Thaco rót 30.000 tỷ đồng cho hàng loạt dự án ô tô
USD giảm trước thềm cuộc họp Fed, BOJ
Tỷ giá USD nhích nhẹ
Lộ diện đối tác, đối thủ của Viettel tại Myanmar
Lợi thế nhân công giá rẻ dần về tay các nước Đông Nam Á
Tin kinh tế đọc nhanh 25-04-2016
- Cập nhật : 25/04/2016
Chủ nợ lớn nhất nói gì về khoản vay của công ty bầu Đức?
Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà tại cuộc họp trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất. Ảnh: Kiều Vui.
Trao đổi riêng với PV trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 23/4), Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà cho hay: “Chính phủ quyết định tái cơ cấu một số khoản nợ cho công ty của bầu Đức chứ không phải tôi quyết định”.
Ông Trần Bắc Hà khẳng định, sau khi có chỉ đạo từ Chính phủ, ngân hàng nào đang cho Hoàng Anh Gia Lai vay thì “phải hỗ trợ”. Tuy nhiên, vị Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV từ chối thông tin thêm về khoản nợ mà công ty của bầu Đức đang vay ngân hàng này.
Theo báo cáo tài chính , Hoàng Anh Gia Lai (HAG) hiện có các khoản vay và trái phiếu phải trả trị giá 27.099 tỷ đồng, trong đó 8.297 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2016. Trong tổng số nợ trên tính đến 31/12/2015, vay nợ ngắn hạn chiếm 31%.
BIDV là chủ nợ lớn nhất của HAG với hơn 10.700 tỷ đồng. Chủ nợ lớn thứ hai là Eximbank với khoản cho vay dài hạn là 3.156 tỷ đồng. ACB và Công ty Chứng khoán ACBS đứng thứ ba với hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 9% tổng nợ của HAG.
Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015 được công bố mới đây của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) khiến nhiều người lo ngại về tình hình tài chính khó khăn của doanh nghiệp này.
Những khoản vay nợ ngân hàng lên đến vài chục nghìn tỷ đồng đã khiến ông chủ HAGL phải thế chấp nhiều tài sản quý giá như dự án bất động sản “vàng” ở Đà Nẵng, diện tích trồng cao su, học viện bóng đá…để vay vốn ngân hàng.
Mới đây, với sự chủ trì của BIDV, các ngân hàng đã họp tại Hà Nội và thống nhất sẽ tái cơ cấu một số khoản nợ cho công ty này.
Xét thấy khó khăn của Hoàng Anh Gia Lai do nhiều yếu tố biến động của thị trường, các tài sản đảm bảo vẫn còn nên các ngân hàng đồng thuận kéo dài thời gian trả lãi và gốc cho phù hợp hơn với dòng tiền của công ty.
Các ngân hàng cũng đã thống nhất trình lên Ngân hàng Nhà nước phương án có thể giữ nguyên nhóm nợ một số khoản vay để đảm bảo Hoàng Anh Gia Lai vẫn có dòng tiền hoạt động, có cơ hội trả nợ cho các ngân hàng.
Pomax đầu tư hơn 13 triệu USD cho dự án công nghệ cao
Theo đó, dự án này được xây dựng trên diện tích hơn 1,3 ha, công suất thiết kế 1.200 tấn sản phẩm/năm, có mục tiêu hoạt động: Sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên Việt Nam; nghiên cứu và phát triển bán thành thành phẩm và thành phẩm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên Việt Nam.
Sản phẩm đầu ra dự kiến của nhà máy: Cao định chuẩn thuộc nhóm có hoạt chất chính là Flavonoid; cao định chuẩn thuộc nhóm có hoạt chất chính là Alcaloid; kem/gen hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da; viên nang hỗ trợ thải độc; viên nang hỗ trợ điều trị ung bướu…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online – baodautu.vn, ông Hoàng Quốc Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Pomax cho biết, công nghệ của nhà máy thuộc loại tiên tiến nhất hiện nay, được chuyển giao từ Tập đoàn PE (Pháp), có tên là công nghệ chiết suất dùng dung môi CO2 siêu tới hạn.
