ lực của chính phủ, nhằm kích thích nền kinh tế.

Nhập khẩu quặng sắt Nhật Bản trong tháng 5/2016 tăng lên 2,6 triệu tấn so với mức 857.000 tấn trong tháng 4/2016, trong khi nhập khẩu của Hàn Quốc tăng lên 3,8 triệu tấn so với 2,7 triệu tấn cùng tháng năm ngoái.


Nhập khẩu thép của Ấn Độ trong tháng 5/2016 chạm mức thấp nhất 14 tháng

 Nhập khẩu thép của Ấn Độ trong tháng 5/2016 giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất 14 tháng, số liệu tạm thời của chính phủ cho biết, nhờ vào nỗ lực của nước này nhằm cắt giảm nhập khẩu giá rẻ. 

Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ 3 thế giới, nhập khẩu 546.000 tấn thép thành phẩm vào tháng 5/2016, giảm gần 41% so với cùng tháng năm ngoái, số liệu từ Joint Plant Committee (JPC) thuộc Bộ thép cho biết. Trang web của JPC cho biết số liệu nhập khẩu thép hàng tháng kể từ tháng 4/2015.

Trong tháng 2/2016, chính phủ đã áp đặt giá sàn nhập khẩu 173 sản phẩm thép và trong tháng 3/2016 mở rộng thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm đến năm 2018. Tháng trước, New Delhi áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép ống liền mạch, thép ống nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ấn Độ cũng bắt đầu xem xét khả năng bán phá giá thép giá rẻ từ Trung Quốc, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nhà sản xuất thép nội địa bao gồm JSW Steel JSTL. NS, Tata Steel TISC.NS và Kalyani Steels KLSL.NS vận động hành lang chính phủ về các biện pháp bảo hộ nhiều hơn.

Tiêu thụ thép Ấn Độ, chỉ bao gồm những thị trường lớn, nhu cầu thép tăng 3,8% trong tháng 5, trong khi đó xuất khẩu bởi nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á tăng 6,1%.

Sau đây là bảng cho thấy sản lượng thép cũng như số liệu thương mại.

Thép thành phẩm

T5/2016 (triệu tấn)

So với cùng tháng năm ngoái (%)

T4-T5/2016 (triệu tấn)

So với cùng kỳ năm ngoái (%)

Số lượng bán ra

8,28

-0,9

15,97

2,4

Nhập khẩu

0,55

-40,9

1,20

-29,3

Xuất khẩu

0,38

6,1

0,69

-11,7

Tiêu thụ

7,56

3,8

13,32

4,5

Sản lượng thép thô

7,83

2,1

15,47

1,9

Nguồn: VITIC/Reuters


Doanh nghiệp thép lại “đệ đơn” kêu cứu

 Một số doanh nghiệp trong nước đã có đơn gửi lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép mạ kẽm phủ sơn (hay còn gọi là tôn mạ màu).

day la vu kien thu 4 ma viet nam tien hanh doi voi san pham thep nhap khau. anh minh hoa:nguyen ha.

Đây là vụ kiện thứ 4 mà Việt Nam tiến hành đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Ảnh minh họa:Nguyễn Hà.

Ngày 7-6, đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh thông báo đã nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn mạ màu bao gồm tôn lạnh màu, tôn kẽm màu hoặc tôn đen màu của một số doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước từ cuối tháng 5.

Đơn vị này cũng đã có văn bản xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo các quy định của pháp luật tự vệ của Việt Nam.

Để xem xét và đánh giá vụ việc nhằm đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôn mạ cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất cũng như nêu ý kiến liệu có ủng hộ hay phản đối việc tiến hành điều tra tự vệ đối với tôn mạ màu nhập khẩu hay không. 

Đây là vụ kiện thứ 4 mà Việt Nam tiến hành đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Trước đó, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, áp thuế tự vệ với sản phẩm phôi thép và thép dài. 

Vụ việc gần đây nhất là vào đầu tháng 3-2016, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép mạ kẽm chưa phủ màu (tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong) và Hàn Quốc. 

Việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam là cần thiết để ngăn chặn tình trạng thép nhập khẩu tràn lan vào, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Mặt khác, việc áp dụng biện pháp tự vệ dễ hơn biện pháp chống bán phá giá bởi chỉ cần chứng minh thông tin số liệu từ phía mình nên doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, biện pháp tự vệ mang tính bảo hộ rõ ràng nên thời gian áp dụng ngắn, có thể phải trả giá, đền bù cho đối tác.


Nhà đầu tư Việt đổ tiền vào châu Phi

Nhiều ý kiến nhận định như trên tại hội thảo về xúc tiến thương mại giữa các nước châu Phi và các nước Mekong khối Pháp ngữ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổ chức Pháp ngữ tổ chức ngày 7-6.

Bà Nguyễn Hà Thành, Giám đốc truyền thông của Tập đoàn Viettel, nói: “Châu Phi hạ tầng chưa phát triển, mật độ điện thoại thấp nhưng đó là cơ hội để đầu tư. Chẳng hạn tại Tanzania, sau một tháng tập đoàn đầu tư đã có một triệu người dùng điện thoại” - bà Hà Thành nói.

Đại diện Viettel cũng cho hay đã tạo ra 3.000 việc làm trực tiếp và 300.000 việc làm gián tiếp tại châu Phi. “Riêng ở Mozambic, ngày mà một trạm phát sóng được dựng lên thì ngày đó trở thành ngày hội của cả một khu vực” - bà Thành thông tin.

viettel lap duong day vien thong tai chau phi. anh: tl

Viettel lắp đường dây viễn thông tại châu Phi. Ảnh: TL

Trong khi đó, ông Hoàng Đức Nhuận, Phó Vụ trưởng Vụ châu Phi, Tây Á-Nam Á thuộc Bộ Công Thương, thông tin kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và tám nước khối Pháp ngữ đã tăng từ 180 triệu USD năm 2007 lên 990,2 triệu USD năm 2015. Các doanh nghiệp (DN) Việt ngày càng quan tâm tới những tiềm năng kinh tế thương mại của các nước thuộc khối này. Chẳng hạn như Công ty Tài Anh đã mở đại lý thương mại tại Gabon để phục vụ việc nhập khẩu và chế biến gỗ.

“Các nước châu Phi cũng đang rất thiếu cơ sở hạ tầng, đường sá và nhu cầu cần đầu tư khoảng 90-100 tỉ USD. Đây là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam” - ông Nhuận cho biết thêm.

Còn bà Thái Kiều Hương, Phó Chủ tịch Diễn đàn DN Việt Nam-châu Phi-Trung Đông, lưu ý châu Phi có 55 nước với các thể chế và định hướng phát triển khác nhau, có nhiều luật và tiêu chuẩn khác nhau. Vì thế khi DN Việt thực hiện đầu tư vào khu vực này cần phải xác định chiến lược kinh doanh dài hạn và cần có đối tác địa phương. Bởi sự hiện diện của đối tác địa phương với sự hiểu biết thị trường sẽ hỗ trợ DN tạo được niềm tin, dễ dàng thâm nhập thị trường.

Bà Hương cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam cần thuê các chuyên gia châu Phi hỗ trợ DN Việt trong việc kết nối với Việt Nam xây dựng đội ngũ tư vấn luật thương mại, luật đầu tư của các nước châu Phi; tư vấn thị trường và tìm kiếm đối tác.

“Mặt khác, cần lập hệ thống đại lý ngân hàng trực tiếp giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng châu Phi; xây dựng mạng lưới ngân hàng Việt Nam-châu Phi để hỗ trợ DN Việt làm ăn tại khu vực này” - bà Hương kiến nghị.

Bà Vũ Thị Lương, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ba năm gần đây, điều Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng, điều nhân xuất khẩu đạt 6 tỉ USD. “Tuy vậy, sản lượng điều ở Việt Nam mỗi năm chỉ đạt khoảng 400.000 tấn. Do đó, để giữ vững vị trí là nước xuất khẩu điều hàng đầu thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 70% điều nguyên liệu từ bên ngoài, trong đó sản lượng điều nhập từ châu Phi chiếm số lượng lớn” - bà Lương cho hay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-06-2016

    CEO của Suzuki Motor từ chức vì vụ gian dối nhiên liệu
    Hàn Quốc giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục 1,25%
    ACB dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu bổ sung nguồn vốn
    Giá dầu hãy cẩn thận với con gấu phía trước
    Euro 2016 - chiến trường của Nike và Adidas

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-2016

    Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4,1%
    Chỉ số S&P 500 tiến gần đến mức cao kỷ lục của mọi thời đại
    Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chế công suất sản xuất thép
    Châu Á - Thái Bình Dương: Sẽ là khu vực giàu thứ hai thế giới
    Xăng dầu Dung Quất chưa được phép xuất khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-06-2016

    EIA: Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến, tồn kho xăng tăng
    Thị trường đang mở ra cơ hội đầu tư dài hạn
    Kết nối cung cầu nông sản sạch
    Iran hạ giá dầu thô xuất sang thị trường châu Á trong tháng Sáu
    Mỹ tăng trưởng chưa ổn định, Fed lùi thời điểm tăng lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-06-2016

    144 thương hiệu ngoại được nhượng quyền vào VN
    Tôn mạ màu nhập từ Trung Quốc chiếm hơn 80% 
    Ống thép VN bị Mỹ áp thuế lên đến 113,8% 
    Đủ cơ sở áp thuế tự vệ với bột ngọt nhập khẩu
    Hàng triệu tài khoản của Deutsche Bank bị nhân đôi giao dịch

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-06-2016

    1% những người giàu nhất sở hữu 50% tài sản thế giới 
    Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến
    Xe đạp Thống Nhất được định giá 11 triệu USD
    Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam
    TQ siết chất lượng, gạo Việt lo lắng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-06-2016

    Ngân Hàng Xây Dựng "mạnh tay" xử lý 3.000 tỷ đồng nợ xấu từ xe khách Phương Trang
    Phó Thống đốc PBOC: FED tăng lãi suất có lợi cho Trung Quốc
    HAGL: Năm 2016 sẽ khai thác, chế biến cọ dầu và cây ăn quả
    Cuối tháng 6 sẽ ra kết luận về thuế tự vệ ngành thép
    Có thể VAMC sẽ phải nhận sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ hoặc IMF

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-06-2016

    Ngân hàng thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do giá hàng hóa, nhu cầu yếu
    Sản lượng cà phê Nicaragua trong niên vụ 2015/16 ở mức 1,8 triệu bao
    Đơn đặt hàng công nghiệp Đức trong tháng 4 giảm
    Kinh tế Liên bang Nga đối mặt với 3 rủi ro hệ thống tài chính
    Mỹ hối thúc Trung Quốc giảm rào cản với doanh nghiệp nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-06-2016

    Tấn công quân sự ở Nigeria làm giảm sản lượng nửa triệu thùng dầu/ngày
    Phó Thống đốc PBoC Yi Gang: Fed tăng lãi suất có lợi cho Trung Quốc
    Sản lượng mía đường giảm
    Thu hoạch cà phê của Brazil niên vụ 2016/17 đạt được 21%
    Xuất khẩu thủy sản không bị ảnh hưởng bởi vụ chết cá hàng loạt

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-06-2016

    Chủ tịch FED cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng kinh tế Mỹ
    Bổ sung gần 300 tỷ đồng vốn điều lệ cho Tập đoàn Hoá chất
    Giảm thêm 5% thuế suất cho doanh nghiệp khởi nghiệp
    Gỗ MDF của VN bị Ấn Độ áp thuế gần 64 USD/m3 
    Thu giữ gần 1.000 tấn phân bón giả mỗi năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-2016

    Verizon ra giá 3 tỷ USD mua Yahoo
    Ukraine có thể lại mua khí đốt của Nga
    Doanh nghiệp Trung Quốc vung tiền mua một sân bay ở Đức
    Doanh nghiệp châu Âu ngày càng chán Trung Quốc
    Chủ tịch Fed: Anh rời EU sẽ gây tác động nghiêm trọng