Trung Quốc thay đổi tỉ giá khiến tăng nhập khẩu 0,04%
Khởi công đề án thăm dò than trữ lượng khoảng 236 triệu tấn
8 tháng 2015, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang châu Phi tăng mạnh
Giá cao su có thể phục hồi khi El Nino hoạt động mạnh
Thép VN xuất khẩu sang Ấn Độ bị áp thuế 20%
Tin kinh tế đọc nhanh 05-06-2016
- Cập nhật : 05/06/2016
Âm mưu của Trung Quốc khi mua hầm vàng lớn nhất nhì thế giới
Là một phần trong kế hoạch soán ngôi của Trung Quốc
Hiện nay ICBC là ngân hàng lớn nhất thế giới xét theo tổng tài sản. Theo BBC, Trung Quốc chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu vàng của toàn thế giới. Bởi vậy, rõ ràng là ICBC cần phải bước chân vào thị trường giao dịch vàng.
Tuy nhiên, hầm vàng mà ICBC vừa mua được Barclays mở ra năm 2012 và có thể chứa được tối đa 2.000 tấn kim loại quý (gồm vàng, bạc và bạch kim). Đây là một trong những hầm lớn nhất trên thị trường London.
Thực sự thì ICBC được gì?
Mới đây tỷ phú George Soros đã mua cổ phần của Barrick Gold – tập đoàn khai thác vàng lớn nhất thế giới. Ông cho rằng vàng sẽ tăng giá và do đó cổ phiếu của Barrick cũng sẽ tăng theo.
John Paulson – người từ xưa đến nay vẫn kiên trì với vàng - mới đây đã giảm 17% lượng cổ phần mà ông đang nắm giữ ở quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust. Tuy nhiên vì ông vẫn còn giữ một lượng cổ phần rất lớn ở đây, động thái này được cho là để chốt lời thay vì Paulson đã có cái nhìn khác về vàng.
Tuy nhiên, có một điểm chung giữa 2 tỷ phú nổi tiếng: họ đều trực tiếp đặt cược vào giá vàng.
Trong khi đó, quyết định của ICBC không thực sự là đặt cược vào giá vàng mà là vào hoạt động giao dịch vàng. ICBC sẽ đóng vai trò là trung gian giữa người sở hữu vàng, người mua và người bán. Sơ đồ dưới đây sẽ làm rõ điều này. Đó mới là điểm quan trọng nhất.
Mặc dù vàng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và làm nhiều đồ trang sức, một trong những công dụng lớn nhất của vàng là làm nơi cất giữ giá trị. Có nghĩa là người dân bình thường cũng như các công ty và định chế tài chính mua vàng đơn giản là để sở hữu nó. Nhưng bạn không thể giữ vàng bên cạnh mình nếu khối lượng quá lớn, đó cũng chính là lý do các nhà đầu tư lớn phải mua các két sắt an toàn. Và, người ta cũng phải trả tiền để thuê nơi cất giữ cũng như phí trông coi.
ICBC muốn thu các khoản phí này khi sở hữu một trong những hầm vàng lớn nhất thế giới. Đồng thời, bằng cách có một hầm vàng ở London, ngân hàng này sẽ có thể làm việc với các khách hàng không muốn để vàng ở Trung Quốc.
Vị thế của ICBC trên thị trường vàng cũng tăng lên. Vài tuần trước, ngân hàng này gia nhập hệ thống giao dịch bù trừ kim loại quý London (hệ thống này đã không kết nạp thành viên mới trong hơn 1 thập kỷ qua). ICBC cũng bắt đầu báo giá cho Hiệp hội thị trường vàng London, cơ quan xây dựng chỉ số chuẩn cho giá vàng.
Uber tăng trưởng thần tốc tại Trung Quốc
“Kết quả cuộc họp của OPEC không ảnh hưởng tới giá dầu“
Tuy nhiên, hầu hết các nước sản xuất thành viên, nhất là Iran, đã không nhất trí với sáng kiến của Riyadh.
Theo đề xuất do tân Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih đưa ra, hạn ngạch sản lượng chung của OPEC sẽ được duy trì ở mức trần từ 31,8-32,5 triệu thùng/ngày, giảm so với mức sản lượng 32,77 triệu thùng/ngày hiện nay.
Cùng ngày 3/6, giá dầu Brent biển Bắc đã không bị tác động nào và vẫn giữ ở mức khoảng 50 USD/thùng mặc dù OPEC không nhất trí về các mục tiêu sản lượng trên.
