70 người Việt đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc
Chính phủ chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý gian lận, trốn thuế
Vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam đang tăng chất
Bộ Công an thông báo kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh
Nợ xấu trong hệ thống tín dụng vẫn ở mức rủi ro
Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-06-2018
- Cập nhật : 18/06/2018
Mỹ đang kéo cả thế giới vào cuộc chiến tranh thương mại toàn diện?
Căng thẳng thương mại giờ đây đã không còn chỉ giới hạn giữa Mỹ và Trung Quốc. Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã thông báo kế hoạch đánh thuế với nhiều hàng Mỹ để trả đũa.
Việc Tổng thống Trump quyết định áp thuế với thép, nhôm và nay là hàng nhập khẩu Trung Quốc đã khiến phía Trung Quốc áp dụng các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc, châu Âu, Canada và thậm chí cả Ấn Độ, và như vậy kéo rất nhiều nước đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thương mại.
Trong ngày thứ Sáu, Tổng thống Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng Trung Quốc bắt đầu từ tháng sau, Bắc Kinh đã phản ứng nhanh lẹ đúng như kỳ vọng của thị trường.
Chỉ 5 tiếng sau khi Mỹ công bố tăng thuế với hàng Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra tuyên bố đánh thuế với quy mô tương đương, đồng thời công bố danh sách cụ thể các loại hàng hóa Mỹ phải chịu thuế cao hơn.
Danh sách hàng hóa Mỹ bị Trung Quốc áp thuế cao hơn mà Trung Quốc công bố lần này đã được mở rộng hơn so với lần mà Trung Quốc dọa đánh thuế hàng Mỹ vào hồi tháng 4/2018, tuy nhiên tổng giá trị hàng hóa phải chịu thuế vẫn ở mức 50 tỷ USD.
Máy bay đã được đưa ra khỏi danh sách và thay vào đó là nhiều sản phẩm nông nghiệp và năng lượng. Dù việc Trung Quốc đánh thuế nhiều với các sản phẩm nông nghiệp không khó đoán, nhưng việc Trung Quốc đánh thuế với dầu thô và khí đốt tự nhiên khiến không ít người ngạc nhiên bởi nó tiềm ẩn khả năng đẩy cao lạm phát ở một nước nhập khẩu ròng cả hai loại nhiên liệu trên.
Trong tháng này, Bắc Kinh đã đồng ý mua thêm khoảng 70 tỷ USD hàng Mỹ, trong đó có nông sản và năng lượng nếu Mỹ chấp nhận bỏ qua việc áp các loại thuế mới. Các biện pháp trả đũa mà phía Trung Quốc đưa ra được tính toán để gây ra nhiều thiệt hại chính trị với Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump.
Khi mà cả Mỹ và Trung Quốc không bên nào chịu nhượng bộ, nhiều doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt những doanh nghiệp sản xuất đậu tương, một mặt hàng xuất khẩu bị Bắc Kinh nhắm tới và giờ đang trong danh sách chịu thuế, đang ngày một lo lắng hơn.
“Việc sử dụng thực phẩm như một vũ khí trong các tranh chấp thương mại không khỏi khiến người ta lo sợ. Nó đe dọa đến an ninh và ổn định cuộc sống của người dân cũng như nền kinh tế của Trung Quốc và Mỹ, trong đó có hàng triệu gia đình Mỹ đang làm nghề nông nghiệp”, theo khẳng định của Chủ tịch Hiệp hội đậu tương Iowa, ông Bill Shipley, nhận xét.
Chính sách thuế mới của Washington được đưa ra khi mà trước đó Washington đã áp thuế 25% với sản phẩm thép. Giá thép tại Mỹ từ tháng 1/2018 đến nay tăng đến 40%.
Trong ngày thứ Sáu, Tổng thống Trump cảnh báo Mỹ có thể sẽ áp dụng thêm nhiều biện pháp thuế quan khác nếu Trung Quốc trả đũa. Chính quyền của ông đang cân nhắc đánh thuế thêm với khoảng 100 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Tổ chức nghiên cứu Oxford Economics ước tính rằng các biện pháp thuế nhập khẩu áp với hàng hóa giá trị khoảng 150 tỷ USD từ cả hai bên sẽ khiến cho GDP mỗi nước giảm từ 0,3% đến 0,4%.
