tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-06-2016

  • Cập nhật : 25/06/2016

Mặt hàng nào của Việt Nam bị ảnh hưởng sau khi Anh rời EU?

Việc Anh rời khỏi EU sẽ có tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp Viê%3ḅt Nam có quan hệ thương mại với khu vực EU như doanh nghiệp ngành dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản,….

Kết thúc cuộc trưng cầu dân ý lịch sử diễn ra ngày 23-6 (giờ địa phương), 51,89% cử tri Anh đã ủng hộ Brexit so với chỉ 48,1% cử tri ủng hộ phương án Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU). Như vậy, sau 40 năm gắn bó, người Anh đã lựa chọn việc rời bỏ EU. ("Brexit" là từ ghép của "Britain" và "Exit" nói đến việc Vương quốc Anh có thể rời bỏ EU).

Theo phân tích của công ty chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS), việc Anh bỏ phiếu rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ là sự kiện tác động mạnh mẽ lên kinh tế-chính trị toàn cầu, mà trong đó Việt Nam cũng là một phần không thể tách rời. Đồng euro, bảng Anh mất giá sẽ tạo ra bất lợi đối với đối tác xuất khẩu hàng hóa lớn vào thị trường EU khi giá cả tương đối của các hàng hóa vào EU sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Thêm vào đó, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế châu Âu theo sau sự kiện “Brexit” kéo giảm cầu tiêu thụ hàng hóa và qua đó làm giảm nhu cầu hàng hóa nhập khẩu vào EU. Điều này gây áp lực lên các nhà xuất khẩu lớn vào EU như Trung Quốc hay Việt Nam.

VCBS cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỉ giá. Xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỉ giá.

Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỉ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối. Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên. Như vậy, sau khi được giữ ổn định trong sáu tháng đầu năm, VCBS đánh giá, sự kiện Brexit có thể tạo ra những biến động đáng kể về tỉ giá.

Ngoài ra, một số chuyên gia kinh tế nhận định, việc Anh rời khỏi EU còn có tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại với khu vực EU như doanh nghiệp ngành dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản,…. Trong đó, sự kiện này được nhìn nhận mang đến tác động tiêu cực.

Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp có các khoản vay, các khoản tài trợ bằng đồng euro sẽ hưởng lợi thế nhất định trong các giao dịch từ sự kiện này. Tuy nhiên cơ cấu các loại ngoại tệ và thời gian đáo hạn của các khoản nợ sẽ góp phần tạo ra các tác động với mức độ khác nhau ở từng doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo quan điểm của công ty chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS), trong nhóm thị trường mới nổi tại châu Á, Việt Nam có quan hệ thương mại khá mật thiết với EU (bao gồm cả nước Anh). Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là EU với kim ngạch đạt trên 30 tỉ USD. Tại thị trường này, Việt Nam xuất siêu với giá trị lớn trên 20 tỉ USD. Do đó, triển vọng tăng trưởng của khu vực này kém đi cũng sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm.

Thêm vào đó, việc đồng euro giảm giá so với USD cũng khiến đồng tiền này giảm giá so với VND (do VND bị neo vào USD) và do đó khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU bị giảm. Kim ngạch xuất khẩu vào EU chiếm 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và do đó tác động của sự kiện trên nếu có là đáng kể.

MBS cũng cho rằng áp lực lên tỉ giá VND/USD có thể sẽ tăng lên trong ngắn hạn khi dòng vốn đầu tư bị rút ra và đồng USD mạnh lên. Tuy nhiên tác động này sẽ được cân bằng trở lại khi FED chắc chắn sẽ dừng tăng lãi suất nếu sự kiện trên xảy ra. Do đó, tác động lên tỉ giá VND/USD sẽ nhỏ. "Chúng tôi chỉ lo ngại Trung Quốc có thể giảm giá nhân dân tệ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình vào EU (khi đồng euro giảm giá). Điều này là gây sức ép khiến NHNN Việt Nam giảm giá VND để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam"- MBS nhận định.

Theo báo cáo của MBS, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh chiếm tỉ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu chiếm 2,4% và nhập khẩu chiếm khoảng 0,4%. Dòng vốn FDI của Anh vào Việt Nam chiếm 5,3%.


Hơn 90% người Việt sở hữu điện thoại thông minh

Theo báo cáo của Nielsen, 9 trong 10 người Việt (tương đương 91%) sở hữu điện thoại thông minh, so với mức 82% trong năm 2014.

