tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-03-2016

  • Cập nhật : 09/03/2016

Nga đang sở hữu cơ hội kiểm soát 73% nguồn cung dầu mỏ của thế giới

nga dang so huu co hoi kiem soat 73% nguon cung dau mo cua the gioi

Nga đang sở hữu cơ hội kiểm soát 73% nguồn cung dầu mỏ của thế giới

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay trên thị trường dầu mỏ, nước Nga đang dẫn dắt quá trình hình thành một đế chế mới đối chọi với phương Tây. Tuy nhiên, sự nổi lên của Nga cũng có thể tạo nên một thảm họa địa chính trị.

Cuộc gặp giữa Nga, Qatar, Saudi Arabia và Venezuela hôm 16/2 đã kết thúc tốt đẹp với một thỏa thuận giữ nguyên sản lượng như mức của tháng 1. Tuy nhiên đó mới chỉ là bước khởi đầu. Giữa tháng 3 tới sẽ có một cuộc họp khác với nhiều bên tham gia hơn. Theo các chuyên gia phân tích, nếu Nga có thể tìm được sự đồng thuận, vai trò lãnh đạo của Nga sẽ gia tăng hơn nữa.

Cho đến thời điểm này, Saudi Arabia vẫn tỏ ra cứng rắn không chịu cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, những “đám mây đen” bao phủ đất nước này đang dần nặng trĩu sau khi giá giảm quá sâu. Những quốc gia nhỏ hơn ở OPEC đã kêu gọi cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá, nhưng cuộc họp gần nhất của OPEC đã không có kết quả.

Giờ đây, sau khi Nga chìa tay hợp tác với OPEC, bức tranh thị trường dầu mỏ đang thay đổi. Với sức mạnh quân sự của mình, Nga có thể có được vị trí lãnh đạo không chính thức của nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ trên danh nghĩa ổn định giá dầu.

Từ lâu nay Saudi Arabia vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ, nhưng điều này đang thay đổi. Charles W. Freeman Jr., cựu đại sứ Mỹ ở Riyadh, mới đây đã lưu ý rằng quan hệ Mỹ - Saudi đã suy giảm cả trước khi ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ.

Quan hệ giữa hai nước càng bị xói mòn hơn sau khi Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi tháng 1 vừa qua. Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Iran – động thái mà Saudi phản đối mạnh mẽ. Người Saudi cần tìm một đồng minh mới để bảo toàn lợi ích của họ ở vùng Vịnh trước những đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo và Iran. Giá dầu giảm sẽ mở ra một cánh cửa cơ hội cho tình bằng hữu giữa hai nước.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga và Saudi Arabia muốn xích lại gần nhau hơn. Năm 2013, tờ Telegraph đưa tin hai bên đã nỗ lực xây dựng một thỏa thuận bí mật nhưng không thành công. Từ lâu Iran vẫn là một đồng minh thân cận của Nga, và nếu Nga có thể làm cầu nối giữa Iran và Saudi Arabia, Nga cũng có thể thúc đẩy một thỏa thuận bí mật với OPEC.

Sở dĩ thỏa thuận “đóng băng sản lượng” ở mức của tháng 1 đã không tạo được hiệu ứng đáng kể là do Nga, Saudi Arabia và các quốc gia khác hiện đang khai thác ở mức cao kỷ lục. Theo Kevin Norrish - trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Barclays, cần lưu ý rằng Nga, Qatar hay Venezuela đều không có ý định tăng sản lượng trong năm nay. Saudi Arabia là vấn đề duy nhất.

Mặc dù Iran vẫn chưa tham gia vào nhóm “đóng băng sản lượng”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksander Novak cho biết vì Nga sẽ có cách tiếp cận và một giải pháp riêng đối với Iran vì nước này đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt.

Nếu tất cả các nước vùng Vịnh đều đồng thuận, Iraq cũng sẽ đi theo nếu như Nga có thể đảm bảo về một sự hỗ trợ mạnh mẽ nhằm chống lại IS.

