tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-08-2016

  • Cập nhật : 09/08/2016

Doanh nghiệp dệt may “rối” vì thiếu đơn hàng

Các doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may cho biết chưa năm nào tình trạng đơn hàng bị thiếu hụt nghiêm trọng như năm 2016.

san xuat hang det may xuat khau tai cong ty cp may binh minh - anh: t.v.n.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty CP may Bình Minh - Ảnh: T.V.N.

Ông Ngô Đức Hòa, chủ tịch HĐQT Công ty CP may quốc tế Thắng Lợi, cho hay đơn hàng của công ty đang giảm khoảng 20% so với cùng kỳ 2015.

“Dù đây là thời điểm giao mùa nên vẫn có tình trạng đơn hàng giảm, nhưng giảm mạnh một cách khó hiểu, giảm nằm ngoài quy luật như năm nay là một bất ngờ lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp” - ông Hòa 
thừa nhận.

Tương tự, ông Võ Quốc Hào - tổng giám đốc Công ty CP may Bình Minh - thông tin đơn hàng sụt giảm trải đều ở khắp các thị trường xuất khẩu chủ lực của VN, từ Mỹ, EU, ngay thị trường ổn định lâu nay là Nhật cũng không tránh khỏi.

“Hàng loạt chi phí sản xuất đầu vào tại VN đã tăng khiến nhiều nhà đặt hàng lựa chọn Campuchia, Myanmar, Indonesia để chuyển đơn hàng sang do chi phí sản xuất tại các nước đó hấp dẫn hơn.

Chưa kể, các diễn biến chính trị như bầu cử ở Mỹ, Anh rời EU cũng tác động không nhỏ đến kế hoạch mua hàng của các nhà đặt hàng nước ngoài” - ông Hào chia sẻ.

Theo ông Phạm Xuân Hồng - chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), tính đến ngày 15-7 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 12 tỉ USD, chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ 2015.

Dù có tăng trưởng nhưng đây là mức tăng thấp nhất của ngành dệt may trong vòng năm năm trở lại đây khi ở mức dưới hai 
con số.

“Hiện Agtek đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thông qua các hội viên trong hội để có hướng xử lý” - ông Hồng xác nhận.(TT)

Apple nhảy vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hãng Apple quyết định chi 200 triệu USD mua lại công ty khởi nghiệp Turi chuyên về công nghệ học máy (Machine Learning).

​apple chi 200 trieu usd mua lai cong ty khoi nghiep ve tri tue nhan tao - anh: iphoneincanada 

​Apple chi 200 triệu USD mua lại công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo - Ảnh: iphoneincanada 

Đây là một trong các nỗ lực của hãng Apple nhằm phát triển những chức năng liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong các sản phẩm của mình.

Một phát ngôn viên của Apple nói rằng thỉnh thoảng họ mua lại những công ty nhỏ và thường không muốn bàn luận về mục đích hay kế hoạch của các thương vụ này.

Theo trang tin GeekWire, Apple đã chi khoảng 200 triệu USD để mua lại Turi. Công ty này vẫn sẽ đóng tại Seattle (Mỹ) để tiếp tục hỗ trợ Apple nghiên cứu chuyên sâu về trí thông minh nhân tạo.

Tuy chưa có thông tin nào về kế hoạch cụ thể của Apple với Turi, nhưng một nguồn tin từ Bloomberg nói rằng “quả táo” sẽ dùng công nghệ học máy để nâng cao khả năng tương tác của Siri (một chức năng điều khiển bằng giọng nói trong hệ điều hành iOS) với người dùng.

Ngoài ra, thương vụ cũng mang lại cho Apple cơ hội tiếp cận với cộng đồng các nhà khoa học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Vào tháng 7 vừa qua, công ty Turi từng tổ chức một hội nghị về công nghệ học máy với sự tham dự của các nhà khoa học dữ liệu.

Các sản phẩm của Turi bao gồm Turi Machine Learning Platform, GraphLab Create, Turi Distributed, Turi Predictive Services, chủ yếu để hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm xây dựng sản phẩm và phân tích dữ liệu.

Gần đây, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã thu hút trở lại sự chú ý của cộng đồng khoa học lẫn các nhà đầu tư giàu có do những hướng phát triển mới đầy thú vị cho tương lai.

Hủy hợp đồng mua ống nước gang dẻo Trung Quốc

 Hội đồng quản trị Công ty Viwasupco vừa thông qua nghị quyết hủy thầu, không ký hợp đồng mua ống nước với Công ty TNHH ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) cho dự án đường ống cấp nước sông Đà giai đoạn 2. 

Trước đó, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, dự án nước sông Đà giai đoạn 2 được Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng VN (Vinaconex, Bộ Xây dựng) giao Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) làm chủ đầu tư từ năm 2010.

Đến ngày 21-3-2016, Viwasupco thông báo kết quả chọn nhà thầu cung cấp ống gang dẻo cho dự án nước sông Đà giai đoạn 2, trong đó cho biết Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing trúng thầu với giá thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.

Sau khi kết quả Công ty Xingxing trúng thầu được công bố, trước nhiều ý kiến băn khoăn của dư luận về chất lượng đường ống, ngày 25-3-2016, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng) chỉ đạo UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

Sau rà soát, UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Viwasupco tạm dừng việc ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo và phụ kiện.

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng kiến nghị thuê đơn vị tư vấn quốc tế có đủ năng lực thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp. Trong trường hợp kết quả không đạt yêu cầu về kỹ thuật, chủ đầu tư phải hủy kết quả đấu thầu.(TT)

Đại gia Y tế Việt Nhật lỗ 1.300 tỷ đồng sau kiểm toán

Thiết bị Y tế Việt Nhật vẫn lún sâu trong khủng hoảng từ khi lãnh đạo công ty vướng vào vòng lao lý. 

Công ty Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã CK: JVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2015, hé lộ thêm nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng vốn và khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp.

sau kiem toan, cong ty lo gap doi so voi so tu cong bo.

Sau kiểm toán, công ty lỗ gấp đôi so với số tự công bố.

Cụ thể, doanh thu được ghi nhận tăng nhẹ lên 534 tỷ đồng, cao hơn mức 423 tỷ đồng công bố trước đó. Ngược lại, kiểm toán cũng chỉ ra khoản lỗ tới 1.336 tỷ đồng, gấp đôi so với số liệu trước đó. Cùng kỳ, công ty lãi 208 tỷ đồng.

Lỗ tăng mạnh bởi theo kiểm toán, JVC phải trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi với số tiền tổng cộng 1.125 tỷ đồng. Cụ thể, JVC đã thực hiện bảo lãnh cho 2 công ty liên quan đến các thành viên của Ban giám đốc cũ và thân nhân họ. Các giao dịch này chưa được Đại hội cổ đông thông qua. Kết quả, công ty lỗ 594 tỷ đồng cho khoản bảo lãnh này và phải trích lập dự phòng tương ứng.

Ngoài ra, kiểm toán còn phát hiện thêm việc JVC phát hành 50 triệu cổ phiếu thu về 750 tỷ đồng đầu năm 2015 nhưng chuyển đổi phương án sử dụng vốn mà không báo cáo với cổ đông cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hiện mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp lỗ tới 11.900 đồng, trong khi giao dịch ở mức 3.100 đồng.

Sau biến cố Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hướng bị bắt giam hồi tháng 6/2015, JVC gặp khó khăn chồng chất. Cổ phiếu liên tiếp giảm sàn, thuộc diện cảnh báo của Ủy ban Chứng khoán, doanh thu giảm, bị cưỡng chế thu hồi nợ, tin đồn nhà đầu tư Nhật rút vốn...

Trước đó, Thiết bị Y tế Việt Nhật được thành lập từ năm 2001 bởi kỹ sư Lê Văn Hướng - người có gần 10 năm học tập và nghiên cứu tại các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật. Công ty cũng là đại diện của Tập đoàn Hitachi, chuyên phân phối,bảo hành, sửa chữa các thiết bị chẩn đoán hình ảnh công nghệ hiện đại, chất lượng cao của hãng.

Bán hàng miễn thuế ở Tân Sơn Nhất thu 86 tỷ đồng mỗi tháng

Hoạt động bán hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tăng trưởng 2 con số dù thị trường gặp nhiều khó khăn những tháng đầu năm.

Báo cáo tài chính quý II của Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) ghi nhận khoản doanh thu 499 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 216,3 tỷ đồng với lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ. 

Lũy kế 6 tháng, công ty đạt 1.050 tỷ đồng doanh thu, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế Tân Sơn Nhất đạt 516,5 tỷ đồng, chiếm 49,2% tổng doanh thu, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2015. Như vậy mỗi tháng, công ty thu 86,08 tỷ đồng từ các cửa hàng miễn thuế trong sân bay. Còn doanh thu tại trung tâm thương mại và chi nhánh khác đạt 273,7 tỷ đồng, chiếm 26%. Thu từ hoạt động khác đạt 260 tỷ đồng. 

Lợi nhuận trước thuế được Sasco ghi nhận là 110 tỷ đồng, tăng 3,77% so với cùng kỳ, tương đương 18,3 tỷ đồng mỗi tháng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 705 đồng.

Tính đến ngày 31/6, vốn chủ sở hữu công ty là 1.408 tỷ đồng, nợ phải trả 553 tỷ. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền đến cuối tháng 6 đạt 529 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 1.940,6 tỷ. Hiện mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đang được giao dịch với giá trên 25.000 đồng.

Sasco có tiền thân là Công ty Dịch vụ hàng không các sân bay miền Nam, đã tiến hành IPO từ năm 2014. Hiện, đối tác chiến lược của doanh nghiệp là 3 công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, bao gồm: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP - nắm 16% vốn điều lệ), Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm Duy Anh (DAFC - nắm 5%) và Công ty TNHH Thời trang và mỹ phẩm châu Âu (ACFC - 2,6%). Bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Jonathan Hạnh Nguyễn) cũng là thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục