tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-02-2016

  • Cập nhật : 28/02/2016

CitiGroup: Hãy chuẩn bị tinh thần đón suy thoái!

citigroup: hay chuan bi tinh than don suy thoai!

CitiGroup: Hãy chuẩn bị tinh thần đón suy thoái!

Trung Quốc tăng trưởng chậm, nhiều nước ngập nợ và bất ổn chính trị là những nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế thế giới.

Theo CitiGroup, do Trung Quốc dần giảm tốc, kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng không bền vững.

Về lâu dài, kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nhiều do Trung Quốc tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng nhân dân tệ không bền vững, tăng dư nợ ở nhiều nước, nhiều ngành và do bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chuyên gia kinh tế của Citi group hạ mức dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển từ mức 2,4% của năm 2015 xuống còn 1,6% trong năm nay và cảnh báo rằng tăng trưởng còn có thể thấp hơn.

Cũng theo CitiGroup, nếu tính cả ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc thì trong quý IV/2015, có thể kinh tế toàn cầu mới chỉ tăng 2%. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ khủng hoảng Eurozone thời kỳ 2012-2013. Nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức thấp như vậy, có thể gọi đó là suy thoái toàn cầu.

Người ta lo lắng cho triển vọng kinh tế toàn cầu vì các nước có nền kinh tế phát triển đang phát triển châm lại, triển vọng phát triển không cao, đặc biệt là Mỹ. Trong khi đó, các chính sách thắt chặt được áp dụng ở nhiều nơi.

Các năm trước, triển vọng tăng trưởng toàn cầu xấu đi là do các thị trường mới nổi, còn hiện tại là do các nền kinh tế phát triển. Tăng trưởng dưới mức tiềm năng làm tăng khả năng giảm lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm thêm khoảng 1%.

Để tránh khỏi suy thoái và tránh việc các nền kinh tế giảm tốc, thế giới cần phát triển các chính sách phát triển kinh tế kiểu Nhật Bản hiện nay (Abenomics), đó là việc áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ cùng với kích thích tài khóa cùng với tái cấu trúc. Dẫu vậy, ngay cả khi suy thoái xảy ra thật, những chính sách như trên cũng khó được áp dụng do các rào cản chính trị.


Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Ngày 26/2, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) Chu Tiểu Xuyên tuyên bố nước này sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.

Trả lời họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thượng Hải, ông Chu Tiểu Xuyên khẳng định Trung Quốc sẽ không để các chính sách kinh tế vĩ mô của mình quá lệ thuộc vào hoạt động kinh tế ở bên ngoài hoặc dòng vốn.

Ông nhấn mạnh Trung Quốc luôn phản đối việc giảm giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu. Theo ông, năm ngoái xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức cao và thặng dư thương mại gần 600 tỷ USD.

Ông Chu Tiểu Xuyên thừa nhận Trung Quốc đang chịu áp lực về nợ khi tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối cao, đặt ra thách thức cho việc quản lý kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo ông, các nhà quan sát cần cân nhắc 3 yếu tố quan trọng ngoài mức nợ cao này.

Thứ nhất, tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc ở mức gần 50%, cao hơn nhiều so với mức 10% tại nhiều nước. Đa số các khoản tiết kiệm này được đầu tư vào hệ thống ngân hàng và thị trường trái phiếu. Những tổ chức tài chính này đã biến các khoản tiết kiệm thành nợ và đẩy mức nợ lên cao.

Thứ hai, thị trường chứng khoán non trẻ của Trung Quốc có lượng giao dịch cổ phiếu còn hạn chế, vì thế nợ vẫn là công cụ tài chính quan trọng.

Thứ ba, việc tích lũy làm giàu tại Trung Quốc mới chỉ bắt đầu vào cuối những năm 1970 khi quốc gia này bắt đầu mở cửa và cải cách. Khi người dân và các doanh nghiệp giàu có hơn, họ sẽ vay tiền ít hơn để đầu tư.

Ông Chu Tiểu Xuyên khẳng định "nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn mạnh."

Kinh tế Trung Quốc năm ngoái đạt mức tăng trưởng 6,9%, thấp nhất kể từ năm 1990. Bắc Kinh đã thực hiện một loạt động thái để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó 6 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11/2014 và giảm lượng dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, đồng thời tăng chi tiêu vào một số lĩnh vực.

Nhiều nhà phân tích dự kiến Trung Quốc sẽ có thêm các biện pháp để thúc đẩy kinh tế./.


Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát

chung khoan my giam do lo ngai ve lam phat

Chứng khoán Mỹ giảm do lo ngại về lạm phát

Sau 2 tuần tăng liên tục cùng với sự lạc quan về triển vọng kinh tế, chứng khoán Mỹ lại giảm. Lý do ở đây là nhà đầu tư bắt đầu lo ngại về việc đầu cơ lãi suất.

