Tập đoàn Thái Lan mua Zalora tại Việt Nam với giá 10 triệu USD
Hòa Phát đề nghị trả lại 2 mỏ quặng sắt ở Hà Giang
VN bị kiện trợ cấp là do… cơ quan quản lý nhà nước
“Xây sân bay Lai Châu là không cần thiết tại thời điểm này”
Indonesia hạn chế nhập khẩu sầu riêng Thái Lan
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
Giá gạo xuất khẩu giảm bất thường
Theo Trung tâm Tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), hiện thị trường lúa gạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã bớt nóng, giá lúa tuần qua có xu hướng chững lại, thậm chí giảm nhẹ so với tuần trước do các kho gạo của doanh nghiệp hiện đã đầy hàng nên ngừng thu mua.
Tại Đồng Tháp, giá lúa tươi thu mua tại đồng đang giảm mạnh so với cách đây khoảng 2 tuần, với mức giảm trung bình 500-800 đồng một kg. Cụ thể, lúa Jasmine 85 khoảng 5.200 đồng, OM 4900 giá 4.900-5.200 đồng; Nàng hoa 9 giá 5.400 đồng; lúa thường IR 50404 giá 4.500 đồng một kg.
Tại An Giang, lúa tươi IR50404 giảm từ 5.000 đồng xuống còn 4.800 đồng; lúa OM 2514 giảm từ 5.100 đồng xuống còn 5.000 đồng. Riêng tại Kiên Giang, hạn, mặn nghiêm trọng đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất lúa, nguồn cung giảm mạnh do doanh nghiệp thu mua nhiều để tạm trữ đã khiến giá lúa ở đây tăng mạnh trong tuần qua, lúa tẻ thường từ 5.200 đồng lên 5.800 đồng; lúa dài từ 6.300 đồng lên 6.600 đồng một kg.
Tuy nhiên, đến giữa tháng 4/2016, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục giảm. Hiện giá gạo 5% tấm chỉ còn hơn 370 USD một tấn, giảm 5 USD so với tháng 3/2016. Theo Trung tâm Tin học và thống kê, đây là hiện tượng không bình thường khi nhiều quốc gia đối thủ vẫn giữ giá xuất khẩu gạo ở mức cao, thậm chí tăng vọt. Trong khi đó giá lúa trong nước lại đang tăng. Sự “lạc điệu” này đang dồn đẩy người nông dân trồng lúa đối mặt với nhiều nguy cơ.
Hiện nhiều quốc gia giữ giá gạo xuất khẩu ở mức cao, như Ấn Độ 380 USD một tấn hay Campuchia 460 USD (gạo 5% tấm), một số nước cũng có chiều hướng tăng thêm bình quân 5 USD như Thái Lan, Pakistan.
Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 1/1 đến ngày 14/4/2016 đạt 1,531 triệu tấn, trị giá FOB đạt hơn 625 triệu USD, tăng 1,35% về lượng so với cùng kỳ năm 2015.
Chủ tịch ngân hàng của Nga: “Moody's không có căn cứ gì để hạ tín nhiệm nợ Nga”
Các thương vụ M&A đình đám của Việt Nam
Xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam đang ngày càng nóng lên, đặc biệt các thương vụ diễn ra dồn dập trong năm 2015.
Đứng đầu trong số các thương vụ M&A trong năm 2015 là ngành bán lẻ với tổng giá trị đạt hơn 1,5 tỉ USD. Điều này cho thấy các tập đoàn bán lẻ nước ngoài xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm trong chiến lược kinh doanh của mình.
Có thể kể tới một số thương vụ M&A nổi bật về quy mô, số vốn cũng như mức độ tác động đến ngành bán lẻ như: Tập đoàn Thái Lan Berli Jucker (BJC) bỏ ra 880 triệu USD mua lại Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam (bán buôn); Công ty Power Buy thuộc Tập đoàn Central Group cũng của Thái Lan hoàn tất việc mua lại 49% cổ phần Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim.
Doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong xu hướng này có Tập đoàn Vingroup, nhận chuyển nhượng 100% cổ phần tại CTCP Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail) của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group)… Theo Công ty tư vấn A.T.Kearney (Mỹ), Việt Nam đứng thứ 28 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới, theo khảo sát của công ty này.