Ngoài ra, Nga còn có một lợi thế khác. Nước này luôn đứng đầu trong các kế hoạch giũ bỏ sự phụ thuộc vào Petrodollars (những đồng đôla thu được từ dầu mỏ). Moscow cũng đã ký nhiều hiệp định giao dịch dầu mỏ bằng nội tệ với nhiều quốc gia khác. ROPEC (Nga + các quốc gia OPEC) sẽ giúp các nước tiến gần hơn đến kế hoạch thoát khỏi Petrodollars.

Nếu kịch bản trên trở thành hiện thực, Nga sẽ nổi lên như một nhà lãnh đạo không chính thức của nhóm các nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, kiểm soát tới 73% lượng cung dầu toàn cầu. Khi đó sẽ có một sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực. Cuộc họp sắp diễn ra sẽ có nhiều điều thú vị để theo dõi, ngoài câu chuyện cắt giảm sản lượng và dư cung.


Dầu vượt ngưỡng 40 USD, phố Wall tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Cổ phiếu ngành năng lượng tăng 2,4% nhưng cổ phiếu ngành công nghệ giảm 0,7%.

Chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng

 

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 67,18 điểm, tương đương với 0,4%, ở mức 17.073,32 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 1,77 điểm, tương đương với 0,09%, lên mức 2.001,76 điểm.

Ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite giảm 8,77 điểm, tương đương 0,19%, đóng cửa ở mức 4.708,25 điểm.

Tại sàn chứng khoán New York, cứ 2 cổ phiếu tăng thì lại có 1 cổ phiếu giảm. Cổ phiếu ngành năng lượng tăng 2,4% nhưng cổ phiếu ngành công nghệ giảm 0,7%. Cổ phiếu năng lượng tăng nhờ vào việc giá dầu tăng. Giá dầu thô biển Brent tăng 5,5%, lên 40,84 USD/thùng, đánh dấu lần đầu tiên kể từ đầu năm đến nay giá vượt ngưỡng 40 USD. Dầu WTI cũng tăng 5,5%, lên 37,90 USD/thùng.

Chứng khoán Châu Á biến động không cùng chiều

 

Tại châu Á, các chỉ số không biến động cùng chiều.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei tiếp tục giảm 0,37%. Theo thông tin đưa ra trước khi thị trường mở cửa, kinh tế Nhật Bản giảm 1,1% trong quý IV/2015. Thông tin công bố trước đó cho thấy kinh tế Nhật giảm đến 1,4%. Chỉ số Kospi giữ nguyên mức 1958,15 điểm.

Chỉ số Shanghai composite tăng 0,8%. Cuối tuần qua, Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm nay. Trong tháng 2, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ở mức 3.200 tỷ USD, giảm ít hơn so với dự kiến nhưng đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2011.

Ngóng các cuộc họp

Tuần này có ít dữ liệu được công bố nên tâm điểm chú ý sẽ là cuộc họp của NHTW châu Âu vào thứ năm tới. Giới đầu tư vẫn đang mong ngóng cuộc họp của Fed vào 15-16/3 để xem tổ chức này có quyết định tăng lãi suất nữa hay không.

Đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng lên mức 1,1 USD đổi 1 EUR. Trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 2 năm có mức lãi suất 0,91%, mức cao nhất kể từ ngày 14/1. Đối với trái phiếu 10 năm, lãi suất khoảng 6,5-7%.

Vàng giao tháng 4 tăng 6,7 USD lên 1.264 USD/ounce.


Chính sách lãi âm tại Nhật Bản: Lợi bất cập hại

chinh sach lai am tai nhat ban: loi bat cap hai

Chính sách lãi âm tại Nhật Bản: Lợi bất cập hại

Điều dễ nhận thấy là ngân hàng sẽ phải chịu thiệt. Nhưng ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách lãi âm?