Thị trường chứng khoán Mỹ

Sau khi chỉ số S&P500 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng, chứng khoán cũng đã tăng 7% trong 2 tuần nay. Ngày hôm qua, sau khi tăng được 0,6%, chỉ số S&P500 lại giảm 0,2% còn 1.948,05 điểm tại thời điểm 16:00 (giờ New York). Sau phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số S&P500 đã vượt qua mức trung bình của 50 ngày trước. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 57,32 điểm, tương đương với mức giảm 0,3%, còn 16.639,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite Index tăng 0,2%.

Chỉ số S&P 500 tăng 1,6% trong tuần này, nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ vẫn tăng, trong khi nhóm dầu lửa đã có những dấu hiệu phục hồi.

Dù chứng khoán có hồi phục trong 2 tuần nay nhưng việc tham gia đầu tư chưa được sôi động. Từ ngày 11/2 đến nay, hàng ngày có 8,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch, giảm 13% so với thời gian trước đó. Tuần này, mỗi ngày có khoảng 7,6 tỷ cổ phiếu được giao dịch. Chỉ trong ngày thứ sáu, có khoảng 7,9 tỷ cổ phiếu được giao dịch, giảm 4% so với mức trung bình của 3 tháng.

Sau phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index tăng 3,7% lên 19,81 điểm. Từ đầu tháng đến nay, chỉ số này đã giảm 2%.

Tăng trưởng cao hơn cùng chỉ số lạm phát tăng càng làm tăng giá trị cho đồng USD, do đó, các hoạt động xuất khẩu không được tốt như trước. Cổ phiếu của nhóm tiêu dùng giảm, trong khi nhóm sản xuất lại tăng.

Theo ông Michael Block, chiến lược gia của Rhino Trading Partners LLC, giá dầu đang có dấu hiệu ổn định trở lại, những tuyên bố của ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC và thông tin về GDP không hẳn là hoàn toàn tiêu cực, do vậy, nhóm cổ phiếu tiêu dùng vẫn tăng.

Vì lạm phát tăng liên tục từ tháng 10/ 2014 nên chính sách thắt chặt khó có thể được áp dụng, nhất là trong thời điểm thị trường thế giới đang suy yếu như hiện nay. Trong tháng 1, nhóm cổ phiếu tiêu dùng tăng mạnh so với 7 tháng trước đó, trong khi báo cáo cho thấy, kinh tế Mỹ bất ngờ tăng nhanh hơn so với dự báo trong quý IV/2015.

Các giao dịch theo hướng kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay.

Nín thở vì G20

Những lo lắng về ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc lên tăng trưởng toàn cầu cùng với giá hàng hoá bất ổn đã làm chỉ số S&P500 giảm 11% trong năm nay, gần bằng mức thấp nhất kể từ năm 2014. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc tuyên bố vẫn có thể tiếp tục chính sách nới lỏng và G20 bàn bạc về việc kích thích các nền kinh tế, chứng khoán tại châu Á và châu Âu đều tăng.

Thị trường đầu năm kém sôi động nên tất cả đều ngóng chờ hội nghị của G20. Nếu không có một thoả thuận nào về chính sách tài khoá hay tiền tệ được đưa ra sẽ làm thất vọng giới đầu tư.


Lời khuyên dành cho Trung Quốc: Hãy để các công ty tự sinh tự diệt

cuu bo truong tai chinh my henry paulson

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson


Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, người đã lèo lái ngành tài chính Mỹ vượt ra khỏi khủng hoảng toàn cầu vừa đưa ra một lời khuyên cho Trung Quốc: hãy để các công ty tự sinh tự diệt.

Cần những bước tiến dài

Trung Quốc gặp vấn đề nghiêm trong với các công ty nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả. Những công ty này lại là các ông lớn trong ngành thép, than đá. Trung Quốc có một cách để thoát ra khỏi vấn đề này, đó là cứ thuận theo tự nhiên. Nước này phải tiến nhanh hơn nữa để tăng cường năng lực cạnh tranh. Việc cạnh tranh chỉ có hiệu quả khi các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đứng chung một sàn đấu.

Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra hướng dẫn tái cấu trúc các công ty nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả, bằng cách cho phép cá nhân và nhà nước cùng sở hữu công ty, cho phép mua bán và sáp nhập nhưng từng đó chưa đủ để làm thị trường cảm thấy hài lòng vì chỉ đạo là vậy nhưng việc thực hiện lại là chuyện khác.

Lời nhận xét của Paulson được đưa ra khi nhiều người cho rằng Trung Quốc chưa có nhiều nỗ lực nhằm ổn định đồng nhân dân tệ và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chính ông cũng cho rằng, dù tái cấu trúc có thành công hay không thì các công ty nhà nước vẫn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích.

