tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-04-2016

  • Cập nhật : 25/04/2016

Dầu mỏ có thể trở thành nhân tố "tiêu diệt" nền kinh tế Mỹ

Giới phân tích cho rằng trong tình hình nguồn cung dầu mỏ dư thừa trên thế giới, khiến giá dầu thô có thể tiếp tục giảm, tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

dau mo - nhan to co the "tieu diet" nen kinh te my

Dầu mỏ - nhân tố có thể "tiêu diệt" nền kinh tế Mỹ

Những tranh cãi giữa Ả rập Xê út và Iran đã khiến nỗ lực đóng băng sản lượng dầu của nhóm các nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất trên thế giới tại hội nghị ở Doha, Qatar mới đây thất bại.

Giới phân tích cho rằng trong tình hình nguồn cung dầu dư thừa trên thế giới, tranh cãi trên khiến cho khả năng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu trong năm 2016 là rất thấp, khiến giá dầu thô có thể tiếp tục giảm, tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế và ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.

Giá dầu có thể không tăng mạnh so với dự đoán của các chuyên gia, điều này sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế Mỹ, chuyên gia phân tích Brad McMillan của tạp chí Forbes bình luận.

Theo Brad McMillan dầu mỏ - "nhân tố chính" tấn công vào nền kinh tế Mỹ.

Theo ông, sản lượng dầu hiện nay vượt quá nhu cầu (cung vượt cầu) khoảng 2 phần trăm. Nếu nhu cầu tăng mà các nước sản xuất dầu mỏ cắt giảm sản lượng, đơn giản thặng dư này sẽ biến mất.

Trong trường hợp này, Mỹ sẽ bị tước "những điều kiện thuận lợi" cho sự phục hồi nền kinh tế của mình.

Theo chuyên gia năng lượng cấp cao Charles Ebinger thuộc Viện nghiên cứu Brookings, nhiều khả năng hội nghị tại Doha vào tháng 6 tới các bên sẽ không đạt được kết quả gì vì những tranh cãi giữa Iran và Ả rập Xê út là rất nghiêm trọng.

Ông Ebinger cho biết Ả rập Xê út muốn tất cả các nước cung cấp dầu trên thế giới giữ nguyên sản lượng dầu bằng mức tháng 1/2016, nhưng Iran không thể chấp nhận bới vì nước này vẫn muốn khôi phục lại sản lượng dầu bằng mức trước khi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt các lệnh trừng phạt chống nước này.

Còn theo Deborah Gordon, Giám đốc chương trình Năng lượng và Biến đổi khí hậu thuộc Carnegie Endowment for International Peace, hiện nay tất cả các nước cung cấp dầu trên thế giới, kể cả Mỹ đều muốn sản xuất dầu, còn các nước khác ngưng hoặc đóng băng sản lượng dầu.

Tuy nhiên trong trung và dài hạn, việc giá dầu thấp hơn có thể không ảnh hưởng nhiều đến ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ, nhất là ngành dầu đá phiến. Thậm chí việc giá dầu giảm còn tốt cho ngành dầu đá phiến bởi vì hiệu quả của ngành này sẽ được tăng lên.

Chuyên gia Gordon cho rằng trong ngắn hạn, các công ty dầu mỏ của Mỹ sẽ gặp khó khăn và một số có thể phải đệ đơn xin phá sản, nhưng một ngành công nghiệp mới sẽ xuất hiện.

Việc không đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu, trong chừng mực nào đó, cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ trong năm nay vì những lợi ích của việc giá dầu thấp không thể bù lại những tổn thất mà ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ phải chịu, khi hàng tỷ USD đầu tư bị giảm và hàng chục nghìn nhân công bị sa thải.


Nguy cơ bị nhà thầu ngoại kiện vì thiếu vốn đối ứng cho dự án giao thông

Tình trạng thiếu vốn đối ứng các dự án ODA giao thông đang diễn ra gay gắt và bắt đầu để lại những hệ lụy tiêu cực.
den thoi diem hien nay du an duong tan vu – lach huyen da no thanh toan von vat, thue nhap khau va vat cho nhap khau cua nha thau khoang 189,292 ty dong vat va 17,592 ty tien thue nk va thue vat nhap khau.

Đến thời điểm hiện nay Dự án đường Tân Vũ – Lạch Huyện đã nợ thanh toán vốn VAT, thuế nhập khẩu và VAT cho Nhập khẩu của Nhà thầu khoảng 189,292 tỷ đồng VAT và 17,592 tỷ tiền thuế NK và thuế VAT Nhập khẩu.