Những người hưởng lợi

Đã một tháng trôi qua kể từ ngày Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định áp dụng lãi suất âm. Những siêu thị đồ hiệu là nơi cảm nhận rõ nhất điều này.

Số người gia nhập hội khách hàng thân thiết của các cửa hàng như Mitsukoshi, Daimaru and Takashimaya tăng 100-200% so với cùng kỳ năm trước. Khi lãi suất âm, hàng năm, họ sẽ được thưởng 5-8%, tốt hơn nhiều so với các ngân hàng cho dù họ chỉ được mua đồ ở một cửa hiệu duy nhất.

Khi khách hàng tiêu tiền tại các cửa hàng, chính sách âm lại trở thành tin tốt và cổ phiếu của các cửa hàng này đã tăng từ giữa tháng 2. Nhờ đó, chứng khoán Nhật tăng 15% so với tháng 11/2015. Đồng yên cũng tăng giá.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs đưa ra kinh nghiệm của châu Âu đối với chính sách lãi suất âm để làm “kim chỉ nam” cho các nhà đầu tư Nhật. Các ngành hưởng lợi sẽ bao gồm có y tế, truyền thông, đồ gia dụng và quỹ đầu tư cá nhân. Những ngành đầu tiên được hưởng lợi là những ngành có mức đầu tư lớn như điện và đường sắt.

Ngành xây dựng, bất động sản, cổ phiếu ngành thực phẩm và dược cũng hưởng lợi từ chính sách âm.

Và những người “bị hại”

Các ngân hàng và các hãng bảo hiểm lại chịu thiệt vì lãi âm. Các nhà phân tích dự báo, lợi nhuận các ngân hàng sẽ giảm 7%, lãi cho vay cùng với lãi trái phiếu chính phủ đều sẽ giảm. Tuy vậy, nhìn về hướng tích cực và lâu dài, ngân hàng giảm lãi cũng có nghĩa là các khoản vay xây dựng và bất động sản sẽ tăng lên, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Goldman Sachs cho rằng các công ty như Hitachi,Toshiba và West Japan Railway cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng theo hướng tiêu cực.

Hai tuần qua, ba công ty là CLSA, SMBC Nikko và Daiwa đã tổ chức các buổi hội thảo nhằm đưa ra cảnh báo rằng chính sách kinh tế của ông Abe không còn hiệu quả như trước, còn chính sách lãi âm thì “lợi bất cập hại”.

Các nhà đầu tư tham gia hội thảo cho rằng, chính sách lãi âm và đồng yên tăng giá làm thị trường Nhật kém hấp dẫn. Theo ông Hisao Matsuura, chiến lược gia của Nomura, thị trường giảm 10% trong 3 tháng đầu năm.

Ông cũng cảnh báo rằng lãi trên vốn chủ sở hữu của các công ty có vốn lớn đã giảm liên tiếp trong 2 năm 2014, 2015.

Ông Nicholas Smith, CLSA cho rằng đồng yên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của các công ty như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, đồng yên vẫn là động lực của các nhà đầu tư, và đồng yên tăng giá chứng tỏ BoJ đã “hết thuốc chữa”.

Theo ông, khi đồng USD tăng giảm 1 JPY, lợi nhuận của công ty chỉ thay đổi 0,4%. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đến 75% giao dịch nên đồng yên chẳng có nhiều ảnh hưởng như ta vẫn nghĩ. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến giá mà thôi.

Theo các nhà phân tích, động thái của BoJ chẳng thể giúp đồng yên ngừng tăng giá, làm khó các doanh nghiệp.

Người ta có thể cảm nhận rõ ràng rằng đồng yên tăng giá không bền vững. Các chiến lược gia của Shusuke Yamada, Bank of America Merrill Lynch đều sự đoán rằng đồng yên sẽ còn tăng lên mức 100 yên đổi 1 USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư chưa rõ là các công ty Nhật sẽ làm thế nào để được hưởng lợi từ động thái của BoJ.