Ông cho rằng, những bước phát triển mới chỉ có thể đến từ khu vực tư nhân. Điều tuyệt vời chỉ đến nếu như khu vực tư nhân có được điều kiện vốn chỉ dành cho các công ty nhà nước đồng thời xóa bỏ độc quyền.

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào sản xuất sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng, Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 2015, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống còn 6,9%, mức thấp nhất trong vòng 25 năm. Theo ông Paulson, nước này sẽ phải quên đi những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kiểu cũ, không được dựa quá nhiều vào đầu tư như trước nữa. Rất may là nước này đã chấp nhận điều này, chấp nhận những con số có phần “xấu xí” và chấp nhận rằng kinh tế đang giảm tốc. Đây là điều đáng mừng.

Tuy việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nhưng rủi ro hoàn toàn có thể được kiểm soát.

Tích cực mà nói, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trên 6%. Việc đi đúng hướng và đẩy nhanh tiến trình đổi mới là cách giúp nước này và cả kinh tế toàn cầu tránh được nhiều rủi ro trong tương lai.

Những nỗ lực về môi trường

Ông cũng dùng những lời có cánh cho Trung Quốc đối với việc đầu tư về môi trường. Tuy hội nghị COP21 tại Paris mang lại nhiều tín hiệu vui trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và giảm phát thải nhà kính nhưng từng đó chưa đủ. Các chính phủ chưa đủ kinh phí đầu tư cho những dự án bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công nghệ môi trường khá sẵn có và khu vực tư nhân đã sẵn sang, chỉ chờ chính phủ đưa ra chính sách hỗ trợ để triển khai. Khi đó, Trung Quốc sẽ là nước dẫn đầu về các công nghệ sạch.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc chào bán thành công "trái phiếu xanh" để huy động vốn cho các dự án thân thiện với môi trường. Thành công này được nhiều người ủng hộ.


Sharp - từ thương hiệu tỷ đô đến phải “bán mình”

Sharp từng là 'tượng đài" cho ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản, nhưng những sai lầm trong quản lý và khủng hoảng tài chính cùng những điều kiện kinh doanh không thuận lợi đã đẩy hãng đến bên bờ vực thẳm.

Năm 1912, Tokuji Hayakawa lập ra một xưởng chế tác kim khí ở Tokyo. Ngày nay nhắc đến Sharp người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm đồ điện, điện tử gia dụng, nhưng sản phẩm đầu tiên và cũng là gốc gác của tên gọi Sharp lại xuất phát từ một chiếc bút chì kim. Năm 1915, Tokuji Hayakawa đã phát minh ra cây bút chì kim có tên Ever-Sharp.

 

Tuy nhiên, trận động đất Kanto vào năm 1923 đã phá hủy cơ sở sản xuất của Tokuji. Ông chuyển đến Osaka và bắt đầu phát triển những mẫu radio đầu tiên của Nhật, những chiếc radio đầu tiên được bày bán vào năm 1925.

 Một trong những mẫu radio của Sharp

Một trong những mẫu radio của Sharp

Bước ngoặt lớn đối với thương hiệu này đến vào năm 1964 khi Sharp cho ra mắt chiếc máy tính điện tử bán dẫn đầu tiên trên thế giới với giá 1.400 USD tính theo thời giá bây giờ.

 

Tiếp đó vào năm 1988, Sharp phát triển chiếc tivi LCD TFT đầu tiên trên thế giới với màn hình mỏng rộng 14” và độ nét cao làm người xem mê mẩn.

 

Lại một sản phẩm mang tính đột phá nữa khi Sharp giới thiệu chiếc điện thoại chụp ảnh đầu tiên trên thế giới: J-SH04. Chiếc điện thoại này cho phép người dùng chụp những bức ảnh có độ phân giải 0,1 megapixel và gửi được qua mạng di động.

 

Thời kỳ hoàng kim của Sharp là vào năm 2003 khi hãng đạt được doanh thu 16,8 tỷ USD và có gần 46.600 nhân viên. Sharp làm mưa làm gió trên thị trường tivi toàn cầu và trở thành biểu tượng của chất lượng không hãng nào sánh kịp.

 

Thành công là thế nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và những sai lầm liên tiếp của ban lãnh đạo đã làm thương hiệu đình đám một thời này gục ngã. Vào 2012, năm đánh dấu ngày sinh lần thứ 100 của hãng, Sharp đã phải đón nhận kết quả tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử với khoản lỗ 4,7 tỷ USD.