Bán lẻ cũng ngày càng nóng hơn vào đầu năm 2016, khi các “ông lớn” bán lẻ từ Thái Lan không giấu diếm tham vọng tăng tốc mua lại doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Sau khi đã hoàn tất thương vụ Metro Cash & Carry Việt Nam, Tập đoàn BJC tuyên bố sẽ mua lại chuỗi siêu thị Big C thuộc sở hữu của tập đoàn Casino Group (Pháp). Tập đoàn này cũng đã đầu tư vào chuỗi siêu thị Family Mart của Nhật (nay đổi tên thành B's Mart).
Đầu năm 2016, ngành tư vấn vốn không sôi động bằng những ngành khác, cũng đã ghi dấu ấn bằng một thương vụ tuy không quá lớn về quy mô nhưng có tác động quan trọng tới sự cạnh tranh trong ngành.
Ngày 7.1.2016, Công ty tư vấn chiến lược doanh nghiệp TNK Capital của Việt Nam chính thức gia nhập Công ty Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam). Giá trị của giao dịch không được tiết lộ, nhưng theo ước đoán của một nguồn tin trong giới tư vấn chiến lược, rơi vào khoảng 2 - 4 triệu USD. Sở dĩ nói thương vụ này quan trọng đối với ngành tư vấn là vì EY Việt Nam là công ty tư vấn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, có gần 1.000 nhân viên và chuyên gia cao cấp.
Với sự sáp nhập đội ngũ tư vấn từ TNK Capital, bộ phận tư vấn giao dịch của EY Việt Nam sẽ có hơn 20 chuyên gia, tập trung vào các mảng tư vấn như: M&A; rà soát về thương mại, thuế và tài chính; tái cấu trúc và chiến lược doanh nghiệp; định giá và xây dựng mô hình kinh doanh…
Theo tiến sĩ Trần Vinh Dự, chuyên gia M&A, hoạt động M&A nóng lên kéo theo nhu cầu của hàng loạt dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này cũng tăng trưởng mạnh mẽ, bao gồm: tư vấn M&A; khảo sát doanh nghiệp trước M&A (gồm khảo sát về thương mại, tài chính, pháp lý của doanh nghiệp bán…); pháp lý cho giao dịch M&A; định giá phục vụ M&A.
Bên cạnh đó, xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp cũng trên đà tăng, lý do là các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc trong các trường hợp phát triển quá lớn, vượt xa quy mô ban đầu, khiến việc tái cấu trúc là cần thiết, nếu không sẽ bị hỗn loạn về sở hữu, quản trị, và điều hành, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút...
Doanh nghiệp tư vấn lớn “nhòm ngó” Việt Nam
Theo đánh giá của EY Việt Nam, năm nay là thời điểm các doanh nghiệp tư vấn lớn trên thế giới có khả năng “đổ bộ” vào Việt Nam vì đây là thị trường còn đầy tiềm năng phát triển, đặc biệt khi hoạt động M&A đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ phát triển của các công ty thuộc nhóm “Big 4” tại Việt Nam, theo nhiều nguồn tin, đều ở mức 2 con số trong những năm gần đây.
Trong nhóm này có EY Việt Nam, vốn có uy tín về kiểm toán cũng đang nỗ lực mở rộng sang các mảng tư vấn khác như: tư vấn M&A, định giá, khảo sát doanh nghiệp; tái cấu trúc doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng; quy hoạch phát triển ngành. Khi nhóm “Big 4” cạnh tranh, vấn đề quan trọng là họ cần có nhiều mảng dịch vụ khác nhau để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ “trọn gói” (full service). Điều này rất quan trọng vì nếu không sẽ để ngỏ cửa cho đối thủ khác nhảy vào giành lấy khách hàng.
Đó cũng là nguyên nhân chính đằng sau quyết định nhận sáp nhập TNK Capital của EY Việt Nam, trong một động thái nhằm củng cố năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn M&A và chiến lược doanh nghiệp. Trong khi đó, TNK Capital đã có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp và M&A, với hành trang là những thương vụ tư vấn lớn như Giấy An Bình; Kusto – Coteccons; Masan Consumer Holdings…
Hơn 10 công ty muốn thâu tóm mảng internet Yahoo
Theo Bloomberg và trang Business Insider, Yahoo sẽ xem xét, thu hẹp hồ sơ dự thầu xuống còn bảy đơn vị vào cuối tuần này và lưu ý rằng họ sẽ mất một tháng để thông báo thầu chính thức. Các đơn vị chào mua Yahoo bao gồm hãng Verizon, YP Holdings, TPG, một nhóm nhà đầu tư bao gồm hãng đầu tư Bain Capital và Vista Equity Partners cùng hai công ty được xác định là “doanh nghiệp chiến lược”.
Số lượng nói trên ít hơn nhiều so với danh sách hơn 40 doanh nghiệp được đưa tin là quan tâm đến việc mua lại Yahoo.
Softbank, chủ sở hữu chính của Yahoo Nhật Bản đã tổ chức các cuộc đàm phán với hãng công nghệ viễn thông không dây Verizon về cổ phần thiểu số của công ty này, song Verizon cho hay họ quan tâm đến việc mua lại mảng kinh doanh cốt lõi của Yahoo hơn.
Giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer cho hay quá trình bán bộ phận là “ưu tiên hàng đầu” và bà đang tiến hành gặp gỡ các đối tác có liên quan. Tuy nhiên, bà Mayer từ chối tiết lộ thêm về quá trình đấu thầu.
Hãng công nghệ Yahoo đang gặp khó khăn sau ba năm các nỗ lực của CEO Marissa Mayer không đem lại kết quả như mong đợi. Gần đây, công ty rao bán mảng kinh doanh internet cốt lõi của họ sau nhiều áp lực từ phía các nhà đầu tư, kêu gọi “những thay đổi đáng kể” ở Yahoo.
Trung Quốc có miếng bánh lớn nhất của xuất khẩu toàn cầu
Tăng tỷ trọng trong xuất khẩu toàn cầu là tin tốt cho Trung Quốc, nhưng không hẳn là hay cho nhiều nước khác - Ảnh: Reuters
Trung Quốc vừa tăng tỷ trọng trong xuất khẩu thế giới. Đây là tin tốt cho nước này, nhưng lại là tin không hay cho toàn cầu khi sẽ là yếu tố làm tăng căng thẳng thương mại.
Thống kê trên ngược lại với các dự đoán chi phí lao động và nội tệ Trung Quốc - đồng tiền đã tăng giá gần 20% so với đô la Mỹ trong thập kỷ qua - sẽ khiến nước này thất thế trước các đối thủ cạnh tranh giá rẻ hơn. Cơ sở hạ tầng xây dựng trong ngành công nghiệp Đại lục những thập niên qua đang giữ cho xuất khẩu diễn biến tốt, cung cấp cho các doanh nghiệp điều kiện để cho ra lò sản phẩm có giá trị cao hơn.
“Trung Quốc không thể bị thay thế. Nếu họ nói là 45 ngày, họ sẽ giao trong 45 ngày”, Fredrik Guitman, cựu tổng giám đốc của một hãng sản xuất sản phẩm bạc Đan Mạch cho hay, nói thêm rằng thời gian giao hàng đáng tin cậy là quan trọng hơn giá cả.
Cùng lúc, nhập khẩu từ các nước khác vào Trung Quốc cũng giảm mạnh hơn 14% năm 2015, khiến một số nhà kinh tế tin rằng nước này đang triển khai chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, đẩy thương hiệu ngoại ra khỏi thị trường nội địa.
Hôm 20.4, Bắc Kinh tung ra biện pháp mới để hỗ trợ máy móc thiết bị xuất khẩu, bao gồm cả việc giảm thuế, khuyến khích ngân hàng cho nhà xuất khẩu vay nhiều hơn. Máy móc và thiết bị cơ khí chế tạo chiếm phần lớn nhất trong xuất khẩu của Trung Quốc.
Chính sách trên có thể không nhận được sự chào đón ở Mỹ, nơi ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump kêu gọi áp thuế 45% hàng nhập khẩu Trung Quốc, thông điệp cộng hưởng cùng ý kiến của nhiều cử tri Mỹ. Nếu kế hoạch của tỉ phú Trump thành công, các doanh nghiệp Hoa đã và đang cố gắng đi lên trong chuỗi giá trị có thể thấy lợi nhuận ở nước ngoài của họ lao dốc bởi một cuộc chiến thương mại.