Theo quy trình, các loại dược liệu sau khi đã được sơ chế tại vùng nguyên liệu sẽ được vận chuyển tới nhà máy của Pomax tại SHTP để chiết xuất ra thành phẩm cung cấp cho các nhà máy dược, mỹ phẩm…Hiện nay, Pomax đã liên kết với một số đối tác để trồng, cung cấp các nguyên liệu cho nhà máy. Trong giai đoạn tiếp theo, Pomax sẽ tự xây dựng vùng nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy.
Cũng theo ông Dũng, các sản phẩm của Pomax dự kiến xuất khẩu 50%, số còn lại có thể cung cấp cho các nhà máy trong nước. Theo kế hoạch, nhà máy của Pomax sẽ hoàn thành việc xây dựng trong năm 2017 và từ năm 2019 sẽ đi vào hoạt động ổn định.
Để chứng khoán Việt ứng phó tốt với “cuồng phong”
Qua sự trồi sụt đầy cảm xúc trên sàn chứng khoán Việt Nam những ngày gần đây, có thể thấy, thị trường chứng khoán trong nước ngày càng bị cuốn theo guồng quay chung của chứng khoán toàn cầu, đồng thời liên thông ngày càng chặt với thị trường quốc tế.
Cách đây gần 1 tuần, khi nhà đầu tư trong nước vừa trở lại sau kỳ nghỉ cuối tuần và Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, một trận “cuồng phong” đã đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam đổ dốc. Ngay đầu tuần này, trong phiên giao dịch ngày 19/4, Chỉ số VN-Index giảm tới 11,58 điểm (-2%), xuống 568,28 điểm, với 188 mã giảm, trong khi chỉ có 55 mã tăng. Trong khi đó, Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,84 điểm (-1,04%), xuống 79,42 điểm với 71 mã tăng, trong khi có tới 145 mã giảm.
.
Căn nguyên của trận “cuồng phong” trên là sự đỏng đảnh của chứng khoán thế giới. Theo đó, ngay khi thị trường Việt Nam vẫn đang trong ngày nghỉ bù, thì “cuồng phong” đã tấn công các thị trường chứng khoán châu Á. Cổ phiếu lớn nhỏ đồng loạt lao dốc trong phiên giao dịch ngày 18/4, do đà sụt giảm mạnh của giá dầu sau khi các nhà sản xuất lớn không thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng. Riêng thị trường Nhật Bản còn chịu thêm tác động của trận động đất mạnh cuối tuần trước khi Chỉ số Nikkei 225 lao dốc 3,4% lúc đóng cửa hôm 18/4.
Tuy nhiên, cơn ác mộng của chứng khoán toàn cầu đã tạm thời qua đi và chứng khoán Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy chung. Chứng khoán châu Á đã tăng trở lại vào phiên 19/4 và tiếp tục ổn định trong phiên 20/4. Theo đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng duy trì được trạng thái cân bằng trong phiên 20/4.
Trở lại câu chuyện của sàn chứng khoán Việt, những biến động trên sàn chứng khoán rõ ràng đã có tính liên thông khá mạch lạc với động thái chung của các thị trường quốc tế. Đây là một tín hiệu tốt, nhưng cũng là áp lực không nhỏ đối với các chủ thể trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp và nhà đầu tư phải chủ động hơn, nâng cao khả năng dự báo để từ đó có biện pháp ứng phó với sự biến động của thị trường chứng khoán khu vực.
Hiện tại, các cơ quan quản lý và tổ chức thị trường đang chuẩn bị vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cải thiện chất lượng quản trị…, nhằm nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời hội nhập sâu rộng hơn. Đặc biệt, một trong những mối quan tâm lớn nhất là chất lượng quản trị công ty cũng đang được hâm nóng. Bởi lẽ, việc nâng cao chất lượng công bố thông tin minh bạch, quản trị công ty và quan hệ nhà đầu tư là một trong các trụ cột chiến lược giúp nâng cao chất lượng chứng khoán Việt Nam.
Sắp tới, sẽ có hơn 350 doanh nghiệp tham gia cuộc bình chọn “Công bố thông tin và minh bạch 2016”. Hy vọng rằng, những nỗ lực trên sẽ giúp chất lượng cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt được cải thiện, để chứng khoán Việt không quá lép vế so với khu vực về quy mô vốn hóa cũng như khối lượng cố phiếu giao dịch. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ranh giới giữa các sàn chứng khoán quốc tế và khu vực ngày càng mờ nhạt, theo đó, dòng vốn quốc tế sẽ vận hành theo đúng quy luật “nước chảy chỗ trũng”.
Bị bán tháo, vàng không còn “lấp lánh”
Vào lúc 9h, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức mua vào: 33,12 triệu đồng/lượng, bán ra 33,39 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC Hồ Chí Minh: Mua vào 33,12 triệu đồng/lượng; bán ra 33,37 triệu đồng/lượng, giảm khoảng 30.000 đồng/lượng.
Công ty vàng bạc đá quý Doji điều chỉnh giá vàng giảm 20.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC Hà Nội giao dịch ở mức: Mua vào 33,24 triệu đồng/lượng, bán ra 33,32 triệu đồng/lượng. Vàng SJC TP.HCM mua vào 33,24 triệu đồng/lượng, bán ra 33,32 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 24/4 tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm rất nhẹ. Giá vàng SJC Tp.HCM giao dịch ở mức: 33,14 triệu đồng/lượng – 33,39 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ-DAB: 32,95 triệu đồng/lượng – 33,35 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu giảm khoảng 20.000 đồng/lượng. Giá vàng SJC giao dịch ở mức: Mua vào 33,25 triệu đồng/lượng, bán ra 33,31 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng 999.9 (24k): Mua vào 33,17 triệu đồng/lượng, bán ra 33,62 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tròn trơn 999.9 (24k): Mua vào 33,17 triệu đồng/lượng, bán ra 33,62 triệu đồng/lượng.
Tại các ngân hàng thương mại, giá vàng chưa có nhiều biến động. Giá vàng tại Sacombank-SBJ giao dịch ở mức: Mua vào 33,28 triệu đồng/lượng, bán ra 33,34 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại SHB: 33,29 triệu đồng/lượng – 33,36 triệu đồng/lượng. Giá vàng tại TPbank Gold: 33,28 triệu đồng/lượng – 33,35 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 24/4 giảm nhẹ khi kim loại quý này đang gặp áp lực bán ra ở thị trường thế giới. Vì vậy, các nhà đầu tư bớt lạc quan với thị trường sau 1 tuần giá vàng có nhiều thăng trầm. Tỷ lệ chuyên gia dự báo giá vàng tăng tuần sau đã đi lùi.
Adrian Day, Chủ tịch Adrian Day Asset Management cho rằng ông tiếp tục chờ đợi đà giảm của vàng. Đây được xem là đợt điều chỉnh tích cực sau khi giá vàng đã có màn trình diễn quá ấn tượng trong quý 1 năm nay.
Dù vậy, Adrian Day vẫn duy trì quan điểm trong dài hạn, đà giảm của giá vàng sẽ nhỏ hơn. Đó la lý do Adrian Day dự báo giá vàng giảm trong tuần sau nhưng ông sẽ không bán ra kim loại quý này.
Mặc dù các nhà phân tích đang mong đợi vàng giảm xuống thấp hơn trong ngắn hạn, nhưng triển vọng giảm giá của họ được kiềm chế bởi nhiều người mong đợi giá vàng vẫn còn nhiều ràng buộc với ngưỡng 1.220 USD để tạo ra một số hỗ trợ cho thị trường này vào tuần tới.
Đại gia “ôtô” hướng tới doanh thu gần 72 nghìn tỷ, nộp ngân sách hơn 20 nghìn tỷ
Ngày 22/04/2016 CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.
Tổng nộp cho ngân sách trong năm 2015 là 13.856 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2014, trong đó tổng nộp tại tỉnh Quảng Nam là 10.096 tỷ đồng. Với con số này, Thaco vượt qua cả Thegioididong, Vinamilk, GAS về khả năng đóng góp ngân sách.
Tổng nộp ngân sách 20.018 tỷ đồng, tương đương gần 900 triệu USD, trong đó nộp tại tỉnh Quảng Nam 15.178 tỷ đồng. Với mức nộp ngân sách gần 900 triệu USD, Thaco sẽ đóng góp 2,6% tổng thu nội địa, tương đương với 36,7% thu từ dầu theo số liệu dự toán ngân sách năm 2016.