Hồng Kông- cửa ngõ giao thương quan trọng cho doanh nghiệp Việt
Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao trong 6 tháng cuối năm
CEO tập đoàn game số một Việt Nam nợ công ty 251 tỷ đồng
Xem xét rút giấy phép của đại gia vàng nợ thuế
Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-06-2016
- Cập nhật : 25/06/2016
Anh rời EU, giao thương ngắn hạn với VN chưa bị tác động
Về góc độ thương mại, nhiều chuyên gia cho rằng việc Anh rời EU sẽ làm cho giao thương giữa VN và quốc gia này sẽ “gập ghềnh” hơn một chút nhưng trong ngắn hạn vẫn chưa tác động nhiều.
Thị phần giày dép, túi xách xuất khẩu từ VN vào Anh không nhiều so với các quốc gia trong khối - Ảnh: Tiến Long
Chủ tịch Hiệp hội dệt may VN (Vitas) Vũ Đức Giang, cho rằng việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng nhất định đến tiến trình thực hiện FTA giữa EU và VN trong thời gian tới.
Tuy nhiên, so với các nước khác trong khối EU, xuất khẩu dệt may sang Anh hiện chiếm tỉ trọng khá nhỏ, hiện chỉ khoảng 3% trong tỉ lệ 19-20% của tổng kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành vào EU.
“Trước mắt, đơn hàng xuất khẩu sang Anh sẽ không có gì ảnh hưởng. Còn về mặt lâu dài, thị trường sẽ có sự biến chuyển nhưng tôi vẫn tin sẽ không có biến động nào đáng kể xảy ra cho ngành xuất khẩu dệt may của VN”, ông Giang nhận định.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, chủ tịch Hiệp hội da giày túi xách VN (Lefaso), cho biết việc Anh rời EU không có ảnh hưởng gì nặng nề đối với thị trường xuất khẩu giày dép, túi xách của VN.
Vì trong khối EU 27 thị phần giày dép, túi xách xuất khẩu từ VN vào Anh không nhiều so với các quốc gia trong khối.
Theo ước tính năm 2015, trong 4 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu giày và 2,88 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu vào khối EU, chiếm khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của ngành da giày, túi xách, thì thị trường Anh chiếm chưa tới 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào EU 27.
“Về mặt tương lai,nếu kinh tế Anh có ảnh hưởng thì sức mua sẽ ảnh hưởng theo. Nhưng do mặt hàng giày dép là những mặt hàng nhu cầu thiết yếu, nên cho dù thị trường tiêu dùng có suy giảm thì người tiêu dùng Anh vẫn không thể không mua giày dép”, ông Thuấn nhận định.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ chủ tịch tập đoàn HSBC ông Douglas Flint cho rằng với sự kiện này, doanh nghiệp Anh chính thức bước vào một kỷ nguyên mới.
Công cuộc tạo dựng các điều kiện thương mại mới với các đối tác châu Âu và trên toàn cầu sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.(TT)
Triệu phú Trung Quốc tăng nhanh nhất thế giới
Hãng nghiên cứu Cap Gemini vừa công bố "Báo cáo Tài sản Thế giới" (World Wealth Report 2016). Theo đó, tổng tài sản cá nhân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã lần đầu vượt Bắc Mỹ, nhờ kinh tế và thị trường bất động sản tăng trưởng mạnh.
Tài sản của các triệu phú châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 10% năm qua, lên 17.400 tỷ USD, vượt Bắc Mỹ với 16.600 tỷ USD. Tại châu Âu, con số này tăng 4,8% lên 13.600 tỷ USD. Trong khi đó, tài sản của Mỹ Latin và châu Phi lại giảm. Tổng cộng, người giàu toàn cầu sở hữu 58.700 tỷ USD, tăng 4% so với năm trước đó.
Những người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên tại Trung Quốc đã tăng 16% - mạnh nhất trong cuộc khảo sát, lên hơn một triệu người. Dù vậy, nếu tính về số lượng, Mỹ, Nhật Bản và Đức vẫn xếp trên.Con số này tại Mỹ hiện gần 4,5 triệu.
Cap Gemini dự báo Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là động cơ tăng trưởng chính về tài sản triệu phú cho đến năm 2025. Khi đó, các triệu phú toàn cầu sẽ sở hữu 106.000 tỷ USD. Con số này ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng 142% lên 42.100 tỷ USD. Xếp ngay sau về tốc độ tăng trưởng là Trung Đông và châu Phi.
Cap Gemini đã khảo sát hơn 800 công ty quản lý tài sản tại 15 thị trường lớn để hoàn thiện báo cáo này. Các cá nhân trong danh sách là những người sở hữu tài sản có thể đầu tư từ một triệu USD trở lên, đã trừ nhà ở và một số đồ tiêu dùng, sưu tầm.
Volkswagen đồng ý bồi thường 10 tỉ USD vì bê bối khí thải
Mỗi chủ xe trong tổng số 480.000 xe Volkswagen chạy bằng động cơ diesel 2 lít sẽ nhận được khoản tiền bồi thường 7000 USD.
AFP dẫn nguồn tin từ một chuyên gia đàm phán của Volkswagen xác nhận thông tin trên. Người này cũng cho biết, số tiền còn lại sau khi bồi thường sẽ được dùng để gây quỹ cho một chương trình chống ô nhiễm không khí cũng như chi trả cho các thủ tục pháp lý.
Tháng 9-2015, Volkswagen chính thức thừa nhận đã cài đặt các phần mềm gian lận lên xe trong các cuộc kiểm tra khí thải của Mỹ, dẫn đến lệch kết quả. Thực tế cho thấy, sau khi bị phát hiện và tháo phần mềm, lượng khí NO mỗi xe thải ra môi trường cao gấp 40 lần mức cho phép.
Không chỉ các dòng xe mang thương hiệu Volkswagen, tập đoàn này thừa nhận đã cài phần mềm tương tự lên các thương hiệu xe con của hãng như Audi và Porsche. Ước tính, số lượng xe bị cài phần mềm gian lận trên toàn thế giới lên tới 11 triệu chiếc.
Tại châu Âu, tập đoàn này đã phải bỏ ra 16,2 tỉ euro để dàn xếp vụ bê bối, trong đó, chỉ tính riêng chi phí pháp lý đã là 7 tỉ euro.
AFP nhận định, vận đen sẽ còn tiếp tục “ám” Volkswagen ngay cả khi tập đoàn này kết thúc vụ kiện và hoàn tất bồi thường cho các chủ xe ở Mỹ.
Dòng xe chạy bằng động cơ diesel 3 lít của hãng này cũng đang phải đối mặt với cáo buộc gian lận tương tự. Do đó, rất có thể Volkswagen sẽ lại phải tiếp tục đối mặt với một cuộc điều tra tương tự khác ở Mỹ.
Iran trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 13 trên thế giới
Theo Tổng thống Rouhani, Iran cần 30-50 tỷ USD đầu tư nước ngoài mỗi năm để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%. Tuy nhiên, các nguồn vốn đầu tư mới vẫn chưa đáp ứng nhu cầu trong một số lĩnh vực.(VN+)
Trung Quốc lo ngại chính sách bảo hộ trong ngành thép Mỹ
Sự thiếu năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp thép Mỹ là kết quả của sự bảo hộ, Bộ này cho biết trong 1 tuyên bố trên trang website.
Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ cho biết, đã tìm thấy nhập khẩu các sản phẩm thép cán nguội từ Trung Quốc ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Mỹ, mở đường cho việc áp thuế chống bán phá giá và gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia.