Hàng Việt vẫn có lợi thế
Cần phát triển thị trường vốn để hỗ trợ ngân hàng
Doanh số bán ô tô tăng 31%
Dự báo xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 15% trong quý II
Yên Nhật, franc Thụy Sỹ tăng do lo ngại về thị trường lao động Mỹ
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-2016
- Cập nhật : 10/06/2016
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4,1%
Chỉ số S&P 500 tiến gần đến mức cao kỷ lục của mọi thời đại
Tại châu Âu, sau khi Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, chỉ số DAX của Đức chốt phiên này giảm 0,69%, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,27%.
Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chế công suất sản xuất thép
“Trung Quốc cam kết sẽ đảm bảo rằng, các chính sách chính quyền trung ương và sự hỗ trợ không nhằm mục tiêu mở rộng mạng lưới công suất sản xuất thép, và tích cực giảm “các doanh nghiệp xác sống” thông qua 1 loạt các nỗ lực, bao gồm tái cơ cấu và phá sản, Lew cho biết.
Các cam kết bao gồm một số các hoạt động mới, trong đó cho phép các lực lượng thị trường xác định, các nhà máy dư thừa, và làm việc với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế về vấn đề này.
Hợp tác toàn cầu là yêu cầu để đối phó với các vấn đề phát sinh từ công suất sản xuất thép, thứ trưởng tài chính Zhu Guangyao, Trung Quốc cho biết.
Các quan chức từ 2 nước không đạt được một thỏa thuận về cách giải quyết dư thừa công suất nhôm toàn cầu, Lew cho biết. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục tổ chức thảo luận về dư thừa công suất trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, các nhà máy luyện nhôm Trung Quốc cam kết sẽ đóng cửa sản xuất và không bổ sung công suất trong năm 2016, những người tham gia thị trường bày tỏ hoài nghi về mức độ, mà vấn đề này sẽ giúp giảm bớt công suất sản xuất.
Châu Á - Thái Bình Dương: Sẽ là khu vực giàu thứ hai thế giới
Theo các chuyên gia kinh tế, "Quyền lực kinh tế" trên toàn cầu có phần dịch chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản).
Theo báo cáo hàng năm của Công ty Tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh toàn cầu BCG (Vương quốc Anh), số triệu phú tăng mạnh tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp giá trị tài sản của khu vực tư nhân trên toàn cầu tăng lên 168.000 tỷ USD trong năm 2015. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ qua mặt Tây Âu trở thành khu vực giàu thứ hai trên thế giới trong tương lai không xa.
Báo cáo của BCG tổng hợp số liệu tài sản của khu vực tư nhân, bao gồm tiền mặt, tiền gửi và tài sản dưới hình thức cổ phiếu và trái phiếu, nhưng không tính bất động sản. Trong năm 2015, những người giàu nhất trên toàn cầu chỉ kiếm thêm 5,2% giá trị tài sản do các thị trường tài chính thế giới trải qua nhiều thăng trầm.
Theo các chuyên gia kinh tế, "Quyền lực kinh tế" trên toàn cầu có phần dịch chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản). Đây là khu vực duy nhất trên thế giới có nhịp độ tăng trưởng của cải ở mức hai con số, cụ thể tăng 13% lên 37.000 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là động lực chủ yếu.
Đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo ra tầng lớp giàu có mới cho Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một trong những nước có số triệu phú tăng mạnh nhất trong báo cáo về tình hình của cải trên toàn cầu của BCG, với mức tăng 27% lên 2,07 triệu người trong năm 2015. Trong khi đó, số triệu phú tại Ấn Độ trong quý IV/2015 tăng 25%, lên 71.876 người.
Châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ vượt Tây Âu giàu có trở thành khu vực giàu thứ hai trên toàn cầu vào năm 2017, chỉ sau Bắc Mỹ. Của cải của khu vực tư nhân ở Tây Âu chỉ tăng 4,3% lên 40.800 tỷ USD trong năm vừa qua, do những bất ổn liên quan tới tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và sự đi xuống của giá hàng hóa gây sức ép lên các thị trường cổ phiếu và trái phiếu. BCG lưu ý rằng nếu người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu rời EU vào ngày 23/6 tới, mức tăng của cải của khu vực tư nhân sẽ càng chậm lại.
Theo báo cáo của BCG, số hộ gia đình triệu phú trên toàn thế giới trong năm 2015 tăng 6% lên 18,5 triệu hộ. Năm 2015, Vương quốc Anh có 961.000 hộ gia đình triệu phú, tăng 12,4%, đứng thứ tư thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Xăng dầu Dung Quất chưa được phép xuất khẩu
Doanh nghiệp đầu mối ồ ạt nhập xăng dầu từ các thị trường ưu đãi thuế, giảm lượng mua từ Dung Quất nhưng nhà máy này cũng chưa được phép xuất khẩu.
Bộ Công Thương vừa có công văn gửi Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn về việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.Cơ quan quản lý cho biết, sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào cân đối cung cầu xăng dầu hằng năm, do đó phải được ưu tiên tiêu thụ tại thị trường nội địa, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ, góp phần kiềm chế nhập siêu.
Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị Bình Sơn tiếp tục tích cực đàm phán với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để bán tối đa sản phẩm phục vụ tiêu thụ, pha chế trong nước. Đồng thời, Bình Sơn cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Dung Quất để tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của nhà máy.
Về phía mình, Bộ Công Thương cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính, chính sách thuế, tạo thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Dung Quất, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nội địa tối đa sản phẩm của nhà máy.
"Trong trường hợp tình hình tiêu thụ nội địa khó khăn, tồn kho sản phẩm có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn vận hành của nhà máy thì mới xem xét đến phương án xuất khẩu”, Bộ cho biết.
Trước đó, dù được Nhà nước cho giữ lại phần tiền tương đương 3-7% thuế nhập khẩu xăng dầu nhưng Dung Quất vẫn rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, sản phẩm làm ra không bán được vì giá thành cao hơn so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, ASEAN. Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối như Petrolimex, Saigon Petro, Thanh Mễ, Petimex… đều giảm mua từ nhà máy này (cũng như giảm nhập khẩu từ Trung Quốc). Một trong những nguyên nhân là từ đầu năm 2016, thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc giảm xuống còn 10%, các loại dầu từ khu vực ASEAN về 0% trong khi mức đối với Dung Quất vẫn là 20% và 5%.
Hiện phía Bình Sơn đã phải giảm giá bán đối với xăng dầu 1-2 USD một thùng, song vẫn khó tiêu thụ vì chênh lệch nhiều so với nhập từ ASEAN, Hàn Quốc.
Mới đây, Bộ Tài Chính cho biết đang kiến nghị Thủ tướng chỉ thu điều tiết tương đương thuế nhập khẩu 10% đối với Bình Sơn (hiện đang ở mức 20%) và tự quyết định giá bán sản phẩm để cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập.
Trong những năm qua, giá xăng dầu ở Việt Nam luôn ở mức thấp hơn so với một số nước như Thái Lan, Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản... vì không cạnh tranh được với xăng dầu trong nước nên Dung Quất muốn tận dụng mức giảm ưu đãi thuế quan hướng ra xuất khẩu để giải quyết khó khăn của nhà máy.