Lãi suất tăng, phục hồi kinh tế sẽ đổ sông, đổ bể
Đã xuất siêu khoảng 1,48 tỷ USD tính từ đầu năm
Vietnam Airlines lãi khủng 1.071 tỷ đồng trong quý I/2016
Thép nhập khẩu gây bất an
CEO TPBank: Chúng tôi không tăng trưởng nóng
Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-04-2016
- Cập nhật : 24/04/2016
Anh sẽ mất lợi thế đàm phán thương mại với Mỹ nếu rời khỏi EU
Nếu Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), nước này có thể cần tới từ 5 đến 10 năm để đàm phán hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
Trả lời phỏng vấn hãng truyền thông BBC (Anh) ngày 23/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nếu Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), nước này có thể cần tới từ 5 đến 10 năm để đàm phán hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
Tổng thống Obama, hiện đang có chuyến công du tới Anh trước khi London tổ chức trưng cầu ý dân về quy chế thành viên trong EU, nhấn mạnh Anh sẽ không được hưởng quy chế ưu đãi dành cho khối EU khi thương lượng hiệp định thương mại với Mỹ. Anh không thể đàm phán với Mỹ nhanh hơn EU - đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Trong những ngày ở London, Tổng thống Obama đã liên tục kêu gọi cử tri Anh ở lại EU. Phát biểu trong cuộc họp báo với Thủ tướng Anh David Cameron tại Văn phòng Đối ngoại ở London ngày 23/4, Tổng thống Obama nhấn mạnh đến tác động của việc Anh rời khỏi EU. Theo ông, Anh ở lại EU sẽ làm tăng vị thế cũng như sức mạnh kinh tế không chỉ của nước Anh mà còn làm EU trở nên mạnh hơn. Đề cập khả năng ký thỏa thuận thương mại tự do song phương giữa Mỹ và Anh trong trường hợp cử tri Anh bỏ phiếu rời EU, Tổng thống Obama nêu rõ nếu Anh rời khỏi EU, Anh sẽ "phải xếp hàng" để đợi ký các hiệp định thương mại với Mỹ, bởi Mỹ sẽ tập trung vào hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương với EU và các khối thương mại lớn khác thay vì với một quốc gia châu Âu riêng rẽ.
Theo kế hoạch, vào ngày 23/6 tới, Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về quy chế thành viên của nước này trong EU. Theo các cuộc thăm dò dư luận, trong những tuần gần đây, số người ủng hộ Anh ở lại cao hơn số người muốn Anh rời khỏi EU, trong khi 13% cử tri Anh vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Anh Cameron và nguyên thủ của 27 quốc gia thành viên còn lại trong EU đã thống nhất một thỏa thuận, theo đó Anh được hưởng quy chế đặc biệt trong EU, động thái được cho là nhằm thuyết phục các cử tri Anh ủng hộ ở lại EU.
Tỷ phú Chính Chu đồng sáng lập công ty tỷ USD
Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) hôm qua, công ty mới có tên CF Corp, được thành lập dưới hình thức SPAC (Specified Purpose Acquisition Company). Đây là các công ty được mở ra với mục đích thâu tóm doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định. CF sẽ có 2 năm từ khi IPO để thực hiện các hoạt động M&A (mua bán - sáp nhập) của mình.Cả 2 sẽ rót vào đây 69 triệu USD tiền riêng. 600 triệu USD vốn được kỳ vọng huy động nhờ IPO. Và 500 triệu USD còn lại sẽ đến từ một đợt phát hành riêng lẻ cho một nhóm cổ đông tổ chức, trong đó có Blackstone - công ty cũ của Chính Chu.
Rất nhiều nhà đầu tư trong đợt phát hành riêng lẻ đã chấp thuận sẽ không đòi hoàn tiền, kể cả trong trường hợp họ phản đối thương vụ mua lại của CF, hồ sơ cho biết. Đợt phát hành được bảo lãnh bởi Citigroup, Bank of America Merrill Lynch và Credit Suisse. Đây sẽ là IPO lớn nhất Mỹ của một công ty dạng SPAC từ năm 2008.
Chu năm nay 49 tuổi. Ông cùng gia đình rời Việt Nam sang Mỹ năm 1975. Đến năm 1990, ông gia nhập Blackstone và trở thành thành viên cốt cán 10 năm sau đó. Ông từng công tác 2 năm tại châu Á, sau đó quay về Mỹ.
Công việc của Chính Chu tại đây là giám sát các thương vụ mua lại trong mảng hóa chất, y tế, tài chính và công nghệ. Ông từng chỉ đạo mua lại Ondeo Nalco (trị giá 4,2 tỷ USD), Celanese (3,8 tỷ USD), SunGard Data Systems (11 tỷ USD) và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD). Trong thương vụ Blackstone muốn mua Dell năm 2013, Chu cũng là người chỉ huy, dù sau đó công ty này đã rút lui.
Năm ngoái, Chu đã rời Blackstone sau 25 năm làm việc tại đây. Blackstone là công ty cổ phần tư nhân, chuyên huy động vốn từ các nguồn cá nhân hơn là thị trường chứng khoán. Họ thường mua các doanh nghiệp có tiềm năng, cải tiến hoạt động, sau đó bán lại với giá cao để thu lời.
Mỗi giờ Thế giới Di dộng thu về gần 7 tỷ đồng doanh thu
Công ty Thế giới Di động (Mã CK: MWG) vừa công bố báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm với doanh thu đạt 9.617 tỷ đồng - tăng 75% và lợi nhuận là 418 tỷ, tăng 79% so với cùng kỳ. Như vậy, mỗi giờ trôi qua, công ty thu về 6,7 tỷ đồng, vươt trội kế hoạch đề ra của Đại hội cổ đông 2016.
Trong đó, doanh thu online đạt 680 tỷ đồng, tăng 110% so với cùng kỳ. Trong quý đầu năm, Thế giới Di động đã mở thêm 104 siêu thị, nâng tổng số siêu thị hoạt động trên toàn quốc lên 737. Trung bình, mỗi ngày, công ty này mở 1,2 cửa hàng mới.
Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 34,166 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.388 tỷ.
Dù đạt được thành quả tăng trưởng, song giá cổ phiếu của MWG vẫn gần như bất động trong năm nay. Nếu tính từ hồi đầu năm 2015 đến nay, cổ phiếu này còn giảm gần 20.000 đồng. Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, MWG có giá 74.000 đồng.
Để đạt được doanh số như trên, công ty đã ồ ạt mở hệ thống cửa hàng. Trong cuộc gặp mặt cổ đông mới đây, nhiều nhà đầu tư đưa ra kịch bản Thế giới Di động đang đi vào ngõ cụt tăng trưởng khi mở cửa hàng ồ ạt với những vị trí đắc địa, chi phí lớn trong khi xu hướng của tiêu dùng thế giới là mua hàng online.
Hơn nữa, nhiều dự báo thị trường di dộng thông minh sắp bão hoà, khi đó chính những ưu thế số lượng cửa hàng hùng mạnh này sẽ "quật ngã" Thế giới Di động.
Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cho rằng đây là một quan điểm, góc nhìn thận trọng với thị trường. Theo ông, thị trường di động ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu, các hãng công nghệ trên thế giới liên tục ra mắt các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng nên còn nhiều dư địa phát triển. Về vệc mở cửa hàng sẽ chậm lại khi đạt đến độ phủ nhất định.
Gỗ Đức Thành kiếm thêm 20 tỷ đồng nhờ bán đất
Tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (Mã CK: GDT) ở TP HCM, bà Lê Thị Hồng Liễu, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nhìn nhận, năm 2016, thị trường nội địa cho sản phẩm gỗ cạnh tranh gay gắt, cùng với đó, thị trường châu Âu tiếp tục đối mặt với khó khăn khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, tín hiệu phục hồi của châu Âu chưa đủ mạnh. Quý I, công ty đưa ra nhiều giải pháp và các chính sách về giá ở thị trường xuất khẩu nhưng kết quả vẫn còn e dè. Do vậy, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 334,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 74,6 tỷ, lần lượt tăng 13% và 21% so với 2015. Ngoài ra, đơn vị này dự kiến kiếm thêm 20 tỷ đồng lợi nhuận từ chuyển nhượng khu đất Mỹ Phước 2 (Bình Dương).
"Hiện công ty đã tìm được đối tác, nhà đầu tư đã trả tiền đặt cọc và đang trả tiền theo tiến độ. Tới nay đối tác đã chuyển tiền cho công ty được 30% trên giá trị tài sản", bà Liễu cho biết.
Với mức lợi nhuận khả quan, năm nay công ty dự kiến chia cổ tức ở mức 35%, tức 3.000 đồng một cổ phiếu, tương đương 45,4 tỷ đồng, chiếm 60,8% lợi nhuận sau thuế.
Đối với thù lao Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, công ty dự kiến trích 0,5% doanh thu cả năm 2016 (334 tỷ đồng), tương đương với mức thù lao là 1,7 tỷ đồng. Số tiền này được chia cho 10 thành viên, tùy theo trách nhiệm mà mỗi người sẽ có mức thù lao khác nhau.
Năm 2015, sản phẩm gỗ xuất khẩu có nhiều dấu hiệu tích cực khi doanh thu đạt hơn 252,7 tỷ đồng, chiếm 86% tổng doanh thu, tăng 2,2% so với 2014. Trong đó, thị trường châu Á chiếm 79,7%, châu Âu chiếm 16,6% trên tổng doanh thu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thị trường nội địa ảnh hưởng bởi sức mua giảm dù công ty đã có những giải pháp nhưng vẫn chưa đạt được kế hoạch như mong đợi.
Năm ngoái, công ty đạt doanh thu 295,76 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 61,56 tỷ, lần lượt tăng 11,1% và 19,2% so với 2014. Tính đến ngày 31/12/2015, vốn chủ sở hữu công ty đạt 215,7 tỷ đồng, lãi cơ bản trên một cổ phiếu là 4.432 đồng.
Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 107 thị trường
Xuất khẩu cá ngừ của cả nước năm ngoái đạt gần 455 triệu USD, trong đó tỉ trọng giá trị xuất khẩu cá ngừ tươi, sống, đông lạnh và khô tăng lên, chiếm hơn 54%. Việt Nam hiện nay xuất khẩu cá ngừ sang 107 thị trường trên thế giới. Ba thị trường tiêu thụ lớn nhất cá ngừ Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Theo VASEP, với các hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam - EU, sắp tới là TPP, xuất khẩu cá ngừ sẽ tăng mạnh.