Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-06-2016
- Cập nhật : 05/06/2016
Đẩy mạnh việc đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Italy
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác, kết nối với các doanh nghiệp và hệ thống phân phố bán lẻ tại Italy là nội dung chính của hội thảo giới thiệu về Việt Nam do Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phối hợp với Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Ngoại giao và Chính quyền Vùng Emilia Romagna, Liên minh quốc gia hợp tác xã LegaCoop, phòng Thương mại Unioncamere của Italy tổ chức tại thành phố Bologna, miền Bắc Italy hôm 30/5.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa giới thiệu tổng quan những lợi thế của Việt Nam về chính trị, kinh tế và đầu tư, cũng như những bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Italy.
Thứ trưởng nhấn mạnh Việt Nam có quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, du lịch với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; được các Tổ chức quốc tế đánh giá có môi trường đầu tư khá tốt, đứng thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư. Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định thương mại tự do với 17/20 đối tác của G20 và 7/7 đối tác của G7. Việt Nam hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế với hơn 90% các dòng thuế suất cắt giảm về 0%, được xem là lợi thế lớn cho nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về quan hệ Việt Nam-Italy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italy nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng ngày càng được củng cố, tăng cường và phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 0,7 tỷ USD năm 2005 lên 4,3 tỷ USD năm 2015, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 19% năm.
Hai bên đã tổ chức hai kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, trong đó thỏa thuận nhiều nội dung hợp tác quan trọng giữa các bộ ngành và doanh nghiệp của hai bên. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Italy ông Benedetto Della Vedova cho biết quan hệ song phương trong những năm gần đây phát triển hết sức tích cực. Hiện là thời điểm hết sức thuận lợi để thúc đẩy hợp tác kinh tế Italy-Việt Nam, cũng như EU-ASEAN.
Hiệp định thương mại EU-Việt Nam là cơ hội lớn cho hai bên cùng hợp tác vượt thách thức. Ông Vedova cho rằng Việt Nam là nước mở cửa kinh tế lớn, tăng trưởng cao, có nhiều khu công nghiệp, dân số trẻ có kỹ năng... là những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Italy sản xuất và xuất khẩu sang Việt Nam và khu vực.
Ông Vedova cũng lưu ý các doanh nghiệp Italy cần thay đổi tư duy hướng tới xuất khẩu máy móc phù hợp với Việt Nam chứ không phải Việt Nam phải thích nghi với máy móc của Italy. Ông Vedova nhấn mạnh Italy mong muốn tăng cường hợp tác địa phương, đưa các doanh nghiệp địa phương đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo các kênh hợp tác đa dạng và hiệu quả. Italy có thể chia sẻ với Việt Nam về quản lý và điều hành mô hình hợp tác xã - một trong những mô hình quan trọng nhất của nền kinh tế Italy.
Trước đó, đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc với chính quyền Vùng Emilia Romagna thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa hai bên. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã cám ơn Vùng Emilia Romagna đã tạo điều kiện tổ chức chương trình hoạt động của đoàn. Đồng thời bày tỏ mong muốn Vùng Emilia Romagna hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ với Việt Nam trong lĩnh vực mà Vùng có thế mạnh như nông sản, thực phẩm nói riêng và các lĩnh vực công nghiệp khác; mở rộng, phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh vào các thị trường năng động như Việt Nam.
Thứ trưởng cũng mời lãnh đạo chính quyền vùng Emilia Romagna tham dự Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế Việt Nam-Italy lần thứ 3 tại Việt Nam vào tháng 11/2016 và tham dự Việt Nam Food Expo 2016 từ ngày 16-19/11.
Thay mặt Chính quyền Vùng, Chủ Tịch Vùng Emilia Romagna ông Stefano Bonaccini cho biết Vùng Emilia Romagna nổi tiếng về cơ khí, ôtô, nông sản, cũng như du lịch và có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Italy. Chỉ tính riêng năm 2015, xuất khẩu của Vùng đã đạt 155 tỷ euro. Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Vùng Emilia Romagna đang phát triển rất ấn tượng, hiện có hơn 600 doanh nghiệp của Vùng đầu tư vào Việt Nam với trị giá hơn 120 triệu euro.
Ông Banaccini tin tưởng rằng với nền tảng quan hệ hợp tác đang rất tốt đẹp, quan hệ hợp tác Italy-Việt Nam nói riêng và Vùng Emilia Romagna-Việt Nam nói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới vì lợi ích của cả hai bên. Ông Bonaccini cũng cám ơn Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã mời lãnh đạo Vùng thăm Việt Nam và cho biết sẽ thu xếp về chuyến thăm.
