Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-2016
- Cập nhật : 05/06/2016
3 dự án tại Việt Nam được JICA tài trợ vốn 160 tỷ Yên
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký với Chính phủ Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA với tổng giá trị 166 tỷ Yên Nhật cho 3 dự án.
Theo JICA, nguồn vốn ODA tài trợ lần này sẽ giúp hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thiết yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy cải thiện môi trường để khắc phục đặc tính dễ bị tổn thương của quốc gia.
3 dự án nhận được tài trợ từ JICA tại Việt Nam là: dự án Xây dựng Tuyến Đường sắt Đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và Đường dây Truyền tải Điện, dự án Cải tạo Môi trường Nước TP.HCM – Giai đoạn 2.
Cụ thể, Dự án Xây dựng Tuyến Đường sắt Đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ nhận được nguồn vốn lần ba để xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị và dịch vụ tư vấn để phục vụ mục đích xây dựng tuyến đường sắt. Dự kiến bắt đầu đưa vào khai thác vào tháng 11-2020.
Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và Đường dây Truyền tải Điện cũng là lần nhận vốn thứ 4 từ JICA, để xây dựng, mua sắm trang thiết bị để xây dựng nhà máy điện, đường dây truyền tải và trạm biến áp. Vốn vay còn được sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung cho các nhà máy điện lân cận. Dự kiến vào tháng 4-2018, các hạng mục của dự án sẽ được đưa vào sử dụng
Khoản vay ODA lần thứ ba của Dự án Cải tạo Môi trường Nước TP.HCM – Giai đoạn 2 sẽ được phân bổ để cải tạo hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, bao gồm việc cải tạo kênh rạch, cải tạo sửa chữa hệ thống đường ống nước thải, xây mới hệ thống đường ống nước thải kết hợp và mở rộng nhà máy xử lý nước thải cũng như dịch vụ tư vấn. Dự kiến, dự án sẽ được đưa vào sử dụng vào tháng 10-2019.
Tổng Lãnh sự Anh: Mong Đà Nẵng trở thành điểm đến số 1 của doanh nghiệp Anh
Theo ông Ian Gibbons, Đà Nẵng là đối tác rất quan trọng với Anh quốc, cả hai bên đã có những mối quan hệ đối tác và những cơ hội hợp tác sẽ làm nền tảng thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên trong tương lai.
“Chúng tôi cùng hướng đến một kết quả đó là tối ưu hoá cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng. Chúng tôi đã đưa những đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Anh đến với Thành phố Đà Nẵng để xây dựng mối quan hệ hợp tác 2 bên và chúng tôi không chỉ tập trung vào thế mạnh của Anh quốc mà còn với cả Đà Nẵng, xây dựng sự hợp tác trên nền tảng lợi thế 2 bên đế cùng hợp tác, cùng phát triển.
Ký kết hợp tác giữa Ban quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam.
Chúng ta có thể làm được nhiều hơn nữa trên những tiềm năng, cơ hội đã có. Tiềm năng, đó chính là những điều kiện thuận lợi, sự đồng hành hỗ trợ nhiệt tình nmà Đà Nẵng đã tạo ra cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp Anh rất mong muốn sẽ góp phần vào sự phát triển của Đà Nẵng. Chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa để Đà Nẵng trở thành điểm đến số 1 của nhà đầu tư Anh, và Anh quốc cũng sẽ là điểm đến số 1 của doanh nghiệp Đà Nẵng”, ông Ian Gibbons chia sẻ.
Ông Ian Gibbsons nói thêm, hiện nay doanh nghiệp Anh đã và đang rất háo hức để đầu tư vào Đà Nẵng đối với 2 lĩnh vực du lịch, khách sạn. Và đây cũng chính là 2 ngành mà các nhà đầu tư Anh có thế mạnh cũng như là 2 ngành dịch vụ mà Đà Nẵng định hướng phát triển trong tương lai.
Tại buổi toạ đàm, ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Đà Nẵng và thị trường Anh trong năm 2015 đạt 30,3 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 30 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thuỷ sản, sảm phẩm dệt may, cao su thành phẩm, thủ công mỹ nghệ…
Tính đến nay, Đà Nẵng tiếp nhận 9 dự án FDI của Anh, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,6 triệu USD, chủ yếu trên các lĩnh vực đào tạo tiếng Anh, công nghệ thông tin, tư vấn doanh nghiệp, xuất nhập khẩu…Trên địa bàn thành phố có nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Anh và ngược lại, hiện có 6 doanh nghiệp của Đà Nẵng có quan hệ xuất nhập khẩu với Anh.
Ông Minh cho rằng, nNhững con số trên cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Đà Nẵng và thị trường Anh trong những năm qua có bước phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cũng như mong muốn của cả hai bên.
"Hiệp hội doanh nghiệp Anh bắt đầu có mặt tại việt Nam từ năm 1996 và là hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Chúng tôi hiện có hơn 400 thành viên ở Việt Nam và Hiệp hội có bộ phận làm việc tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hy vọng sắp tới Hiệp hội sẽ có bộ phận làm việc tại Đà Nẵng đễ có những hoạt động hỗ trợ hợp tác đầu tư tốt hơn”, ông Ken Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam cho biết.
Bà Huỳnh Liên Phương, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng (IPC Đà Nẵng) cho biết, Đà Nẵng hiện nay có những lợi thế để nhà đầu tư Anh có thể tiến hành đầu tư vào, đó là có Cảng nước sâu Tiên Sa công suất 7 triệu tấn và sẽ được nâng cấp lên 10 triệu tấn vào năm 2018, là sân bay quốc tế Đà Nẵng, là nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí rẻ hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippins, Malaysia…Đặc biệt, chi phí cho thuê đất của Đà Nẵng hiện nay thấp hơn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
“Đầu tư trực tiếp châu Âu vào Đà Nẵng vẫn còn chiếm tỷ lệ chưa lớn, do đó còn tiềm năng cơ hội rất nhiều. Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Anh và Đà Nẵng còn chênh lệnh và chúng tôi mong muốn doanh nghiệp Anh sẽ ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh hơn nữa tại Đà Nẵng”, bà Huỳnh Liên Phương chia sẻ.
Cũng tại buổi toạ đàm, lãnh đạo Ban quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam cũng đã tiến hành kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa 2 bên.
Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo bị xử phạt lên tới 80 triệu đồng
Ngày 26-5, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (gọi tắt là Nghị định 45).
Điều 1 Nghị định 45 sửa đổi, bổ sung các Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 19, 20, 21, 22, 29, 48 của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Điều 2 bãi bỏ Điều 23 của Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Nghị định 45 có các nội dung mới như tăng mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến quy định thủ tục khai hải quan; giám sát hải quan; kiểm soát hải quan; kiểm tra, thanh tra hải quan; kê khai thuế, trốn thuế, gian lận thuế... Đồng thời quy định mới đối với thẩm quyền xử phạt của các lực lượng liên quan.
Nghị định 45 cũng quy định chi tiết các mức, hình thức xử phạt và những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan.
Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan Hải quan.
Hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.
Phạt tiền từ 40-80 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm; sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan; truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan mà không phải là tội phạm.
Nghị định 45 cũng bổ sung nhiều nội dung mới, như: Thêm thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển. Trong đó, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1 triệu đồng đối với tổ chức.
Trạm trưởng, Đội trưởng của người có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2,5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với tổ chức.
Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với tổ chức.
Cảnh sát viên Cảnh sát Biển đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1,5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3 triệu đồng đối với tổ chức.
Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát Biển có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10 đồng đối với tổ chức.
Nghị định cũng quy định thầm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan của Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát Biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát Biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát Biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát Biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát Biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển.
Nghị định bổ sung thêm trường hợp xử phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế cao hơn so với quy định của pháp luật về thuế; xử phạt vi phạm về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi.
Nghị định 45 có hiệu lực thi hành kể từ 1-8-2016.(HQ)
Nhà đầu tư nước ngoài mua gần 23 triệu cổ phiếu trong tháng 5
Theo kết quả tổng kết của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển nhượng tổng cộng 37,07 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 698,38 tỷ đồng.
Trong đó giao dịch bán ra là 14,32 triệu cổ phiếu, giao dịch mua vào lên tới 22,74 triệu cổ phiếu.
Tính đến thời điểm 31-5-2016, số cổ phiếu niêm yết trên HNX là 377 mã cổ phiếu với tổng khối lượng niêm yết đạt 10.844 triệu cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt xấp xỉ 108.440 tỷ đồng.
Trong tháng, giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX diễn biến theo chiều hướng tăng. Đa số các chỉ số trong bộ chỉ số HNX đều tăng, trong đó chỉ số ngành Công nghiệp tăng mạnh nhất, tăng 3,07 điểm (1,67%), đạt 187,34 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường giảm so với tháng trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 943,89 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt 11.154 tỷ đồng. Tính bình quân khối lượng giao dịch đạt 47,19 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 557,71 tỷ đồng/phiên (giảm 2,85% về khối lượng giao dịch, tăng 3,21% về giá trị giao dịch so với tháng trước). Giao dịch của nhóm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đạt 207,69 triệu cổ phiếu, chiếm 22,0% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trên thị trường UPCoM, tổng số cổ phiếu đăng ký giao dịch là 299 mã cổ phiếu, đã có 144,74 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 1.768 tỷ đồng, tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 7,23 triệu cổ phiếu/phiên và giá trị giao dịch đạt 88,43 tỷ đồng/phiên (giảm 32,81% về khối lượng giao dịch, giảm 31,17% về giá trị giao dịch so với tháng trước).