Căng thẳng thương mại giờ đây đã không còn chỉ giới hạn giữa Mỹ và Trung Quốc. Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã thông báo kế hoạch đánh thuế với nhiều hàng Mỹ để trả đũa về các biện pháp đánh thuế nhôm thép.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo GDP toàn cầu có thể sụt giảm 1,4% nếu Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đưa ra những chính sách khiến chi phí thương mại của tất cả các bên tăng khoảng 10%. Còn theo tài liệu nội bộ của Phòng Thương mại Mỹ, cuộc chiến thương mại giữa ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến khoảng 600 nghìn người mất việc.
Các nước mới nổi cũng đang tham gia vào cuộc chiến thương mại. Trong ngày thứ Năm, Ấn Độ thông báo với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) rằng Ấn Độ có kế hoạch tăng thuế với khoảng 30 mặt hàng Mỹ, trong đó có thuế 50% với sản phẩm xe máy phân khối lớn. Thép từ Ấn Độ hiện chiếm khoảng 3% thép nhập khẩu vào Mỹ, tương đương với Trung Quốc.(Bizlive)
--------------------------
Hà Nội sẽ xây bãi xe ngầm 5 tầng rộng 1,8 ha ở trung tâm
Trao đổi với cử tri quận Hoàn Kiếm sáng 16/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã hoàn thành quy hoạch ngầm do tư vấn Nhật thực hiện và đang trình xin ý kiến Bộ Xây dựng.
Cùng với đó, để giải quyết nhu cầu bãi đỗ xe tĩnh, Hà Nội xây dựng quy hoạch bãi xe ngầm trên địa bàn các quận, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư.
"Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư sáng 17/6, thành phố sẽ công bố dự án đầu tư bãi đỗ xe ngầm đầu tiên bằng nguồn vốn xã hội hoá tại Cung thể thao Quần Ngựa (quận Ba Đình) với công suất 2.500 ôtô và khoảng 5.000 xe máy; sâu 5 tầng; diện tích 1,8 ha", Chủ tịch Hà Nội nói.
Ngoài ra, một tập đoàncũng đã nghiên cứu việc xây dựng bãi xe ngầm cạnh công viên Thủ lệ với công suất 1.400 ôtô, 2.000 xe máy.
Bên cạnh hai dự án trên, Hà Nội còn kêu gọicác nhà đầu tư xem xét các địa điểm khác như:sân trước, sân sau của Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô; trước cửa Công viên Thống Nhất; trước cửa Nhà hát lớn...
Theo lãnh đạo thành phố, để thiết kế một bãi đỗ xe ngầm phải mất hai năm; số tiền đầu tư lớn, như dự án bãi xe ngầm ở Cung thể thao Quần Ngựa lên đến 2.700 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn lâu (dư kiến 30 - 35 năm).
Từ tháng7/2016, Hà Nội đã ban hành quyết định yêu cầu tất cả công trình xây dựng cao tầng trên địa bàn đều phải có 3 tầng hầm và một căn hộ phải đảm bảo hai chỗ đỗ ôtô; gần đây thành phố thêm yêu cầu phải có quy hoạch diện tích đất để sau này làm trạm điện phục vụ ôtô điện trong tương lai.
Ưu tiên xây dựng nhà cao tầng ở khu vực vành đai
Trước ý kiến của cử tri về việc thành phố xây nhiều nhà cao tầng và đó là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng đô thị, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố khuyến khích xây cao tầng ở ngoài vành đai 3, 4.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng xây dựng nhà cao tầng là xu thế tất yếu tại nhiều đô thị phát triển. Ảnh:Bá Đô.
Theo lãnh đạo Hà Nội, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng đi Singapore vừa qua, ông đã làm việc với bộ phận quản lý đô thị của nước bạn và thấy "xu hướng xây dựng nhà cao tầng là tất yếu, không có con đường nào khác, bởi vì người tăng lên, đất thì có hạn".
Chủ tịch thành phố dẫn chứng, diện tích Singapore khoảng hơn 650 km2 nhưng có hơn 6.400 nhà cao từ 20 tầng trở lên, mật độ xây dựng dày đặc.
"Hà Nội xảy ra ùn tắc do các phương tiện giao thông tăng quá nhanh. Cụ thể, đến nay số lượngôtô khoảng 620.000 (chưa kể xe của các lực lượng vũ trang), xe máy 5,5 triệu. Bên cạnh đó, ý thức khi tham gia giao thông một bộ phận người dân chưa cao...", ông nói.
Để giãn dân ở khu vực nội đô, Hà Nộiđang tập trung cho quy hoạch, xây dựng các đô thị vệ tinh. Hiện thành phố đã quy hoạch xong ba khu là Hoà Lạc, Sóc Sơn và Sơn Tây; thời gian tới hoàn thành đô thị vệ tinh Xuân Mai và Phú Xuyên.(Vnexpress)
--------------------------
Doanh thu phí bảo hiểm ước đạt trên 2 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tổng doanh thu phí bảo hiểm tính đến cuối tháng 5/2018 ước đạt 46.765 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Tổng doanh thu ngành bảo hiểm cả năm 2017 đạt 105.611 tỷ đồng, duy trì mức tăng 21,2%. Trong đó doanh thu lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.561 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ước đạt 65.050 tỷ đồng, tăng 28,9%.
Trong 5 tháng đầu năm, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 12.647 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2017). Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế đến cuối tháng 5 ước đạt 270.123 tỷ đồng, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung vào các tài sản có tính an toàn cao. Chia sẻ gần đây, ông Ngô Việt Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - cho biết trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư của ngành bảo hiểm (trên 85%). Các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng 8%, các tài sản đầu tư còn lại như cho vay, kinh doanh bất động sản, ủy thác đầu tư và hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể 5%.
Bởi do đặc thù ngành với các quy định cần tuân theo, các hình thức đầu tư khác như kinh doanh bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác... mức giới hạn đầu tư tối đa từ 10%-50%. Ngoài ra, các doanh nghệp cũng phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư như không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư, không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn.(NDH)
-------------------------
Top 3 toàn cầu và ‘cuộc chiến’ của cao su Việt Nam
Nếu không chuyển đổi sang phát triển cao su bền vững thì Việt Nam sẽ khó mà ở lại Top 3 thị phần thế giới - vị trí vốn đã có sự cách biệt lớn với 2 nhà sản xuất hàng đầu là Thái Lan, Indonesia và đang bị “bám đuổi” quyết liệt bởi Malaysia.
Top 3 các nhà sản xuất cao su thiên nhiên
Với hàng trăm công ty cao su và rất nhiều cải tiến kỹ thuật của các nhà nghiên cứu trong nước được ứng dụng rộng rãi, Việt Nam gần nhưđang dẫn đầu toàn cầu về năng suất mủ cao su những năm gần đây khi đạt bình quân 1,6 – 1,7 tấn/ha. Năng suất cao đồng thời cũng là lợi thế sống còn giúp ngành cao su Việt Nam có thể “bình tĩnh” vượt qua đợt khủng hoảng giảm giá dài đằng đẵng suốt gần 6 năm nay.
Sau khi vươn lên vị trí thứ 3 toàn cầu về sản lượng cao su thiên nhiên từ năm 2013, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị thế này với sản lượng gần 1,1 triệu tấn trên diện tích gần 1 triệu ha. Cao su thiên nhiên Việt Nam cũng đồng thời được xuất khẩu tới hơn 80 thị trường, chiếm gần 12% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu (chỉ sau Thái Lan - gần 40% và Indonesia - khoảng 25-26%).
Nhiều DN ngành cao su đã cố gắng vươn lên, không chỉ về chất lượng, uy tín thương mại mà còn cả về các đảm bảo liên quan tới môi trường và công tác xã hội.