Fed có thể lùi thời điểm tăng lãi suất để tránh rủi ro từ Brexit
Ngày 23/6, cử tri Xứ sở Sương mù sẽ đi bỏ phiếu để quyết định tư cách thành viên của đất nước Anh trong EU. Có ý kiến cho rằng những rủi ro địa chính trị liên quan đến diễn biến này có thể sẽ khiến Fed phải dời thời điểm tăng lãi suất đến tháng Bảy, tức là sau khi mọi chuyện đã “an bài,” bất chấp việc các quan chức của thể chế này đồng lòng ủng hộ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trước những diễn biến tích cực của kinh tế Mỹ.
“Brexit” - chỉ khả năng Vương quốc Anh rời EU, sẽ gây rối loạn các thị trường tài chính toàn cầu, khiến rủi ro tín dụng tăng cao và tạo ra làn sóng đầu tư tập trung vào các loại tài sản an toàn cũng như đẩy giá trị đồng USD lên cao.
Sự bình ổn của đồng bạc xanh trong thời gian gần đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Fed - Ngân hàng trung ương Mỹ - an tâm với quyết định điều chỉnh lãi suất, và vì thế các nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ phải đợi cho đến khi những mối đe dọa về Brexit qua đi rồi mới đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, "Brexit" không phải là mối lo duy nhất tại thời điểm này kể cả khi người Anh lựa chọn gắn bó với EU vì trong nội bộ khối vẫn sẽ tồn tại những bất đồng. Đồng thời, cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tại nước Anh cũng tạo ra tâm lý muốn ly khai ra khỏi EU tại các nước châu Âu khác.
Trong một diễn biến có liên quan, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 2/6 đã công bố báo cáo cho thấy “Brexit” sẽ gây ra ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu. Trong đó, đến năm 2020, nếu nước Anh lựa chọn nói Có đối với “Brexit” thì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ thấp hơn 3 điểm phần trăm so với kịch bản nước Anh vẫn ở lại với EU.
Trong lúc đối với phần còn lại của châu Âu, việc để mất một trong những nền kinh tế lớn nhất châu lục sẽ lấy đi 1% tăng trưởng GDP của EU.
Tập đoàn CMC Group dự đoán khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng Sáu là 17%, so với con số 57% của tháng Bảy.
Singapore mua cổ phiếu Alibaba: Nhà đầu tư vẫn tin vào kinh tế Trung Quốc
Margaret Yan – chuyên gia phân tích tại CMC Markets (Singapore) nhận định: "Cả GIC và Temasek vẫn tin vào nền kinh tế Trung Quốc cũng như sự phát triển của ngành thương mại điện tử và công nghệ tại quốc gia này. Thương vụ mua bán này còn thể hiện sự quan tâm của Singapore với nền thương mại điện tử tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác".
Đây cũng là lần đầu tiên Tập đoàn SoftBank bán cổ phiếu Alibaba sau 16 năm nắm giữ.
Theo thông báo từ Alibaba, Temasek và GIC sẽ trả 500 triệu USD cộng thêm 74 USD cho mỗi cổ phiếu Alibaba. Mỗi quỹ sẽ nắm giữ 6,76 triệu cổ phiếu mới.
Như vậy, hai quỹ đầu tư của Singapore đã trở thành cổ đông lớn thứ hai của Alibaba. Trước đó, hai quỹ này đều là những nhà đầu tư lâu năm và sở hữu lượng lớn cổ phiếu tại đại gia thương mại điện tử Trung Quốc.
Cụ thể, Temasek sở hữu 48,6 chứng chỉ tín thác Mỹ (ADR) của Alibaba. GIC cũng là một nhà đầu tư đã gắn bó lâu dài với Alibaba, trước cả khi công ty này IPO năm 2014, theo một nguồn tin giấu tên chia sẻ trên Bloomberg.
Ngoài Alibaba, hai quỹ này còn nắm giữ lượng lớn cổ phần của nhiều công ty công nghệ khác của đại lục. GIC sở hữu 60 triệu cổ phiếu có giá trị 482 triệu USD của của AAC Technologies Holdings – hãng sản xuất phụ kiện âm thanh điện thoại của Trung Quốc. Quỹ này cũng có cổ phần ở Cheetah Mobile và ChinaCache International Holdings.
Trong khi đó Temasek sở hữu 98 triệu USD cổ phần ở Tencent, công ty đứng sau ứng dụng nhắn tin WeChat nổi đình nổi đám. Cả GIC và Temasek đều sở hữu cổ phần ở công ty cung cấp dịch vụ Internet 21Vianet.
Sau thương vụ trên, SoftBank - nhà đầu tư lớn nhất của Alibaba đang sở hữu 8,9 tỷ USD cổ phiếu công ty này.