Báo cáo về xu hướng đa nền tảng tại Việt Nam 2015 của Nielsen (Nielsen Vietnam Cross-Platform Insights Report 2015) chỉ ra rằng, người Việt trung bình sử dụng 24,7 giờ để truy cập trực tuyến hằng tuần, tăng 9 giờ so với năm 2014. Người dân Philippines cũng sử dụng khoảng thời gian tương đương để lên mạng. Trong khu vực châu Á, người Singapore tương tác trực tuyến nhiều nhất với 25,9 giờ mỗi tuần.

Nhóm người Việt từ 21-29 tuổi dành nhiều thời gian nhất để online, lên đến 27,2 giờ mỗi tuần. Nhóm tiếp theo dành nhiều thời gian để truy cập trực tuyến là từ 40 tuổi trở lên, trung bình khoảng 22,6 tiếng một tuần. 31% người dùng thường xuyên truy cập bằng smartphone và 38% sử dụng máy tính xách tay.

hon-90-nguoi-viet-so-huu-dien-thoai-thong-minh

Ông Đoàn Duy Khoa - Giám đốc bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Nielsen Việt Nam cho rằng, việc hiểu thói quen sử dụng và truy cập thông tin cũng như nội dung số của người dùng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá thông tin đúng thời điểm, đạt hiệu quả cao.

"Sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng là nhân tố chính thúc đẩy mức độ tiêu thụ các nội dung số mạnh mẽ hơn các hình thức truyền thông truyền thống như TV. Điều này cũng tạo ra các khung giờ vàng mới bên cạnh khung giờ truyền thống", ông Khoa nhận xét.

TV truyền thống tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu, xét về khía cạnh nền tảng cung cấp nội dung và thông tin cho người tiêu dùng, với 72% thường xuyên xem TV. Tuy nhiên, các nền tảng thay thế đang phát triển mạnh mẽ. 78% người dùng xem phim ảnh và các chương trình truyền hình bằng các nền tảng trực tuyến như video theo nhu cầu (VOD - Video on Demand). YouTube và Facebook là các trang web phổ biến nhất với tỷ lệ người dùng lần lượt là 97% và 81%.

Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, hơn 9 trên 10 người Việt thích sử dụng 2 thiết bị cùng lúc. Hầu hết đều thích tương tác với các thiết bị truy cập Internet khác ngay trong lúc đang xem TV, bất kể ở nhóm tuổi nào. Đáng chú ý là không có thiết bị nào được xem là thiết bị ưu tiên để truy cập online trong lúc xem TV vì người dùng sử dụng cả smartphone, máy tính để bàn cũng như máy tính xách tay.

"Khi mức độ sở hữu thiết bị kết nối ngày càng tăng thì việc tương tác với 2 thiết bị cùng lúc sẽ trở thành điều tất nhiên. Nhiều khả năng người dùng sẽ trải nghiệm truy cập nội dung số thông qua các thiết bị mới như smartphone, máy tính bảng, Smart TV...", ông Khoa nhận định.


Đầu tư hơn 3 tỉ USD, Hàn Quốc dẫn đầu về vốn FDI vào Việt Nam

Tính đến hết tháng 5-2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 398 dự án đầu tư đăng ký mới.

Tổng số vốn hơn 6,6 tỉ USD, chiếm 65% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm tháng. Lĩnh vực thông tin và truyền thông đứng thứ 2, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ 3.

Theo đối tác đầu tư, năm tháng đầu năm 2016 có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 3,4 tỉ USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Với dự án lớn hơn 1,2 tỉ USD, Luxembourg đứng vị trí thứ hai, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là 907 triệu USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư.


StoxPlus: Việt Nam sẽ còn thừa xi măng trong 10 năm tới

Dù cầu trong nước và xuất khẩu clinker, xi măng tăng mạnh, thị trường Việt Nam sẽ phải chứng kiến dư cung thêm trong thập kỷ tới. M&A được xem như một xu hướng giải quyết tình trạng này. 

Những nhận định này được bà Nguyễn Thị Quỳnh Lan - Giám đốc điều hành khối Biinform của Công ty cổ phần StoxPlus - chia sẻ tại Hội nghị Cemtech Asia 2016 ở Philippines mới đây. Bà Lan cũng dẫn hàng loạt số liệu của đơn vị này cho thấy, dù nhu cầu trong nước tăng mạnh và Việt Nam rất nỗ lực xuất khẩu clinker và xi măng, thị trường nội địa vẫn tiếp tục chứng kiến dư cung trong vòng 10 năm tới. 

theo stoxplus, m&a trong nganh xi mang se bung no.