EVFTA áp dụng cơ chế tự vệ song phương
So với cam kết WTO, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) bổ sung một số các quy định mang tính WTO+ giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Cả doanh nghiệp Việt Nam và EU đều kỳ vọng EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực cho cả 2 bên, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm, ổn định an sinh- xã hội...
Thương mại hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng đối với bất kỳ một hiệp định nào. Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, khi EVFTA có hiệu lực sẽ yêu cầu EU ngay lập tức dỡ bỏ 85% biểu thuế áp cho hàng hóa Việt Nam. Trong vòng 7 năm tiếp theo, 99% biểu thuế của EU áp cho hàng hóa Việt Nam phải gỡ bỏ. Đây là một tỷ lệ rất lớn trong một hiệp định thương mại mà Việt Nam có thể dành được.
Tuy nhiên, khi hội nhập càng sâu thì công cụ hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Biện pháp phòng vệ thương mại được coi là “cứu cánh” cho doanh nghiệp khi các hiệp định thương mại đi vào thực thi.
Với EVFTA, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), chương về các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng công cụ phòng vệ thương thương mại truyền thống trong WTO (bao gồm các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), cho phép EU và Việt Nam bảo vệ các nhà sản xuất của mình khỏi những bóp méo cạnh tranh dưới dạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp và đối phó với những chuyển đổi mạnh mẽ trong dòng thương mại giữa hai bên (vụ việc tự vệ).
So với cam kết WTO, EVFTA bổ sung một số các quy định mang tính WTO+ giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo đó, nhằm tăng cường tính minh bạch, 2 bên thống nhất quyền kháng kiện của 2 bên được đảm bảo đầy đủ. Để hiệu quả hơn, cơ quan điều tra sẽ sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ giao tiếp và trao đổi tài liệu giữa 2 bên.
Ngoài ra, EVFTA quy định ngay sau khi một bên tiến hành các biện pháp tạm thời và ngay trước khi có quyết định cuối cùng thì bên này phải cung cấp các thông tin đã được sử dụng để đánh giá và đưa ra quyết định. Các thông tin này cần phải đầy đủ và có ý nghĩa, được cung cấp bằng văn bản và cho phép các bên liên quan có một khoảng thời gian đủ dài để góp ý. Các bên liên quan có cơ hội được giải trình trong quá trình điều tra phòng vệ thương mại.
Để đảm bảo công bằng, ngoài 3 tiêu chí của WTO cho việc khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng (có bán phá giá, có thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại), EVFTA yêu cầu các bên phải xem xét đến lợi ích của công chúng và các bên có liên quan (hoàn cảnh của ngành sản xuất trong nước, lợi ích của nhà nhập khẩu, người tiêu dùng). Khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng, quốc gia áp dụng phải nỗ lực đảm bảo rằng mức thuế áp dụng thấp hơn biên độ phá giá hay trợ cấp và chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại.
EVFTA còn quy định một cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, trong trường hợp có sự gia tăng hàng nhập khẩu do cắt giảm thuế quan theo Hiệp định và gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, quốc gia nhập khẩu được phép áp dụng tự vệ bằng cách tạm ngừng áp dụng cam kết cắt giảm thuế quan theo Hiệp định đối với hàng hóa liên quan, hoặc tạm tăng thuế nhập khẩu trở lại mức thuế MFN (áp dụng cho các thành viên WTO) hiện hành hay mức thuế cơ sở ban đầu cho đàm phán (tùy theo mức thuế nào thấp hơn).
Thời hạn áp dụng tự vệ được phép là 2 năm, có thể gia hạn thêm nhưng tối đa không quá 2 năm. Trong hoàn cảnh khẩn cấp, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng cơ chế tự vệ “nhanh” (biện pháp tự vệ tạm thời) trên cơ sở đánh giá sơ bộ về các điều kiện tự vệ. Bên áp dụng tự vệ phải tham vấn với bên bị áp dụng tự vệ về mức bồi thường thỏa đáng.
Nhằm hiện thực hóa lợi ích của EVFTA, Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn để Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018.(HQ)