Nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với tương lai màu xám trong năm 2018?; Đóng cửa rừng, giá gỗ cao su tăng kỷ lục; Kinh tế Ấn Độ loạng choạng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016
- Cập nhật : 07/07/2016
Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
Ấn Độ áp đặt giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với 173 sản phẩm thép trong tháng 2/2016, giúp cắt giảm các lô hàng trong nước vào tháng trước, xuống mức thấp nhất trong ít nhất 14 tháng. MIP có hiệu lực vào tháng 8.
Nước này là nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới, với tổng công suất 110 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nội địa cho biết, lợi nhuận của ngành này chịu ảnh hưởng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ấn Độ đang tiến hành cuộc thăm dò chống bán phá giá đối với nhập khẩu một số sản phẩm thép từ một số nước.
Những mặt hàng này sẽ được loại bỏ từ danh sánh thuế chống bán phá giá được áp đặt, trong khi các sản phẩm mới sẽ được bổ sung.
Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
Việc niêm yết trên sàn chứng khoán London kỳ vọng giúp quỹ VEIL (thuộc Dragon Capital) nâng cao tính minh bạch và thanh khoản.
Công ty Dragon Capital Group (DCG) cho biết, ngày 5/7 Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc công ty này đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chính của Sở giao dịch Chứng khoán London (Mã CK: VEIL).
Sau khi niêm yết, VEIL được chờ đợi sẽ trở thành một kênh huy động vốn nổi bật đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường Việt Nam nhờ vào giá trị tổng tài sản đang quản lý và nguyên tắc tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành có tiềm năng tăng trưởng cao. Hiện tại, gần một nửa tổng tài sản ròng do VEIL quản lý là các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp đã kín tỷ lệ sở hữu nước ngoài và những nhà đầu tư nước ngoài khác thường phải trả mức giá cao hơn giá trị thị trường nếu muốn sở hữu các cổ phiếu này.
Ra đời vào năm 1995, VEIL là quỹ đầu tư có thâm niên và lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản ròng hơn 900 triệu USD. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán London được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch và thanh khoản của chứng chỉ quỹ VEIL. Từ đó có thể mở rộng cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân nước ngoài, thu hút nhiều hơn sự chú ý của các chuyên viên phân tích, góp phần thu hẹp mức chiết khấu giữa thị giá và tài sản ròng hiện tại.
Thành lập vào năm 1994, Dragon Capital có khoảng 100 nhân viên và quản lý tổng tài sản tương đương hơn 1,3 tỷ USD thông qua các quỹ đầu tư và tài khoản uỷ thác chuyên biệt.
CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc
Quỹ đầu tư quản lý danh mục trị giá 1,2 tỷ USD đang đàm phán về việc đấu tư vào CII.
Báo cáo cập nhật tình hình hoạt động tháng 6 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (mã CII) cho biết, công ty đã khởi động đàm phán từ cuối tháng 6 vừa qua với một quỹ đầu tư từ Hàn Quốc về việc đầu tư vào CII.
Theo CII, quỹ đầu tư này đang quản lý danh mục trị giá 1,2 tỷ USD. Vào ngày 8/7 sắp tới, hai bên sẽ thảo luận chi tiết cấu trúc của thương vụ để triển khai các công việc tiếp theo. CII cũng lưu ý rằng "đây chỉ là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán, kết quả cuối cùng của thương vụ không phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra".
Mới đây, CII đã đăng ký mua hơn 24 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, dự kiến thực hiện giao dịch từ 28/7 đến 27/8 bằng phương thức khớp lệnh. Việc mua lại số cổ phiếu quỹ, theo CII, là nhằm sử dụng để thưởng cho cổ đông, bình ổn giá cổ phiếu CII và để đàm phán bán lại cho các nhà đầu tư mới với mức giá không thấp hơn 130% giá mua.
Ngoài ra, CII cũng dự kiến sẽ chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20%/mệnh giá năm 2016 làm 3 đợt. Trong đó, đợt I chi trả 6,5%, ngày đăng ký cuối cùng là 19/7 và ngày chi trả là 18/8.
Đợt trà cổ tức thứ hai dự kiến trước tết Âm lịch năm 2017 với tỷ lệ 6,5%. Đợt 3 dự kiến vào tháng 4/2017, trước Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, với tỷ lệ 7%.