Việc đầu tư dàn trải và xa rời thế mạnh cốt lõi đã khiến Sharp ngày càng suy yếu. Trước tình cảnh nợ nần chồng chất và thua lỗ kéo dài, ban lãnh đạo của Sharp đã đồng ý bán công ty cho Foxconn của Đài Loan với giá 6,2 tỷ USD thay vì chấp nhận sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản.

Các chuyên gia cho rằng thất bại của Sharp dẫn đến việc bị Foxconn thâu tóm là chủ yếu do sự tăng trưởng quá nhanh trong giai đoạn hoàng kim đã khiến các nhà lãnh đạo tập đoàn ngủ quên trên chiến thắng. Chính việc tự mãn trước thành tựu đạt được đã khiến Sharp chậm chân trong việc thích ứng với những biến động của thị trường dẫn đến cái kết không có hậu.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-03-2016

    Savills: Thị trường bán lẻ Tp.HCM sẽ tạo bước ngoặt lớn trong năm 2016
    Khoảng 70% dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
    Chứng khoán Trung Quốc giảm hơn 4% trước khi có số liệu PMI
    Giá dầu giảm mạnh, PVD ký 7 hợp đồng cung cấp giàn khoan
    NHNN: Xử lý dứt điểm TCTD yếu kém, phấn đấu nợ xấu dưới 3%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-02-2016

    TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 10%
    Chưa vội mừng với xuất siêu
    Gian nan xác lập chỗ đứng cho hàng Việt
    Xuất khẩu hồ tiêu lao đao
    Dầu giá 0 USD: Không gì là không thể

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-02-2016

    Bộ Tài chính trần tình vụ doanh nghiệp "làm 10 đồng, thuế ăn 4 đồng"
    Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
    Vụ chiếm đoạt 420 tỷ: Đề nghị án chung thân cho một bị cáo
    Không những muốn giảm thuế, Hiệp hội Năng lượng đề xuất chỉ đạo Petrolimex mua xăng của Dung Quất
    Vốn FDI rót vào Việt Năm tăng chóng mặt trong 2 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-02-2016

    Chuyện gì xảy ra nếu Thế Giới Di Động thâu tóm FPT Shop?
    Doanh nghiệp nước ngoài vô tình tránh được trả nợ !?
    Bảo hiểm Quân đội tăng trưởng lợi nhuận 32% so với năm 2014
    Luồn lách qua nhiều cửa ải, doanh nghiệp mãi còi cọc
    Giá vàng trong nước sát thế giới, liệu có bất ngờ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-02-2016

    Đầu tư dự án vào Côn Đảo được ưu đãi thuế
    London là khu vực giàu có nhất châu Âu
    Kêu gọi Hàn Quốc sử dụng lao động nữ
    Thứ trưởng Tài chính: “Tự ta làm khó chúng ta”
    DN rất cần người, nhưng lại "hắt hủi" bằng đại học!

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-02-2016

    Warren Buffett vẫn thắng lớn trong năm 2015
    NHNN đang có quá nhiều mục tiêu
    Đề nghị xóa 13.064 tỉ đồng nợ thuế cho doanh nghiệp
    Hơn 150 tấn nhãn Edor xuất sang Mỹ
    Bộ Công Thương nói gì sau khi lãnh đạo Liên kết Việt bị bắt?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-02-2016

    Aeon bác bỏ thông tin xây đại siêu thị 200 triệu USD ở Nam Thăng Long
    8.200 doanh nghiệp “chết lâm sàng” mỗi tháng
    Giá dầu giảm giúp Petrolimex lãi lớn chưa từng thấy
    Phát hiện gần 4.700 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
    Trung Quốc chấp nhận thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-02-2016

    Ngân sách trung ương có thể hụt thu 50.000 tỷ đồng vì giá dầu
    Đà Nẵng sẽ cho phép chuyển nhượng các dự án “treo”
    Mỹ cam kết không 'làm khó' cá tra Việt
    Công ty chứng khoán nội lo thiệt khi thành doanh nghiệp ngoại
    Doanh nghiệp Việt đơn độc ở nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-02-2016

    Deutsche Bank: Đã đến lúc mua vàng
    Hội nghị G20: Chia rẽ trong cách vực dậy kinh tế toàn cầu
    Lô vàng hàng tỉ USD bất thường từ Venezuela đến châu Âu
    Khi Thủ tướng tiếp thị xoàiKhi Thủ tướng tiếp thị xoài
    Từ ngày 15-3, nâng mức cho vay đối với hộ kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh  28-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-02-2016

    Xúc tiến thương mại quốc gia đã có chương trình cho năm 2017
    Làm gì để giữ vững thị trường khó tính cho trái cây Việt Nam?
    Nghệ An đặt mục tiêu thu hút 120 dự án đầu tư trong năm 2016
    Gazprom cắt khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ
    Trung Quốc xử Nhật thua vụ kiện bao cao su mỏng nhất thế giới