tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-2016

  • Cập nhật : 07/07/2016

Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: “Miếng bánh” của “khách”?

Trong 3 năm gần đây, mỗi năm chúng ta phải chi khoảng nửa tỷ USD cho nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), danh mục thuốc BVTV được sử dụng đã lên tới gần 1.700 hoạt chất, trong khi các nước trong khu vực chỉ có khoảng 400-600 hoạt chất.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp thuốc trừ sâu cho VN, chiếm tới 49% trong tổng kim ngạch, trị giá 140,38 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2016. Tính ra mỗi tháng VN phải chi hơn 616 tỷ đồng, mỗi ngày VN phải dành ít nhất 20,5 tỷ đồng để nhập thuốc trừ sâu Trung Quốc.

Những con số này khẳng định, VN đang thực sự là mảnh đất màu mỡ cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu của Trung Quốc. Điều đáng nói, đây mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Thực tế, lượng thuốc trừ sâu từ Trung Quốc được tuồn vào thị trường nội địa còn lớn gấp nhiều lần, thông qua các con đường tiểu ngạch mà các cơ quan chức năng chưa thể quản lý được.

Lý giải cho việc VN là quốc gia nhập khẩu và phụ thuộc lớn nhất vào thuốc trừ sâu Trung Quốc, ông Nguyễn Thơ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật cho rằng, do công nghệ sản xuất trong nước chưa có khả năng sản xuất được thuốc BVTV mà chỉ dừng lại ở mức pha chế, gia công, đóng gói… Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu của Trung Quốc giá rẻ, không đội giá thành nông sản, lại dễ sử dụng nên được nông dân nước ta ưa chuộng. Cũng theo ông Thơ, các DN sản xuất thuốc BVTV Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào thị trường VN, khi họ bỏ công sức nghiên cứu rất kỹ nông vụ nước ta để sản xuất những sản phẩm phù hợp.

Trong khi đó, hàng năm các nhà khoa học của VN cũng đã bỏ không ít giấy mực để nghiên cứu về lĩnh vực này, song những kết quả khi ra “lò” đều chỉ trên lý thuyết. Có lẽ, đã đến lúc không chỉ quản lý chặt việc nhập khẩu, sử dụng thuốc BVTV, hướng đến những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người làm nông nghiệp và người tiêu dùng, thân thiện môi trường, mà Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc khuyến khích các cá nhân, DN trong nước đầu tư vào lĩnh vực này. Bởi, nước ta có một nền nông nghiệp lớn, nhu cầu thuốc BVTV rất lớn, nên sẽ rất khó hiểu khi biến mình thành thị trường màu mỡ cho các DN nước ngoài trong lĩnh vực thuốc BVTV.(DDDN)


Hơn 5.000 con cá sấu không có đầu ra

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau hơn 5.000 cá sấu không bán được do không có thị trường tiêu thụ.

Theo báo cáo từ cơ quan chức năng, hiện nay tỉnh Cà Mau có trên 300 hộ dân nông thôn nuôi cá sấu theo quy mô nhỏ với vài chục con/hộ. Ước tính tổng đàn cá sấu đã lên tới trên 5.000 con. Đấy là chưa kể tới một số trang trại nuôi cá sấu với quy mô 500-700 con/trang trại. Tuy nhiên, hiện nay cá sấu không bán được do không có thị trường tiêu thụ.

Thỉnh thoảng có thương lái tới tận nhà mua với giá khoảng 100.000 đồng/kg, nhưng họ chỉ mua loại từ 15 - 30 kg/con. Được biết, thương lái mua cá sấu theo đúng quy cách như vậy là để xuất khẩu sang Trung Quốc nên thị trường tiêu thụ rất bấp bênh. Có thời điểm xuất khẩu thuận lợi thương lái tranh mua, nâng giá, nhưng có thời điểm cả năm trời không thấy mua. Ngoài thị trường Trung Quốc thì không còn có nước nào nhập khẩu cá sấu của Việt Nam .

Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau còn khoảng 1.200 con cá sấu có trọng lượng từ 50 – 80 kg/con. Trường hợp này người nuôi cá sấu phải bán cho các chủ trang trại để chuyển sang cho cá sấu đẻ.