Trung Quốc giảm dự trữ ngoại hối xuống mức thấp nhất 4 năm

trung quoc giam du tru ngoai hoi xuong muc thap nhat 4 nam

Trung Quốc giảm dự trữ ngoại hối xuống mức thấp nhất 4 năm

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tuột dốc mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm trở lại đây.

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/3 cho biết dự trữ ngoại hối của nước này giảm 28,57 tỷ USD so với tháng trước, xuống còn 3.202 ngàn tỷ USD sau khi giảm 99,5 tỷ USD trong tháng 1. Điều này đánh dấu sự giảm sút trong 4 tháng liên tiếp, với lượng dự trữ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2011.

Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối ở Trung Quốc hối đã giảm ở mức độ chậm hơn nhờ vào nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh trong việc hồi phục giá trị đồng nhân dân tệ. Động thái ổn định tiền tệ bởi PBOC nhằm giảm thiểu dòng vốn chảy khỏi thị trường Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Zhang Fan nhận định, dự trữ ngoại hối giảm chậm hơn đã được dự báo từ trước do tác động của đồng nhân dân tệ, làm giảm áp lực thoát vốn.

Trong mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng nguồn dự trữ lớn nhất thế giới của mình để giảm sự biến động đồng nhân dân tệ sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ làm mất giá nội tệ ngày 11/8/2015. Động thái này nhằm đưa giá trị đồng nội tệ gần hơn với giá thị trường, đồng thời châm ngòi cho sự tuột dốc trầm trọng của đồng nhân dân tệ.

Cuối tháng trước Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên đã tuyên bố trong cuộc họp nhóm G20 với các nhà chính sách kinh tế toàn cầu rằng, Trung Quốc sẽ không tham gia cắt tỷ giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu

Trong cuộc họp báo hôm 6/3, Phó Thống Đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Yi Gang cho biết, sự giảm sút của dự trữ ngoại tệ nằm trong dự đoán của ông và nguyên nhân là do gia tăng mua ngoại tệ bởi nhà đầu tư cá nhân và công ty. Trong vài tháng qua, trong lúc giá trị của đồng nhân dân tệ đang ngày càng giảm mạnh, các công ty Trung Quốc đã cố gắng trả hết nợ ngoại tệ để bảo vệ tài sản của mình.

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm xuống còn 513 tỷ USD năm ngoái, trở thành mức giảm hàng năm mạnh nhất từ trước tới nay


Thêm một tin xấu cho kinh tế Trung Quốc

them mot tin xau cho kinh te trung quoc

Thêm một tin xấu cho kinh tế Trung Quốc

Thương mại toàn cầu suy giảm là một thách thức không nhỏ đối với các lãnh đạo Trung Quốc.

Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục suy giảm sâu trong tháng 2, làm nổi bật thách thức mà các nhà hoạch định chính sách nước này đang gặp phải trong nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo vừa được Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố hôm nay (8/3), kim ngạch xuất khẩu (tính theo USD) giảm 25,4% so với 1 năm trước, so với mức giảm 11,2% của tháng 1. Nhập khẩu cũng kéo dài đà suy giảm sang tháng thứ 16 liên tiếp với mức giảm 13,8%. Trong tháng 2 Trung Quốc có thặng dư thương mại ở mức 32,6 tỷ USD.

Thương mại toàn cầu suy giảm là một thách thức không nhỏ đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Sau khi bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng trong năm ngoái, cuối tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã không đưa ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể mà chỉ đặt ra khoảng mục tiêu 6,5 – 7% cho năm 2016.

Theo các chuyên gia của Goldman Sachs, Trung Quốc đã nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại quốc tế không phải là điều mà Chính phủ nước này có thể kiểm soát.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-2016

    Sau chứng khoán, Trung Quốc tiếp tục lại có bong bóng bất động sản
    Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
    Nền kinh tế của Brazil trong vòng xoáy khủng hoảng
    TCM chủ động thu hẹp kinh doanh
    Tham tán giúp DN hiện đại hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-2016

    Singapore muốn đầu tư lớn vào hàng hải, cảng biển Việt Nam
    Fed đang triển khai chính sách tiền tệ "Made in China"?
    Nội các Nhật Bản thông qua dự luật về TPP
    Ấn Độ chính thức đệ đơn kiện lên WTO về phí visa của Mỹ
    Giám đốc câu kết cán bộ ngân hàng chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-03-2016

    Tài sản này có thể mở tung cửa tiến vào thị trường tiền gửi dân cư 3 triệu tỷ!
    Yahoo ngậm trái đắng vì dốc hơn 1 tỉ USD mua Tumblr
    Công nghệ in 3D hỗ trợ bán trang sức trực tuyến
    Philippines có nhiều sếp nữ nhất khu vực
    Quan hệ thương mại nội vùng ASEAN hơn cả EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-03-2016

    Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm
    Ngân hàng Nhà nước: Nhà băng không có động cơ để 'đi đêm' lãi suất
    Mỹ trừng phạt tập đoàn viễn thông Trung Quốc
    Phạt hai công ty nhập khẩu sâm tổng cộng 360 triệu đồng
    Từ 22-3, thép nhập phải chịu thuế bổ sung

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 10-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-03-2016

    Vốn thoái từ Trung Quốc chảy đi đâu?
    Bảng Anh giảm mạnh khi Thống đốc BOE cảnh báo rủi ro Brexit
    Áp dụng biện pháp tự vệ với phôi thép và thép dài
    Đa cấp Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới, trong đó 80% đang bán thực phẩm chức năng!
    Không còn “ồ ạt” sắm ô tô, lượng xe tiêu thụ giảm mạnh gần 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-03-2016

    Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô
    3 nguyên nhân khiến BOJ sẽ bất động tới tháng 7
    Bộ Công Thương 'cứu' doanh nghiệp thép nội
    VFA không đề xuất thu mua tạm trữ gạo trong vụ Đông Xuân 2015-2016
    Nhiều khoản phí “ngáng chân” doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-03-2016

    Dấu hỏi lớn ở Nguyễn Kim: Sa sút sau cái bắt tay với người Thái?
    Muốn lớn thật nhanh. Những doanh nghiệp này toan tính gì?
    Doanh nghiệp thành lập mới tăng đột biến
    Google Việt Nam có nữ tướng mới
    Giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-03-2016

    Nợ nước ngoài đang chiếm 43,1% GDP
    TP.HCM kỳ vọng đón làn sóng đầu tư từ Hoa Kỳ
    Giá gạo Việt Nam bằng gạo Thái Lan
    TP.HCM chuẩn bị cho quảng cáo trên xe buýt
    Điện thoại di động thoát án thuế ở Thổ Nhĩ Kỳ 

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-03-2016

    Doanh nghiệp Việt Nam cần lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế
    Giữ nguyên mức thuế xuất khẩu titan
    Doanh nhân Hong Kong bị lừa gần 7,5 triệu USD qua điện thoại
    Đại chiến gia đình không hồi kết tại Lotte
    Warren Buffett: Mua cổ phiếu thì đừng nhìn giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-03-2016

    Đồng Nai: Thủ tướng đồng ý chuyển đổi 93 ha đất trồng lúa thực hiện dự án logistics
    Dư nợ Chính phủ đã vượt trần
    Xếp hạng tín nhiệm của Nga và Ảrập Xêút “trôi” theo giá dầu
    Vì sao Bí thư Thăng "chê" kết quả thu hút vốn FDI vào khu công nghệ cao
    Vietnam Airlines bác tin cổ phần hóa Vasco