OPEC họp vào tháng 9 nhằm tìm cách bình ổn thị trường dầu mỏ
Airbus bị điều tra tham nhũng
Mỹ chuộng nghêu, sò Việt Nam hơn hàng Trung Quốc
Vú sữa Việt Nam sắp vào thị trường Mỹ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-08-2016
- Cập nhật : 08/08/2016
Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/7/2016 cả nước có 1.408 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 8,695 tỷ USD, tăng 25.5% so với cùng kỳ năm 2015.
Đến 20/7/2016, có 660 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,245 tỷ USD, tăng 125,7% so với cùng kỳ năm 2015.Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 12,94 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 7 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 598 dự án đầu tư đăng ký mới và 485 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,12 tỷ USD, chiếm 70,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 7 tháng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 30 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 956,7 triệu USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 595,8 triệu USD, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư..
Về đối tác đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2016 có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,209 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,39 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,37 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư.
Xét theo địa bàn đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 28 dự án cấp mới và 21 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,987 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,686 tỷ USD, chiếm 13%. Tiếp theo là Đồng Nai, Bình Dương với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,45 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.(DNVN)
Thị trường phân bón dự báo tiếp tục suy yếu
Công ty phân bón Hoa Kỳ Mosaic Co MOS.N báo cáo lợi nhuận được điều chỉnh thấp hơn so với dự kiến trước đó bởi giá phân lân và Kali duy trì yếu.
Cổ phiếu của Mosaic đã giảm khoảng 2,4% xuống 26 USD trong phiên giao dịch 2/8. Mosaic, nhà sản xuất phân lân lớn nhất trên thế giới, cho biết ước tính sản lượng tiêu thụ và giá của phân lân và Kali sẽ tăng trong nửa cuối năm 2016.
Công ty cũng cho biết, Công ty sẽ cắt giảm vốn ngân sách năm 2016 và cắt giảm các chi tiêu khác để bảo toàn vốn.
“Trong khi môi trường thách thức, chúng ta thấy dấu hiệu ổn định trong nửa cuối năm, giá phân bón đang ở mức đáy và nhu cầu vững đối với những sản phẩm của chúng tôi” Giám đốc điều hành Joc O’Rourke cho hay.
Lợi nhuận của những nhà sản xuất phân bón đã suy giảm do giá giảm, một phần bởi đồng tiền ở các nước nhập khẩu như Braxin suy yếu và nguồn cung dư thừa.
Tuần trước, Potash Corp đã cắt giảm dự báo lợi nhuận cả năm và lợi tức lần thứ hai trong năm.
Giám đốc tài chính Rich Mack của Mosaic’s cho biết công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới để phát triển.
Reuters dẫn báo cáo tháng 6 của công ty cho biết các công ty đang đàm phán để mua đơn vị phân bón VALE5.SA Vale SA, trong một nỗ lực đổi mới để phát triển ở Nam Phi và châu Phi.
Mosaic dự báo lượng bán ra của phân lân khoảng 2,4 triệu đến 2,7 triệu tấn trong quý III, tăng 2,4 triệu tấn trong quý II.
Công ty cũng dự kiến lượng kali bán ra khoảng 1,8 triệu đến 2,1 triệu tấn trong quý III, so với 2,0 triệu tấn trong quý kết thúc ngày 30/6.
Mosaic cũng giảm dự báo bán ra trong năm 2016, chi phí quản lý giảm xuống 330 triệu USD – 350 triệu USD, từ 350 triệu USD – 370 triệu USD.
Công ty giảm dự báo chi tiêu vốn xuống 750 triệu USD đến 850 triệu USD, từ 800 triệu USD đến 900 triệu USD.
Công ty đã đưa ra 69 triệu USD sau thuế trong quý hai khi đã cắt giảm chi phí.
Ngoại trừ một số mặt hàng, lợi nhuận của công ty là 6 cent/cổ phiếu, so với ước tính trung bình của các nhà phân tích là 12 cent, theo Thomson Reuter I/B/E/S,
Doanh thu của Mosaic giảm 32,7%, xuống còn 1,67 tỷ USD trong quý.(Vinanet)
Giá vàng Ấn Độ giảm mạnh, xuống dưới 31.000 Rupee/10gram
Giá bạc cũng giảm 900 Rupee/kg và đạt mức 46.300 Rupee/kg, do sự sụt giảm của các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất tiền xu.
Các thương nhân cho biết, giá vàng và nhu cầu vàng trang sức trên thị trường thế giới giảm đã gây áp lực lớn lên giá vàng của Ấn Độ.
Trên thị trường thế giới, giá vàng ngày 5/8/2016 tại New York giảm 1,7%, đạt mức 1.344,4 USD/ounce, đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/5/2016.
Tại thủ đô của Ấn Độ, vàng 99,9% và 99,5% giảm 170 Rupee/10gram, đạt mức tương ứng 30.930 Rupee/10gram và 30.780 Rupee/10gram. Trong ngày 5/8/2016 giá đã tăng 50 Rupee/10gram.
Các nhà chức trách cho biết, đối với loại vàng miếng 8 gram, giá vẫn ổn định ở mức 24.200 Rupee. Bên cạnh đó, giá bạc giảm 900 Rupee/kg, đạt mức 46.300 Rupee/kg và giá giao hàng tuần giảm 1.400 Rupee/kg, đạt mức 46.225 Rupee/kg.
Cùng với xu hướng chung, giá đồng bạc cũng giảm mạnh 1.000 Rupee/100đồng, đạt mức 75.000 Rupee/100đồng (mua vào) và 76.000 Rupee/100đồng ( bán ra).(Vinanet)
Thái Lan lo ngại giá gạo xuất khẩu buộc phải sụt giảm