Cũng trong chương trình của đoàn công tác Bộ Công Thương tại Bologna, bên cạnh việc tổ chức hội thảo để doanh nghiệp Việt Nam và Italy giới thiệu tìm kiếm cơ hội hợp tác, đoàn Việt Nam còn tổ chức trưng bày một số sản phẩm nông sản và nước giải khát, tổ chức diễn đàn B2B giữa doanh nghiệp hai bên, đặc biệt là giữa doanh nghiệp Việt Nam với LegaCoop, hệ thống phân phối Coop Italia, hệ thống phân phối Conad nhằm đưa hàng hóa của Việt Nam vào hệ thống bán lẻ của Italy. LegaCoop có 12 triệu hội viên trên toàn Italy và 3,5 triệu hội viên ở Vùng Emilia Romagna, đóng góp 9% GDP của Italy.
Chuỗi hoạt động của đoàn công tác Bộ Công Thương tại Italy nằm trong Chương trình khuyến khích, thúc đẩy đưa hàng xuất khẩu Việt Nam sang châu Âu. Thông qua chuỗi hoạt động này, các doanh nghiệp Italy sẽ có thêm thông tin về tiềm năng, chất lượng của hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội kết nối với các nhà nhập khẩu, tập đoàn kinh tế lớn của Italy để đưa hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Italy nói riêng và châu Âu nói chung. Qua đó, góp phần đưa quan hệ thương mại song phương lên tầm cao mới, nhất là trong bố cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU đã kết thúc đàm phán và chuẩn bị được ký kết.(Vietnam+)
Hạ viện Mỹ tiến hành điều tra các lỗ hổng an ninh mạng của Fed
Báo cáo trên, được soạn thảo căn cứ trên các dữ liệu nội bộ của Fed có được thông qua Luật Tự do Thông tin, không xác định ai là thủ phạm thực hiện các vụ tấn công mạng hay liệu thông tin nhạy cảm hoặc tiền mặt có bị đánh cắp hay không.
Trong bức thư, Chủ tịch Ủy ban Lamar Smith và Hạ nghị sĩ Barry Loudermilk cho rằng có lẽ hệ thống an ninh mạng của Fed không đủ để ngăn chặn các mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống dữ liệu nhạy cảm của mình.
Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ cũng đã yêu cầu Đội phản ứng nhanh quốc gia, đơn vị phụ trách an ninh thông tin của Fed, phải giao nộp tất cả các báo cáo gốc về những sự cố thông tin kể từ ngày 1/1/2009 tới nay.
Một phát ngôn viên của Fed cho biết ngân hàng này đã nhận được bức thư và “sẽ sớm có phản hồi”.
Không thể tin được tăng trưởng của Ấn Độ
Theo hãng tin Bloomberg, các nhà kinh tế đã đưa ra dự báo rằng tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong quý I/2016 so với cùng kỳ năm trước sẽ đạt 7,5% nhưng trên thực tế, con số này ấn tượng hơn nhiều.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ giúp quốc gia này nổi bật trong nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC nhưng vẫn còn đó những nghi ngờ vào độ tin cậy của nó.
Tốc độ tăng trưởng GDP theo phương thức cũ (màu tím) và sau sửa đổi (màu ghi) của Ấn Độ trong 10 năm qua
Nhà kinh tế trưởng Shilan Shah của Capital Economics cho rằng có những bằng chứng cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đang tăng tốc trong thời gian gần đây nhưng số liệu GDP mạnh mẽ được công bố là khá khó tin.
Ông Shilan Shah
Theo ông Shah, chúng ta không nên tin tưởng hoàn toàn vào số liệu GDP do chính phủ Ấn Độ công bố bởi ngay trong năm 2015, chỉ số GDP sau sửa đổi khác rất nhiều với chỉ số được chính phủ đưa ra trước đó mặc dù với chỉ số nào Ấn Độ vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Mặc dù có những dấu hiệu tăng trưởng trong thời gian gần đây như doanh số bán ô tô và khối lượng hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh, số liệu tổng thể của nền kinh tế Ấn Độ chưa cho thấy mức tăng trưởng như vậy.
Ông Shah chỉ ra rằng số liệu được công bố ngày 31/5 cho biết ngành sản xuất Ấn Độ trong quý I/2016 tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên số liệu về sản lượng công nghiệp lại chỉ tăng có 0,2% trong cùng giai đoạn. Hơn thế nữa, tốc độ tăng trưởng của các khoản vay ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Tóm lại, nhà kinh tế trưởng này cho rằng không nên đồng nhất những số liệu kinh tế vừa được công bố với sức khỏe của nền kinh tế Ấn Độ.