Theo StoxPlus, M&A trong ngành xi măng sẽ bùng nổ.

Năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 55,7 triệu tấn xi măng và riêng trong 5 tháng đầu năm, con số này là 31,4 triệu tấn, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu 16,2 triệu tấn clinker và xi măng, giảm khoảng 4 triệu tấn so với năm 2014, đạt kim ngạch xuất khẩu tổng hợp trên 650 triệu USD. 

Trong khi đó, năm 2015 ngành xi măng Việt Nam tăng mạnh về công suất thiết kế và dự báo sẽ còn tăng tiếp trong 2 năm tới, đặc biệt khi có thêm 3 nhà máy đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế là 6,9 triệu tấn một năm. 

"Ngành xi măng Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tình trạng dư cung do việc tăng nóng năng suất thiết kế giai đoạn trước năm 2013. Hậu quả chính là hoạt động dưới công suất thiết kế và giá xi măng thấp. Do đó, các công ty xi măng Việt Nam có mức EBITDA (thu nhập trước lãi vay và thuế) và biên lợi nhuận thấp", chuyên gia của StoxPlus nói.

Bên cạnh đó, Việt Nam có quá nhiều nhà máy xi măng nhỏ với công suất không cao nên theo StoxPlus, mua bán sáp nhập trong ngành này sẽ là một xu hướng của năm 2016, góp phần giải quyết tình trạng dư cung và những hệ lụy.

Cụ thể, xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước cũ sẽ hợp nhất trước do hiệu quả hoạt động kém. Trong quý I, vốn đầu tư nhà nước tại 2 nhà máy xi măng Hạ Long và Sông Thao được chuyển sang VICEM để tái cấu trúc. 

Thêm vào đó, LafargeHolcim có thể thoái vốn khỏi Việt Nam do tình trạng dư cung xi măng trong nước. Tháng 12/2015, Lafarge Việt Nam, một chi nhánh của Lafarge Group ở Pháp, đã chính thức sáp nhập với Holcim Vietnam để thành lập LafargeHolcim và trở thành công ty sản xuất xi măng đa quốc gia lớn nhất thế giới theo công suất lắp đặt. Sau khi sáp nhập, LafargeHolcim có 6 nhà máy xi măng và 8 nhà máy trộn, vượt qua nhà máy xi măng Nghi Sơn và Phúc Sơn trở thành công ty sản xuất xi măng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. 

Báo cáo ngành xi măng Việt Nam 2016 của StoxPlus cho thấy có hơn 62 công ty với khoảng 100 nhà máy (bao gồm nhà máy khép kín và các trạm nghiền xi măng). Trong đó, 60% tổng số nhà máy ở Việt Nam có mức công suất nhỏ hơn một triệu tấn mỗi năm. "Những nhà máy xi măng nhỏ này phải đối mặt với thách thức về thương hiệu và cạnh tranh gay gắt, dẫn đến giá giảm mạnh và thua lỗ lớn", bà Lan cho hay.

Theo quan sát của đơn vị này, chi phí đầu tư mới cho mỗi đơn vị trong ngành xi măng Việt Nam vào khoảng 170-180 USD một tấn. Trong khi đó, định giá theo tấn của các thương vụ M&A trong ngành thấp hơn nhiều, khoảng 105 USD một tấn. "Định giá theo tấn có xu hướng tăng do thị trường trong nước hoạt động tốt và chi phí nguyên liệu thô giảm, đặc biệt là than. Do đó, đây là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dài hạn thâm nhập vào thị trường Việt Nam", chuyên gia này phân tích. 


65% dòng thuế nhập khẩu về 0% khi vào TPP

Việt Nam đưa 65% dòng thuế nhập khẩu về mức 0% khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đây là thông tin được ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tài chính, cho biết tại diễn đàn “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và hội nhập trong kỷ nguyên hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tổ chức ngày 23-6.

Ông Tùng cho rằng cam kết này là thành công của Việt Nam. Lý do là các nước khác phải cam kết cắt giảm thuế thấp nhất là 75% mặt hàng, trong đó Canada cam kết đưa 95% và Hoa Kỳ cam kết đưa trên 80% thuế nhập khẩu về 0%.

Tuy nhiên, việc giám sát là rất chặt chẽ. Chẳng hạn, Hoa Kỳ rất lo ngại về dệt may và yêu cầu những quy tắc xuất xứ phải được tuân theo một quy trình chặt chẽ. “Thông qua cơ sở dữ liệu và quản lý rủi ro, Hoa Kỳ nắm rất chắc năng lực sản xuất của dệt may Việt Nam. Nếu có dấu hiệu bất thường như xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng đột biến, họ sẽ có ngay những đoàn giám sát” - ông Tùng nói.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-06-2016

    IMF: Kinh tế Mỹ dần phục hồi, nhưng vẫn nhiều người nghèo đói
    Tencent vung 8,57 tỷ USD mua 'cha đẻ' Clash of Clans
    KHCN đóng vai trò quyết định trong sự thành công của Rạng Đông
    CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,72%
    Có sự chồng chéo trong quản lý hàng hóa XNK tại cửa khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-06-2016

    Hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam đang giảm dần
    Pháp vượt Anh trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới
    Nhà đầu tư chứng khoán sắp không được chuyển khoản nội bộ
    Doanh nghiệp thêm cửa vay ngoại tệ
    Ngân hàng Trung ương Anh hứa tung ra 250 tỷ bảng để bình ổn thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-06-2016

    Anh sẽ mất hàng ngàn việc làm ngành tài chính ngân hàng
    Người giàu nhất châu Âu mất 6 tỷ USD một ngày vì Brexit
    Indonesia ngưng xuất khẩu than tới Philippines sau vụ bắt cóc thủy thủ
    Tương lai bất định của trung tâm tài chính London
    400 người giàu nhất thế giới mất 127 tỉ USD vì nước Anh ra đi

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-06-2016

    Sài Gòn Food khẳng định không xuất khẩu cá diêu hồng sang Úc
    Vì sao Foody.vn đầu tư vào JAMJA.vn ?
    Danapha đầu tư 1.500 tỷ đồng sản xuất thuốc công nghệ Nano
    Mitsubishi tăng vốn góp trong liên doanh VinaStar
    Thị trường vàng chao đảo vì Anh rời EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-06-2016

    Dự kiến xuất khẩu khoảng 5,7 triệu tấn gạo trong năm 2016
    Tỷ phú Soros lại kiếm lời lớn từ nước Anh
    Thứ 6 'đen tối': 1,13 tỷ USD 'bốc hơi' khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam
    FPT: Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng 45% sau 5 tháng
    Bà Janet Yellen: Fed sẽ cẩn trọng trong chính sách lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-06-2016

    Anh rời EU, giao thương ngắn hạn với VN chưa bị tác động
    Triệu phú Trung Quốc tăng nhanh nhất thế giới
    Volkswagen đồng ý bồi thường 10 tỉ USD vì bê bối khí thải
    Iran trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 13 trên thế giới
    Trung Quốc lo ngại chính sách bảo hộ trong ngành thép Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-06-2016

    Lãnh đạo tài chính thế giới lên kịch bản đối phó Anh rời EU
    Hong Kong đã đầu tư 6 tỷ USD vào Việt Nam
    Kinh tế Trung Quốc chật vật chuyển mình
    Hiệp hội Bất động sản: Giá nhà đang tăng
    FPT thu về hàng nghìn tỷ đồng từ xuất khẩu phần mềm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-06-2016

    Chứng khoán Việt mất hơn một tỷ USD trong ngày Anh rời EU
    Thị trường vàng ngưng trệ trước tin Anh rời khỏi EU
    Tài chính thế giới hỗn loạn vì trưng cầu dân ý Anh
    Gần 500 cổ phiếu Việt mất giá khi Anh rời EU
    Ngân hàng Trung ương Anh trấn an thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-2016

    Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ
    Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo vì Brexit
    Séc có thể thiệt hại 385 triệu euro do Brexit
    Đồng bảng Anh rớt giá kỷ lục sau hơn 30 năm
    Chứng khoán Mỹ mất hàng trăm điểm vì Anh rời EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-06-2016

    Hơn 2 tỷ USD kiều hối về TPHCM
    Không còn nhiều dư địa để ổn định tỷ giá
    5 công ty đa cấp bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
    Nhật Bản: PMI sản xuất tháng 6 giảm 4 tháng liên tiếp
    Ngân hàng trung ương Philippines hạ dự báo lạm phát năm 2016