Theo Bộ Giao thông vận tải, năm 2016, các dự án ODA  ngành Giao thông vận tải chỉ được Chính phủ giao kế hoạch vốn nước ngoài 16.155 tỷ đồng trên tổng số nhu cầu 33.818 tỷ đồng (đáp ứng 47,8%) và vốn đối ứng 1.689 tỷ đồng trên tổng số nhu cầu 12.790 tỷ đồng (đáp ứng 13,2%) cho 21 dự án hoàn thành, 22 dự án chuyển tiếp.

“Ngay từ đầu năm 2015, Bộ GTVT đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn đối ứng (8.170 tỷ đồng) cho các dự án ODA. Tuy nhiên, đến nay chưa xử lý được”, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết.

Việc thiếu vốn đối ứng cho các dự án ODA sẽ làm phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, trả thuế nhập khẩu thiết bị, trả thuế VAT... ảnh hưởng tới tiến độ triển khai của các dự án, có khả năng phát sinh khiếu nại/khiếu kiện từ nhà thầu nước ngoài dẫn đến phải đền bù (như trường hợp dự án cầu Nhật Tân trước đây), ảnh hưởng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ.

Tại Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng có tổng mứcđầu tư 11.849 tỷ đồng do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư đang thiếu 257 tỷ đồng vốn đốn ứng dù đã được lên kế hoạch hoàn thành trong năm 2017.

Theo Ban quản lý dự án 2, đến thời điểm hiện nay chủ đầu tư đã nợ thanh toán vốn VAT, thuế nhập khẩu và VAT cho Nhập khẩu của Nhà thầu khoảng 189,292 tỷ đồng VAT và 17,592 tỷ tiền thuế NK và thuế VAT Nhập khẩu. Đồng thời, Nhà thầu đã gửi yêu cầu khiếu nại thanh toán chậm trả theo quy định của Hợp đồng.

“Để đảm bảo tiến độ triển khai, giải ngân, thanh toán của Dự án và tránh công tác khiếu nại, kiện tụng về thanh toán chậm của Nhà thầu, kính đề nghị Chính phủ xem xét bố trí bổ sung nguồn vốn đối ứng năm 2015 cho dự án khoảng 257 tỷ đồng”, thông tin từ đại diện chủ đầu tư cho biết.

Dự báo tình trạng thiếu vốn đối ứng sẽ còn diễn ra gay gắt tại các dự án ODA giao thông trong cả giai đoạn 2016 – 2020.

Theo tiến độ và khối lượng còn lại của các dự án, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ GTVT đề nghị bố trí 272.564 tỷ đồng cho các dự án ODA, bao gồm: 221.197 tỷ đồng vốn nước ngoài (131.902 tỷ đồng đã ký kết hiệp định với các nhà tài trợ; 89.295 tỷ đồng tiếp tục kêu gọi tài trợ) và 51.367 tỷ đồng vốn đối ứng (36.590 tỷ đồng cho các dự án hoàn thành, các dự án chuyển tiếp và khởi công mới dự án cầu Thịnh Long; 14.777 tỷ đồng cho các dự án có nhu cầu kêu gọi tài trợ). Các dự án này có tổng mức đầu tư 540.574 tỷ đồng (trong đó vốn nước ngoài 436.268 tỷ đồng; vốn đối ứng 104.306 tỷ đồng); đã giải ngân từ đầu dự án đến hết năm 2015 được 118.504 tỷ đồng (vốn nước ngoài 94.381 tỷ đồng; vốn đối ứng 24.123 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo số dự kiến (số kiểm tra) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tại văn bản số 916/BKHĐT-TH ngày 05/02/2016  mới cân đối được 72.117 tỷ đồng vốn nước ngoài và 16.116 tỷ đồng vốn đối ứng. Như vậy, vốn nước ngoài thiếu 149.080 tỷ đồng, vốn đối ứng còn thiếu khoảng 35.251 tỷ đồng so nhu cầu (20.475 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp và 14.776 tỷ đồng cho các dự án kêu gọi tài trợ).


Doanh nhân nổi tiếng bị khỉ ném đá đến chết

Cựu chủ tịch một công ty thực phẩm tại Trung Quốc đã vô tình thiệt mạng do trúng một hòn đá mà 1 con khỉ ném xuống khi đang tham quan núi Yuntai, tỉnh Hà Nam.

Thông báo do công viên núi Yuntai thông báo cho biết, cựu chủ tịch Weng Mao đã “vô tình trúng một hòn đá do một con khỉ ném từ núi xuống”. Ông Weng đã ngay lập tức được đưa đến bệnh viện và từ trần sau đó. Thông báo cho biết, tuyến đường du lịch đã bị phong tỏa để điều tra.

ong weng tung la chu tich cong ty san xuat keo sua mang ten tho trang noi tieng.

Ông Weng từng là chủ tịch công ty sản xuất kẹo sữa mang tên Thỏ trắng nổi tiếng.

Ông Weng, 67 tuổi từng giữ chức vụ chủ tịch công ty thực phẩm Guan Sheng Yuan có trụ sở ở Thượng Hải. Công ty này sản xuất ra loại kẹo sữa  mang tên Thỏ trắng, được nhiều thế hệ người Trung Quốc ưa chuộng.

dan khi tai nui yuntai.

Đàn khỉ tại núi Yuntai.

Dù những cái chết tương tự khá hiếm, trong những năm gần đây, vẫn xuất hiện một số báo cáo liên quan tới người bị thiệt mạng do đá rơi tại các khu du lịch Trung Quốc. Năm ngoái, 7 du khách đã thiệt mạng bởi những mảnh đá lớn lăn xuống từ núi Caidie ở tỉnh Quế Lâm. Trong tháng 3, năm giới chức giao thông Trung Quốc đã thiệt mạng trong 1 vụ lở đá lớn tại làng Hoa Tây, tỉnh Tứ Xuyên.
Núi Yuntai cùng công viên sinh thái Yuntai, được xếp vào khu du lịch hạng 5A do Cơ quan du lịch quốc gia Trung Quốc bình chọn. Nơi này nổi tiếng là nơi cư trú của nhiều loài khỉ hoang dã.

Không tường lửa, Ngân hàng Bangladesh bị tin tặc "cuỗm" 80 triệu USD

khong co tuong lua, chi dung moderm gia re, ngan hang trung uong bangladesh da bi tin tac xam nhap va lay cap de dang 80 trieu usd. 

Không có tường lửa, chỉ dùng moderm giá rẻ, Ngân hàng Trung ương Bangladesh đã bị tin tặc xâm nhập và lấy cắp dễ dàng 80 triệu USD. 

Theo Reuters, tin tặc đã lợi dụng kẽ hở hệ thống giao dịch điện tử giữa Ngân hàng Trung ương Bangladesh với hệ thống mạng thanh toán toàn cầu SWIFT để xâm nhập vào hệ thống máy tính của ngân hàng này.

Đáng ngạc nhiên là hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Trung ương Bangladesh lại không hề có một hệ thống tường lửa (firewall) nào và việc truy cập mạng lại chỉ thông qua một hệ thống các máy định tuyến mạng dùng lại (second-hand) có giá 10 USD. 

Cảnh sát Bangladesh cho rằng cả ngân hàng lẫn hệ thống SWIFT phải chịu trách nhiệm cho vụ mất trộm tiền này vì đã buông lỏng việc giám sát hệ thống.

Trong khi đó, người phát ngôn hệ thống SWIFT có trụ sở ở Brussels lại cho rằng vụ việc trên chỉ là vấn đề nội bộ của Ngân hàng Trung ương Bangladesh và cho biết các giao dịch trên hệ thống SWIFT vẫn an toàn.

Cảnh sát cho biết các tin tặc có ý định lấy số tiền lên tới 951 triệu USD từ một tài khoản ở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York, lập ra đầu tháng Hai nhưng hầu hết các giao dịch đã bị chặn nhưng 81 triệu USD đã được chuyển đến một tài khoản ở Philippines và chuyển thẳng đến một sòng bạc ở đó. Và khoản tiền này đến nay vẫn chưa xác định cụ thể tung tích.

Ngoài ra, một khoản tiền 20 triệu USD cũng được chuyển đến một công ty ở Sri Lanka nhưng may mắn, số tiền này đã bị trả ngược lại Ngân hàng Trung ương Bangladesh do tin tặc đánh nhầm tên công ty trên.

Vụ trộm cướp tiền ngân hàng trên đã gióng lên hồi chuông báo động với toàn hệ thống tài chính toàn cầu về an ninh mạng.

 


Hà Nội: Nhà đất tăng giá, nhiều dự án "té nước theo mưa"

Sau một thời gian đóng băng dài, từ đầu năm đến nay, giao dịch và thanh khoản đối với phân khúc nhà liền kề ở Hà Nội đang ngày càng tăng cao và có dấu hiệu tăng giá.

Theo khảo sát của PV, từ thời điểm cuối năm 2015, có nhiều chủ đầu tư dự án nhà liền kề tại Hà Nội bắt đầu bung hàng mở bán nhiều dự án mới, với giá tăng đáng kể.

Nhiều sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho hay, quý 1/2016, giao dịch ở phân khúc nhà liền kề chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng lượng giao dịch của thị trường biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội trên thị trường sơ cấp.

Trao đổi với PV, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam, cho biết: từ quý 4/2015 giao dịch tại phân khúc này tăng mạnh nên giá nhà liền kề tại Hà Nội có dấu hiệu tăng trở lại, nhất là đối với những khu vực có cường độ phát triển lớn thì giá càng tăng nhanh.

"Nhà liền kề tại khu vực Cầu Giấy và Từ Liêm đã thiết lập mặt bằng giá mới. Có những dự án bán rất chạy, thậm chí họ một số chủ đầu tư chưa mở bán chính thức nhưng đã hết hàng", bà Hằng nhận xét.

nhung khu vuc co vi tri dep, day du ha tang va quy mo vua phai thu hut nhieu khach hang quan tam

Những khu vực có vị trí đẹp, đầy đủ hạ tầng và quy mô vừa phải thu hút nhiều khách hàng quan tâm

Khảo sát tại một số sàn giao dịch bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội cho thấy, một số dự án nhà liền kề đã tăng giá. Như dự án Thanh Hà Cienco 5 (Hà Đông), vào giữa năm 2015 được rao bán từ 15-18 triệu/m2 thì hiện giá đã được nâng lên từ 19-23 triệu/m2. Tương tự, năm 2013, giá nhà liền kề tại dự án Nam An Khánh mới chỉ 17-18 triệu đồng/m2 nhưng đầu năm 2016 giá sản phẩm thứ cấp đã tăng lên 22-24 triệu đồng/m2.

Mới đây, dự án liền kề West Point Nam 32 (Hoài Đức) cũng đã được chủ đầu tư chính thức mở bán, theo đó, giá đất nền (chưa xây) tại dự án này là 20,3 triệu/m2, giá nhà xây thô khoảng 25,7 triệu/m2. Tuy nhiên, trước đó, vào tháng 2 năm 2015, chủ đầu tư dự án này cũng đã mở bán chỉ với giá từ 12-15 triệu đồng/m2.

Giám đốc 1 sàn giao dịch BĐS ở Trung Hòa (Cầu Giấy) cho hay, giá nhà liền kề tại khu vực Trung Hòa – Nhân Chính đã tăng từ 5-10% so với mức giá vào giữa năm 2015. Do khu vực này số dự án nhà liền kề không nhiều, nguồn cung phân khúc này khá hạn chế. Trong khi đây là khu vực được nhiều khách hàng lựa chọn.

Theo báo cáo về thị trường BĐS tháng 2/2016 của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, giá nhà đất, nhà liền kề, biệt thự cũng tặng nhẹ từ 1-3% so với giá ban đầu tại những khu vực có hạ tầng giao thông tốt.

Lý giải về sự tăng giá của thị trường nhà liền kề Hà Nội từ đầu năm đến nay, bà Đỗ Thu Hằng cho rằng: Đối với những dự án có vị trí thuận lợi về thương mại cũng như để ở với quy mô vừa phải luôn được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Hơn nữa, Cầu Giấy và Từ Liêm là khu vực gần như không còn dự án đất nền mà chủ yếu là nhà để xây hoàn thiện.

Cũng theo bà Hằng, trong khi tổng thành của biệt thự rất lớn, còn nhà liền kề nếu kết hợp với cho thuê phía dưới và có sự tính toán cũng như thiết kế phù hợp,lại có vị trí thuận lợi về giao thông thì dễ bán hơn so với biệt thự lô lớn. Do vậy, xu hướng trên thị trường nhà liền kề hiện nay là mua để ở chiếm tỷ trọng nhiều hơn là đầu tư.

"Tuy nhiên, những khu vực ở xa trung tâm như khu vực Hoài Đức, Thạch Thất tôi không nghĩ hiện tại có thể thu hút được khách hàng vì những khu vực này hiện vẫn còn dư lượng dự án nhà liên kề quá lớn từ thời gian trước tồn lại. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng ở những khu vực này còn hạn chế, chưa có nhiều lợi thế về mặt kinh tế đối với chủ đầu tư và người mua nên nếu có hàng mới thì cũng chưa thu hút được khách hàng", bà Hằng nói.

"Quý 1/2016, giao dịch nhà liền kề tại Hà Nội chủ yếu diễn ra ở khu vực Hà Đông, Từ Liêm. Đây là 2 quận đang chiếm tới 24% trong tổng số lượng căn bán được trong quý 1 này".

Được biết, tại những khu vực có hạ tầng đã hoàn thiện như giao thông, trường học… đã thu hút được số lượng lớn khách hàng mua nhà hỗ trợ. Nhất là đối với những khu vực đang phát triển mạnh và nằm trong định hướng phát triển chung của cả thành phố như Cầu Giấy, Hà Đông, Từ Liêm, hiện tỷ lệ người dọn về ở khá lớn, tỷ lệ lấp đầy tại một số dự án nhà liền kề tương đối cao.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-04-2016

    Trung Quốc có thể sẽ cấm cửa Apple
    Cuối năm nay, dầu lên 85 USD/thùng
    Vàng sẽ tiếp tục tăng
    Nới lỏng điều kiện kinh doanh LPG
    Start-up gọi vốn để sản xuất điện thoại giá hơn 400 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-04-2016

    Nông sản Mỹ sẽ "ngập tràn" ở Việt Nam sau TPP
    FED rộng cửa tăng lãi suất vào mùa hè nhờ ECB
    145 tỷ USD đổ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế
    Trái cây vào Mỹ: Mất 500.000 USD/năm để kiểm tra chiếu xạ
    Hậu sáp nhập, Sacombank vẫn còn nhiều bê bối?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-04-2016

    Thaco rót 30.000 tỷ đồng cho hàng loạt dự án ô tô
    USD giảm trước thềm cuộc họp Fed, BOJ
    Tỷ giá USD nhích nhẹ
    Lộ diện đối tác, đối thủ của Viettel tại Myanmar
    Lợi thế nhân công giá rẻ dần về tay các nước Đông Nam Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-04-2016

    Tập đoàn Thái Lan mua Zalora tại Việt Nam với giá 10 triệu USD
    Hòa Phát đề nghị trả lại 2 mỏ quặng sắt ở Hà Giang
    VN bị kiện trợ cấp là do… cơ quan quản lý nhà nước
    “Xây sân bay Lai Châu là không cần thiết tại thời điểm này”
    Indonesia hạn chế nhập khẩu sầu riêng Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-04-2016

    18% doanh nghiệp đang hoạt động sẽ vào diện thanh, kiểm tra thuế
    Ngân hàng phải nộp thuế nhà thầu khi chuyển tiền ra nước ngoài
    Tạm ngừng cấp chứng thư cho thủy sản xuất khẩu theo NSW để khắc phục lỗi kỹ thuật
    Hải quan Hải Phòng xử lý gần 1.300 container hàng tồn
    Xử lý dứt điểm tồn đọng quyết toán các dự án đã hoàn thành giai đoạn 2005-2014

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-04-2016

    Lãi suất tăng, phục hồi kinh tế sẽ đổ sông, đổ bể
    Đã xuất siêu khoảng 1,48 tỷ USD tính từ đầu năm
    Vietnam Airlines lãi khủng 1.071 tỷ đồng trong quý I/2016
    Thép nhập khẩu gây bất an
    CEO TPBank: Chúng tôi không tăng trưởng nóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-04-2016

    Tỷ lệ nợ công của Việt Nam gấp rưỡi Thái Lan và gấp đôi nhiều nước trong ASEAN
    Hơn 1 tỉ đô la Mỹ để mở rộng nhiệt điện Vĩnh Tân 4
    Hà Nội: Thu giữ 6 tấn dược liệu thuốc Bắc không có giấy tờ hợp lệ
    Thiên tai đe dọa xuất khẩu thủy sản
    FED sẽ “để ngỏ” khả năng tăng lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-04-2016

    Nga, Ả Rập Xê Út tiếp tục bơm dầu hết công suất
    Iran tuyên bố sẽ ủng hộ mọi kế hoạch ổn định thị trường dầu mỏ
    Dân Trung Quốc đổ xô đầu cơ hàng hóa nguyên liệu
    EU lên danh sách đen về thiên đường thuế
    Nhật tính tung gói kích thích kinh tế mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-04-2016

    Giá gạo xuất khẩu giảm bất thường
    Chủ tịch ngân hàng của Nga: “Moody's không có căn cứ gì để hạ tín nhiệm nợ Nga”
    Các thương vụ M&A đình đám của Việt Nam
    Hơn 10 công ty muốn thâu tóm mảng internet Yahoo
    Trung Quốc có miếng bánh lớn nhất của xuất khẩu toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-04-2016

    Chủ nợ lớn nhất nói gì về khoản vay của công ty bầu Đức?
    Pomax đầu tư hơn 13 triệu USD cho dự án công nghệ cao
    Để chứng khoán Việt ứng phó tốt với “cuồng phong”
    Bị bán tháo, vàng không còn “lấp lánh”
    Đại gia “ôtô” hướng tới doanh thu gần 72 nghìn tỷ, nộp ngân sách hơn 20 nghìn tỷ