Ảrập Xêút có thể khiến giá dầu giảm 50%, tại sao không?
Giá dầu đã phục hồi khá tốt nhờ đồng USD giảm giá, số liệu kinh tế Trung Quốc được cải thiện, sản lượng từ các nước ngoài OPEC (Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa) giảm và nhu cầu ngày càng tăng.
Hiện nay, giá dầu đang được giao dịch quanh mức 50 USD/thùng, cao hơn nhiều so với mức 30 USD/thùng hồi đầu năm. Nhưng tất cả có thể sẽ trở thành công cốc bởi một sự kiện “thiên nga đen” – sự kiện bất ngờ và có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.
Trong một báo cáo gần đây của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, họ cho rằng GDP toàn cầu đang bị trì trệ nếu tính theo tỷ giá USD. Đồng tiền này tiếp tục tăng giá có thể khiến Ảrập Xêút cắt sản lượng dầu thô từ từ và thúc đẩy giá dầu Brent lên trên 50 USD/thùng. Hoặc, sự kiện “thiên nga đen”: Ảrập Xêút thả xích cho đồng Riyal, khiến giá dầu sụp đổ xuống mức 25 USD/thùng.
Sự kiện này dấy lên những mối lo ngại cho thị trường dầu mỏ và nó đáng để chú ý rằng các nhà phân tích và tài chính đang tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Ảrập Xêút có thực sự muốn tháo còng cho đồng tiền của mình và bỏ đi tỷ giá hối đoái cố định hiện nay với đồng USD.
Trước đây, nhà kinh tế Jason Tuvey của Capital Economics cho rằng đồng Riyal sẽ giữ nguyên tỷ giá với đồng USD trong dài hạn. Mặt khác, giám đốc điều hành Zach Schreiber của PointState Capital lại cho rằng tình trạng dầu mỏ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài và chi phí tăng sẽ khiến quốc gia này phải từ bỏ tỷ giá đã duy trì hơn 30 năm qua.
Với đồng USD, một vài nhà phân tích cho rằng đợt tăng giá của đồng tiền này mới chỉ bắt đầu và nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn nữa trong năm nay.
Có thể nói rằng khả năng để sự kiện “thiên nga đen” này xảy ra là rất thấp, nhưng hậu quả của nó thì không thể lường trước được.(NĐH)
Bosch mở rộng hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao
Theo đó, các học viên sẽ được đào tạo trong ba năm rưỡi, phần lý thuyết sẽ được học tại trường Cao đẳng nghề LILAMA2, trong đó, học viên có thời gian 1,5 năm thực hành với máy móc và trang thiết bị hiện đại tại trung tâm của Bosch. Học viên được miễn hoàn toàn học phí và nhận trợ cấp hằng tháng. Việc tuyển sinh được thực hiện từ tháng 6/2016. Số kinh phí dành cho việc đào tạo ngành mới khoảng 150.000 USD.
Trước đó, từ năm 2013, Bosch Việt Nam đã dành khoản đầu tư 1 triệu USD cho chương trình Bosch TGA, là một trong những chương trình hợp tác đầu tiên trong khuôn khổ chương trình đào tạo nghề kép của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK Vietnam). Với chương trình này, Bosch Việt Nam đã hợp tác với trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 để đào tạo ngành chế tạo thiết bị cơ khí.
“Cơ điện tử là ngành học kỹ thuật quan trọng cho nền công nghiệp hiện đại. Việc đưa thêm ngành học này vào chương trình đào tạo là một nỗ lực của Bosch để chung tay xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao”, ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam nói và cho biết, hiện cả hai ngành chế tạo thiết bị cơ khí và cơ điện tử đã bắt đầu tuyển sinh cho năm học mới 2016-2017 với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 12 học viên cho mỗi ngành.
Tập đoàn Bosch (Đức) là nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ hàng đầu thế giới, có mặt tại Việt Nam từ năm 1994. Tại Việt Nam, Bosch có nhà máy sản xuất dây đai truyền lực biến đổi liên tục ở Long Thành (Đồng Nai). Ngoài ra, Bosch còn có Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ và các giải pháp phát triển doanh nghiệp; Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ ô tô…Ngoài sản xuất và nghiên cứu, Bosch hiện kinh doanh 7 ngành hàng tại Việt Nam.
Trong năm tài chính 2015, Bosch Việt Nam đạt doanh thu hợp nhất 68 triệu USD, tăng gần 50% so với năm trước và là kết quả cao nhất đạt được kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam.