Sập bẫy đa cấp ở Trung Quốc
Hơn 70% kiều hối đổ vào sản xuất, kinh doanh
Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ do giá dầu giảm mạnh
Rửa tiền ở Mỹ quá dễ dàng
Nhật mở trang trại do robot "làm chủ" đầu tiên thế giới
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-06-2016
- Cập nhật : 10/06/2016
CEO của Suzuki Motor từ chức vì vụ gian dối nhiên liệu
Tất cả các thành viên ban quản trị Suzuki Motor sẽ không được nhận thưởng của năm tài khóa vừa qua.
Ngày thứ Tư, giám đốc điều hành của Suzuki Motor, ông Osamu Suzuki, đã công bố ông sẽ chính thức từ chức, theo tin từ Wall Street Journal.
Chức vụ này sẽ được chuyển giao cho con trai ông, người đã được chuẩn bị để đảm nhiệm vị trí này từ khá lâu. Năm nay 86 tuổi, ông là một trong những CEO có thâm niên dài nhất trong ngành ô tô Nhật. Trong năm nay, ông là CEO thứ 2 buộc phải từ chức trong cuộc khủng hoảng gian dối số liệu tiêu thụ nhiên liệu của ngành ô tô Nhật.
Trong bài phát biểu công bố về quyết định từ chức, ông Suzuki nói: “Một lần nữa, tôi xin lỗi về những rắc rối mà chúng tôi đã gây ra.”
Ông Suzuki sẽ không còn làm CEO, tuy nhiên vẫn giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị, theo lý giải của ông, là để tiếp tục chịu trách nhiệm giải quyết những rắc rối từ bê bối gian dối nhiên liệu của công ty ông.
Tiếp bước ông Suzuki, phó giám đốc điều hành của Suzuki Motor, ông Osamu Honda cũng sẽ từ chức để nhận trách nhiệm cho vụ việc. Quyết định giảm lương thưởng của tất cả các vị trí điều hành hãng ô tô Nhật này cũng được công bố ngày hôm qua.
Tất cả các thành viên ban quản trị sẽ không được nhận thưởng của năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2016. Lương của ông Osamu Suzuki bị cắt giảm giảm 40%, lương con trai ông giảm 30% trong khoảng thời gian 6 tháng.
Bê bối gian dối nhiên liệu gây xáo trộn Suzuki Motors trong những tuần gần đây bắt nguồn từ việc hãng xe Nhật này đã sử dụng phương pháp thử mức tiêu hao nhiên liệu không đúng theo quy chuẩn của các nhà quản lý ô tô Nhật.
Trong tuần trước, Suzuki đã phải công bố số lượng các mẫu xe bị ảnh hưởng bởi bê bối gian dối nhiên liệu tăng từ 16 lên 26, đồng nghĩa với khoảng 2,16 triệu xe bán ra trên thị trường Nhật dính lỗi nhiên liệu. Cụ thể, Suzuki đã thông báo với khách hàng xe tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với con số thực tế.
Vào ngày thứ Tư, Suzuki đã gửi lên Bộ Giao thông Nhật kế hoạch chi tiết về kế hoạch giải quyết bê bối nhiên liệu, theo đó, hãng sẽ tăng cường các biện pháp thử tiêu thụ nhiên liệu đối với xe chạy thực tế trên đường.
Tính từ bê bối gian dối nhiên liệu của hãng xe Đức Volkswagen AG, đã có thêm 2 hãng xe Nhật bao gồm Mitsubishi Motors và Suzuki Motor.
Vào tháng 5/2016, chủ tịch của Mitsubishi Motors, ông Tetsuro Aikawa, cũng đã phải từ chức sau khi hãng xe này chính thức thừa nhận đã gian dối về số liệu tiêu thụ nhiên liệu và sử dụng các biện pháp không đạt chuẩn để kiểm tra mức tiêu thụ nhiên liệu đối với một số dòng xe trong suốt 25 năm.
Hàn Quốc giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục 1,25%
Động thái này được BOK đưa ra sớm hơn so với những dự báo trước đây bởi lạm phát đã không đạt dự báo và xuất khẩu ngày càng xa sự phục hồi.
Một quan chức của BOK đã công bố quyết định của ủy ban chính sách tiền tệ được đưa ra mà không được soạn thảo trước. Thị trường hiện đang chờ cuộc họp báo của Thống đốc Lee Ju-yeol để xem quyết định này có nhận được sự đồng thuận từ các quan chức hay không.
Lần gần nhất BOK quyết định cắt giảm lãi suất là vào tháng 6/2015. Trong số 23 nhà phân tích được Reuters khảo sát, chỉ 4 người dự báo rằng BOK sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 6, còn đa phần dự báo việc này sẽ được thực hiện trong cuộc họp vào tháng 7.
Chuyên gia phân tích Lee Sur-bee của Samsung Securities cho rằng sẽ là gánh nặng nếu BOK quyết định cắt giảm lãi suất một lần nữa trong năm 2016. Các kế hoạch của chính phủ sẽ bị soi xét trong nửa cuối của năm và ông Lee hy vọng lãi suất sẽ không xuống thấp hơn nữa.
Ông Lee cho rằng mọi người đang dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7 tới nhưng những số liệu việc làm tháng 5 đáng thất vọng có thể khiến mọi kỳ vọng tiêu tan. Có thể BOK đã nghĩ rằng sẽ an toàn hơn nếu họ hành động trước khi FED đưa ra quyết định tăng lãi suất.
Việc hạ lãi suất đã nằm trong dự báo của các nhà phân tích bởi lạm phát tháng 5 giảm chỉ còn 0,8%, cách quá xa mức lạm phát mục tiêu 2% được đặt ra trước đó. Xuất khẩu giảm từ tháng 1 năm ngoái khiến triển vọng của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á trở nên ảm đạm.
Kết quả là, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Hàn Quốc từ 2,9% xuống 2,7%, còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ từ 3,1% xuống 2,7%.
BOK cũng được dự báo rằng sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP từ mức 2,8% hiện nay cho năm 2016 trong đợt tổng kết hàng quý vào tháng 7.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng BOK sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm nay để kết thúc chu kỳ nới lỏng hiện nay.
ACB dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu bổ sung nguồn vốn
Ngân hàng TMCP Á Châu ACB thông báo phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu 2016 nhằm bổ sung vốn cấp 2 và vốn tự có, giúp ngân hàng đa dạng hóa kênh huy động vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất do chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn.
Đây là loại trái phiếu không đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với số lượng đăng ký chào bán là 20.000 trái phiếu trong đó phát hành đợt 1 là 8.000 trái phiếu (vào tháng 6/2016), đợt 2 tháng 9/2016 dự kiến phát hành 6.000 trái phiếu và tháng 11/2016 phát hành 6.000 trái phiếu.
Trái phiếu này có thời hạn 5 năm một ngày, nhà đầu tư có thể lựa chọn 2 hình thức trả lãi hàng năm (lãi được thanh toán định kỳ 12 tháng một lần) hoặc trả lãi hàng quỹ (lãi được thanh toán 3 tháng một lần kể từ ngày phát hành trái phiếu).
Nếu nhà đầu tư nhận trả lãi theo năm, lãi suất 2 năm đầu tiên cố định là 8,5%/năm, kể từ năm thứ 3 trở đi áp dụng lãi suất thả nổi, bằng bình quân lãi suất tiết kiệm bằng đồng Việt nam của 4 ngân hàn BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank chi nhánh TP.HCM cộng với 2%/năm.
Nếu trả lãi hàng quý, lãi suất 2 năm đầu cố định là 8,2%/năm, kể từ năm thứ 3 trở đi áp dụng lãi suất thả nổi.
Ở đợt phát hành lần đầu, Thời hạn đăng ký mua đợt 1 từ ngày 15/6/2016 đến ngày 27/7/2016, ngày phát hành trái phiếu là ngày 30/6/2016.
Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Bản Việt, đợt phát hành lần này của ACB sẽ hỗ trợ tăng trưởng tín dụng 2016 của ngân hàng khi trong quý 1/2016 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ACB đã lên tới 7,6%, cao nhất trong nhóm 6 ngân hàng theo dõi. Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng huy động Quý 1/2016 chỉ đạt 3,5% (khá thấp so với tăng trưởng tín dụng), tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) theo ước tính tại cuối Quý 1/2016 đã lên đến 79% (mức trần 80% theo Thông tư 06/2016) và tỷ lệ nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ cao (mức trần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn - ROOM là 50%, có hiệu lực từ 2017, theo Thông tư 06/2016) trong bối cảnh huy động vốn dài hạn từ khách hàng đã luôn được xem là việc khó... cũng là lý do cho việc phát hành trái phiếu này.
Xét về ảnh hưởng lên hoạt động cốt lõi chính của ngân hàng, việc phát hành trái phiếu có thể khiến chi phí vốn tăng, nhưng đồng thời tạo chỗ dựa vững chắc về vốn và tăng cường khả năng cho vay bằng cách cải thiện tỷ lệ LDR và ROOM (như trình bày trên đây). Vì vậy, trong dài hạn, VCSC đánh giá lợi ích của việc phát hành trái phiếu sẽ vượt lên trên chi phí.
Giá dầu hãy cẩn thận với con gấu phía trước
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, đối tác sáng lập của Again Capital – ông John Kilduff – cho rằng giá dầu đã có đợt tăng ngoạn mục nhưng vào thời điểm này, sự phục hồi rất khó để tiếp tục bởi rất nhiều trở ngại phía trước.
Ông Kilduff thừa nhận mình đã hoàn toàn sai lầm khi không thể dự đoán được đợt phục hồi mạnh mẽ hiện nay của giá dầu. Trong thời gian qua, vị chuyên gia này luôn có một cái nhìn bi quan về thị trường dầu thô.
Trong phiên giao dịch ngày 8/6, dầu WTI giao sau chốt phiên tăng 1,7% lên mức 51,23 USD/thùng. Trước đó, giá dầu WTI đã có lúc đạt 51,34 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 7/2015.
Giá dầu Brent tăng 2,1% lên mức 52,50 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu Brent đã từng có thời điểm chạm tới mức cao nhất kể từ ngày 12/10/2015.
Tuy nhiên, ông Kilduff cho rằng một trong những dấu hiệu có thể khiến sự phục hồi này dừng lại chính là số liệu thương mại tồi tệ của Trung Quốc trong tháng 5 bởi giá dầu tăng cần một châu Á khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một vài yếu tốt tiêu cực cũng đang hiện hữu phía trước. Ví dụ như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm tăng lãi suất. Điều này sẽ đẩy giá của đồng USD lên cao, khiến giá dầu bị kéo xuống.
Một trở ngại nữa tới từ báo cáo dự trữ tuần này. Báo cáo cho thấy các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ đang trở lại cuộc chiến thị phần với dầu đá phiến.
Không giống như các nhà dự báo khác khi cho rằng cung và cầu sẽ cân bằng trong năm nay, ông Kilduff cho rằng ít nhất phải tới năm 2017, thị trường dầu mỏ mới có thể tìm được điểm toàn dụng tiếp theo.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này vẫn chỉ ra được một yếu tố các tác động tích cực tới thị trường: tình hình tại Nigeria. Nguồn cùng ở quốc gia này vẫn tiếp tục bị gián đoạn bởi vấn đề an ninh, khiến sản lượng dầu mỏ tại đây rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua.
Euro 2016 - chiến trường của Nike và Adidas
"Các thương hiệu lớn đang ngày càng bành trướng", hãng marketing thể thao Repucom nhận xét. Tại giải đấu tổ chức năm 1996 ở Anh, có tới một nửa trong số 16 đội bóng sử dụng sản phẩm của các thương hiệu ngoài bộ ba Nike, Adidas và Puma. Nhưng đến giải năm nay, con số đó chỉ là 4 trên 24 đội.Thị phần của Adidas trong miếng bánh lợi nhuận bóng đá đang giảm sút vài thập kỷ gần đây, khi Nike tăng trưởng mạnh. Nhưng họ vẫn là công ty tài trợ trang phục cho 5 đội vô địch Euro gần đây nhất. Và năm nay, họ cung cấp sản phẩm cho 9 đội bóng, tăng so với 5 đội năm 1996.
Trong khi đó, Nike chỉ tài trợ một đội năm 1996, thì nay đã lên 6 đội. Puma cũng đẩy mạnh đầu tư cho bóng đá để bắt kịp 2 đối thủ xếp trên. Số đội bóng họ cung cấp trang phục đã tăng từ 2 lên 5 trong 20 năm qua.
Repucom cho biết Adidas và Nike đang trong "cuộc chiến thương mại khốc liệt" tại Euro 2016. Jon Stainer - Giám đốc Repucom Anh nhận xét: "Trong bóng đá, ở quy mô này, chỉ có 2 sự kiện giúp chúng ta có thể thực sự thấy cuộc chiến giữa Nike và Adidas. Đó là FIFA World Cup và UEFA European Championship (Euro)".
Tài trợ cho các đội bóng sẽ giúp các đại gia này "có cơ hội tăng hiện diện và có thêm người hâm mộ. Nếu muốn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu, tháng tới sẽ là thời điểm quan trọng với các thương hiệu. Khi ấy, các chiến dịch truyền thông xã hội và nội dung video sẽ tràn lan", Stainer cho biết.
Ông nhận xét hai đại gia này đang thống trị trong mảng bóng đá, khi số đối thủ của họ giảm dần. Gần đây, Warrior và Under Amour cũng tuyên bố muốn tham gia cạnh tranh.
Nike thậm chí có tài trợ với riêng các cầu thủ. Công ty Mỹ này từ lâu đã ký hợp đồng với Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha), với các điều khoản thương mại "áp đảo tất cả cầu thủ khác tại Euro 2016". Tổng cộng, các hợp đồng cá nhân của anh có giá trị khoảng 19 triệu euro (21,5 triệu USD) một năm.
Xếp sau Ronaldo là Gareth Bale (Wales) với tổng trị giá 4 triệu euro (4,6 triệu USD). Anh này cũng có hợp đồng với Adidas.