Ông Lê Minh Dũng, một người dân ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2010 gia đình ông nuôi 30 con cá sấu, đã bán được 20 con, trừ chi phí đầu tư còn lãi được 10 triệu đồng, hiện nay còn lại 10 con, trọng lượng mỗi con đã trên 60 ký, bán không ai mua. Trong khi đó, n uôi cá sấu phải đầu tư vào con giống, chuồng trại, thức ăn. Nếu bán được giá thì cũng có lãi nhưng không nhiều, nhưng nếu bán không được thì sẽ lỗ nặng.

Nhằm giúp người nuôi cá sấu tránh thiệt hại, cơ quan chức năng yêu cầu người dân có nhu cầu nuôi cá sấu thì phải đăng ký vói Chi cục kiểm lâm, qua đó cơ quan này có kế hoạch hỗ trợ thị trường tiêu thụ; Khuyến cáo bà con không nên nuôi cá sấu ồ ạt nếu chưa tìm được đầu ra; Khi nuôi cần có sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật trung tâm khuyến ngư để có nguồn giống chất lượng, kỹ thuật nuôi đúng quy trình, đạt hiệu quả cao.


Xuất khẩu thủy sản đạt 3,07 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 cả nước đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015. 
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta có biến động mạnh, giá cá tra nguyên liệu giảm xuống ở mức thấp nhất (còn 19.000-20.500 đồng/kg). 
 

Dự báo, trong thời gian tới, thị trường cá tra nguyên liệu sẽ vẫn trầm lắng khi chưa có các đơn hàng ký mới xuất đi các thị trường chính như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU)… Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu có xu hướng ổn định nhưng trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu hạn chế do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến việc thả nuôi của nông dân.(Hanoimoi)


Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm 2016

Tiến sỹ Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, cho biết Quốc hội có thể sẽ phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay.

 

Quốc hội sẽ xem xét đề xuất phê chuẩn Hiệp định TPP từ Chủ tịch nước, Chính phủ và các bộ, ban, ngành hữu quan. Sau khi thẩm tra Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế cùng các nội dung liên quan tới Hiệp định TPP như sự cần thiết phê chuẩn hiệp định; trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn; tính hợp hiến và mức độ tương thích với các văn bản pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần hiệp định và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, Quốc hội sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định TPP.

Quốc hội sẽ phê chuẩn Hiệp định TPP bằng một nghị quyết; trong đó, phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP và thừa nhận hiệu lực thi hành các cam kết mà Việt Nam cần phải thực hiện.

Để thẩm tra và phê chuẩn Hiệp định TPP trong thời gian tới, các bộ, ngành được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Đối ngoại cùng các cơ quan khác của Quốc hội để nhanh chóng hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định TPP.

Cụ thể như Bộ Công Thương cần cung cấp và phổ biến thông tin toàn diện, đầy đủ về Hiệp định cho các đại biểu Quốc hội; tiến hành rà soát, đánh giá tính hợp hiến và mức độ tương thích của Hiệp định TPP với các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện Hiệp định TPP. Đồng thời tổ chức đánh giá tác động của Hiệp định TPP đối với các ngành, các lĩnh vực, nhất là những thách thức đặt ra và giải pháp cụ thể để tận dụng cơ hội và tối đa hóa lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP...

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tham vấn rộng rãi để ghi nhận các ý kiến, quan điểm về những tác động trực tiếp từ Hiệp định TPP. Từ đó, giúp cho các cơ quan tham vấn xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai thực hiện sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực đối với Việt Nam.


ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5

ico: xuat khau ca phe toan cau giam 6,8% trong thang 5

ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5

Vinanet - Tổ chức Cà phê Quốc tế ICO cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5 so với cùng tháng năm 2015, đạt tổng cộng 9,32 triệu bao loại 60 kg/bao.
Trong 8 tháng dầu niên vụ 2015/16, bắt đầu từ 1/10 năm ngoái, xuất khẩu cà phê đã tăng 1,6% lên 75,95 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê Robusta giảm 9,6% trong tháng 5 so với một năm trước xuống 3,37 triệu bao.
Tổng xuất khẩu robusta trong niên vụ này tính đến nay đã giảm 5,1% xuống 27,53 triệu bao.
Xuất khẩu của cà phê arabia trong tháng 5 giảm 5,1% so với tháng 5/2015, xuống 5,95 triệu bao.
Cộng dồn lượng arabia xuất khẩu tính đến nay trong niên vụ này tăng 6% so với cùng kỳ năm trước lên 48,42 triệu bao.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục