Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng lên 4,03 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2016
Báo Die Welt của Đức dẫn nguồn tin chính phủ cho biết chính phủ Đức đã thừa nhận xuất khẩu vũ khí trị giá 4,03 tỷ euro trong nửa đầu năm nay, tăng từ 3,46 tỷ euro trong cùng kỳ năm 2015.
Bộ Kinh tế từ chối bình luận.
Hôm chủ nhật 3/7, từ báo Welt am Sonntag trích dẫn một báo cáo từ Bộ Kinh tế sẽ được trình lên nội các vào thứ tư 6/7 cho biết xuất khẩu vũ khí của Đức gần gấp đôi trong năm 2015 lên mức cao nhất kể từ đầu thế kỷ này.
Trị giá đã cấp cho các đơn vị riêng rẽ xuất khẩu là 7,86 tỷ euro (8,75 tỷ USD) năm ngoái so với 3,97 tỷ euro xuất khẩu vũ khí trong năm 2014.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Sigmar Gabriel đã hứa thực hiện một cách tiếp cận thận trong hơn nhiều để cấp phép xuất khẩu vũ khí, đặc biết liên quan tới Trung Đông.
Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6
Viện cà phê quốc gia Costa Rica ICAFE cho biết xuất khẩu cà phê từ Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6 so với cùng tháng năm 2015.
Cà phê xuất khẩu từ nước này, một trong số các nhà sản xuất nhỏ nhất Trung Mỹ nhưng được biết với cà phê chất lượng cao, đạt tổng cộng 159.655 bao loại 60 kg/bao trong tháng 6.
Xuất khẩu trong 9 tháng của niên vụ hiện nay 2015/16 đạt tổng cộng 990.097 bao, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm niên vụ 2014/15.
Mùa cà phê tại Trung Mỹ và Mexico, cùng sản xuất khoảng 1/5 cà phê arabica của thế giới, hoạt động từ tháng 10 tới tháng 9 năm sau.
Hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn 79%
Chính phủ Trung Quốc đã cấp hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ cho quý 3/2016 cao hơn 79% so với một năm trước.
Hạn ngạch này mang hạn ngạch cả năm nay lên hơn gấp đôi số lượng ba quý đầu năm ngoái.
Trung Quốc đã cấp hạn ngạch xuất khẩu cho các nhà máy lọc dầu 6,085 triệu tấn nhiên liệu trong quý 3. Điều này nâng tổng hạn ngạch xuất khẩu trong ba quý lên tới hơn 40 triệu tấn so với 19 triệu tấn trong cùng kỳ năm trước do Trung Quốc cũng cấp phép cho các nhà máy lọc dầu độc lập, được biết như teapots, để xuất khẩu nhiên liệu của họ trong năm nay.
Hạn ngạch quý 3 giảm từ 14,5 triệu tấn trong quý 2 và 20,9 triệu tấn trong quý 1 năm nay.
Xăng chiếm phần lớn trong hạn ngạch xuất khẩu quý 3 ở mức 2,4 triệu tấn, mặc dù dư thừa sản phẩm này ở châu Á kể từ tháng 2 do các nhà máy lọc dầu sản xuất nhiên liệu động cơ để cố gắng thu lợi nhuận cao. Số liệu này giảm từ mức 3,2 triệu tấn trong quý 2 và 4,4 triệu tấn trong quý 1.
Dư cung đã phá vỡ lợi nhuận xăng của các nhà máy lọc dầu châu Á. Lợi nhuận đã lao dốc xuống mức thấp 22 tháng tại 3,69 USD/thùng vào 1/7 mặc dù từ tháng 5 tới tháng 7 thường là giai đoạn nhu cầu lên đỉnh điểm trên toàn cầu.
Công ty CNOOC không tham gia trong đợt hai hay ba của hạn ngạch xuất khẩu năm nay. Hạn ngạch quý 1 của công ty này là 1,6 tỷ tấn nhiên liệu gồm xăng, dầu mazut, nhiên liệu bay/dầu hỏa.