Tuy vậy, những năm gần đây, ngành cao su Việt Nam liên tục đối mặt với các chỉ trích khắc nhiệt của nhiều tổ chức quốc tế quanh các dự án rừng cao su do DN Việt Nam đầu tư tại Lào hay Campuchia. Tất nhiên, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã nhanh chóng có tài liệu hướng dẫn để DN giảm thiểu rủi ro khi đầu tư ra nước ngoài với các dự án này.
Tuy vậy, dường nhưđây mới chỉ là giải pháp “chữa cháy”. Bởi thực tế cho thấy các nhà sản xuất cao su toàn cầu đã chính thức bước vào cuộc “chạy đua” phát triển sản phẩm theo hướng bền vững. Tại Hội nghị thượng đỉnh ngành cao su toàn cầu hôm 07/5 vừa qua, ba người mua (công ty tiêu thụ) cao su lớn nhất thế giới là Bridgestones, Goodyear và Michelin đã cùng nhau tuyên bố sẽ hướng tới sản xuất sản phẩm bền vững 100% trong nay mai.
Ông Võ Hoàng An, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cung cấp thêm thông tin cho thấy 11 nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới tiêu thụ đến 85% lượng cao su thiên nhiên toàn cầu đã cùng thống nhất chủ trương sẽ đi theo hướng phát triển bền vững. “Người mua hiện tại và tiềm năng nay bắt đầu hỏi tới chứng chỉ phát triển rừng bền vững FSC. Khi trả lời chưa có, chúng tôi đã bị mất một số khách hàng”, bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn Phát triển Ngành cao su nói thêm.
Sẽ sớm có hướng dẫn trồng cao su bền vững “hợp túi tiền”
Thực ra tại Việt Nam, xu hướng phát triển bền vững đã được chính thức hóa bằng hệ thống pháp lý từ cách đây nhiều năm.
Năm 2012, Chính phủđã có Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định 432/QĐ-TTg). Tiếp sau đó là nhiều quyết định, thông tư khác cụ thể hơn như Quyết định 889/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án Tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hay Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT về hướng dẫn Phương án quản lý rừng bền vững, trong đó có cả rừng trồng. Sắp tới thông tư này sẽ còn cập nhật các yêu cầu quy định phát triển rừng bền vững để Việt Nam có thể lấy được các chứng chỉ phát triển rừng bền vững của nhiều tổ chức thế giới uy tín.
Tháng 4 năm 2017, Thủ tướng cũng đã ra quyết định 419/QĐ-TTg về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng. Trong đó cao su là 1 trong 4 nông sản được đưa vào thí điểm mô hình phát triển bền vững. Luật Lâm nghiệp sẽ có hiệu từ đầu năm 2019 cũng là căn cứ quan trọng để phát triển và quản lý bền vững cây cao su.
Pháp lýđã có nhưng câu hỏi là làm sao để chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng trồng cao su cả triệu hecta hiện nay sang mô hình phát triển cao su bền vững khi mà“đại kế hoạch” này cần rất nhiều vốn đầu tư, đòi hỏi kỹ thuật và lại diễn ra trong bối cảnh cao su tiểu điền (diện tích nhỏ, phân tán, do nông dân tự trồng) vẫn đang là thực tế phổ biến, thậm chí chiếm tỷ trọng khá lớn ở các vùng nguyên liệu quan trọng như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh?
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), hiện tổ chức này đã hợp tác với Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) để làm Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế.
VRA cũng đang cố gắng tìm nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm tập hợp các chuyên gia tham vấn, soạn thảo và công bố rộng rãi cho toàn ngành bộ 3 quy trình phát triển cao su bền vững gồm: Chính sách quản lý, Môi trường & Xã hội và Biện pháp kỹ thuật để ngành cao su có được hướng dẫn cụ thể, đỡ tốn kém và khả thi nhất.
“Chúng ta đang được nhiều tổ chức quốc tế ủng hộ phát triển cao su bền vững. Vấn đề là các DN có kịp nhận thức để thay đổi không. Không ai bắt DN phải làm ngay, sản phẩm cao su thiên nhiên bền vững cũng chưa chiếm tỷ lệ lớn trên thế giới nhưng đây là xu hướng phát triển tất yếu”, bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su (VRA) tái khẳng định.(Chinhphu)