Sinochem Quanzhou được đưa hạn ngạch xuất khẩu cao nhất trong quý 2 so với các đối tác lớn hơn Sinopec và PetroChina.(VITIC)
Hàn Quốc đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 37 tỷ USD vào năm 2020
Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 42 nghìn tỷ won (36,65 tỷ USD) trong năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng liên quan vào năm 2020 như một phần nỗ lực để đáp ứng cam kết của mình tại hội nghị thượng đỉnh ở Paris năm ngoái về cắt giảm khí thải nhà kính.
Bộ Năng lượng cho biết trong tổng số 30 nghìn tỷ won sẽ được các cơ sở nhà nước chi tiêu cho năng lượng mặt trời và năng lượng gió với công suất kết hợp 13 GW vào năm 2020.
Kế hoạch đầu tư này cũng kêu gọi 12 nghìn tỷ won trong việc nâng cấp truyền tải điện và hệ thống lưu trữ năng lượng.
Hàn Quốc là nước nhập khẩu dàu thô lớn thứ 5 thế giới và mua khí tự nhiên hóa lỏng LNG lớn thứ hai.
Chae Hee-bong, thứ trưởng bộ chính sách tài nguyên và năng lượng cho biết “chúng tôi có kế hoạch phát triển các lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo của nước này thông qua các quỹ định nới lỏng và hỗ trợ”. Ông cho biết chính phủ dự kiến các lĩnh vực này tạo ra 20,7 nghìn tỷ USD trong xuất khẩu và 120.000 việc làm vào năm 2020.
Năm ngoái sau cuộc họp ở Paris, Hàn Quốc thiết lập mục tiêu giảm khí thải nhà kính 37% vào năm 2030 từ những mức hiện nay.
Hàn Quốc cho biết họ có mục tiêu tạo ra 7% năng lượng của họ từ nguồn tái tạo vào năm 2020, tăng từ mục tiêu 6% trước đó.
Là một phần của kế hoạch này, chính phủ sẽ dần dần cho phép các nhà điều hành lĩnh vực tư nhân cung cấp điện trực tiếp cho người tiêu dùng.
New Zealand: niềm tin kinh doanh lạc quan tăng trong quý II
Niềm tin kinh doanh của New Zealand tăng trở lại trong quý II nhưng lạm phát ảm đạm và sự bất ổn toàn cầu cao có thể dẫn các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 8 sắp tới, một cố vấn kinh tế cho biết vào hôm thứ Ba (5/7).
19% trong số các công ty được khảo sát dự báo điều kiện kinh doanh nói chung được cải thiện so với 2% trong quý trước đó, khảo sát doanh nghiệp hàng quý của Viện nghiên cứu kinh tế New Zealand cho biết.
Trong khi các công ty ước tính lợi nhuận cải thiện, lạm phát thấp, nhà kinh tế cao cấp Christina Leung tại NZIER cho biết.
"Triển vọng lạm phát giảm chỉ ra còn phạm vi hơn nữa để tiếp tục cắt giảm lãi suất" bà cho biết.
Bà cũng lưu ý rằng không chắc chắn cao từ quyết định mới đây của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu "cho thấy một nguy cơ lớn hơn", ngân hàng sẽ lựa chọn cắt giảm lãi suất trong một nỗ lực nhằm đệm các nền kinh tế New Zealand chống lại bất kỳ rủi ro suy thoái.
Các ngân hàng trung ương duy trì lãi suất ở mức 2,25% tại cuộc họp tháng 6 nhưng chỉ ra rằng có thể cắt giảm lãi suất hơn nữa.
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, 18% công ty dự kiến điều kiện chung tăng lên so với 2% mà dự kiến điều kiện xấu đi trong các cuộc điều tra trước đó
(
Tinkinhte
tổng hợp)