Brexit tác động lớn đến ngành dệt may
Sản lượng công nghiệp của Đức phục hồi trở lại vào cuối quý 2
Đăng cai Olympic 2016 trở thành gánh nặng tài chính với Brazil
Thâm hụt thương mại tháng Sáu của Mỹ lập “đỉnh” của 10 tháng
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-08-2016
- Cập nhật : 08/08/2016
Đà Nẵng vào "tầm ngắm" của các doanh nghiệp logistics Hồng Kông
Trước mong muốn của phía đoàn doanh nghiệp logistics Hong Kong, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Kỳ Minh khẳng định Đà Nẵng luôn tạo điều kiện thuận lợi về môi trường và cơ hội đầu tư để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và lĩnh vực vận tải, logistics.
Phó Chủ tịch đồng thời đề nghị các Sở, ngành, Trung tâm xúc tiến đầu tư cung cấp thông tin, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hồng Kông cũng như trao đổi cơ chế phối hợp đầu tư lâu dài, hiệu quả giữa hai bên.
Theo Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh, kế hoạch phát triển ngành logistics của Đà Nẵng đến năm 2020 có quy mô tối thiểu 30ha, giai đoạn đến năm 2030 có quy mô trên 70ha, mục tiêu cung cấp các dịch vụ logistics mới như theo dõi và giám sát hàng gửi, xử lý thủ tục hải quan hiệu quả.
Trung tâm logistics kết nối đầy đủ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là đường bộ và đường sắt; tiếp cận tốt với các cảng biển chính, cảng hàng không, ga, đường sắt chính; thu hút lượng hàng container xuất và nhập cao…
Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết, hiện Thành phố đang triển khai nâng cấp Cảng Đà Nẵng với năng suất lên 10 triệu tấn và xây dựng thêm nhà ga hành khách mới tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng với công suất 2 -4 triệu lượt khách/năm, hình thành Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Chia sẻ thông tin, ông Willy Lin - Chủ tịch Hội đồng vận tài biển Hồng Kông cho biết, Hồng Kông nổi tiếng nhờ hệ thống logistics hiện đại, kết nối với nhiều nước, trong đó có cảng tự do - tức hàng hóa qua cảng này không bị đánh thuế xuất nhập khẩu.
Ông Willy Lin đánh giá cao và cho rằng Đà Nẵng là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực logistics, hy vọng trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng sẽ là đối tác chính của các doanh nghiệp Hồng Kông. Thay mặt toàn đoàn, ông Willy Lin mời các doanh nghiệp Đà Nẵng tham dự Diễn đàn logistics hàng hải được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Hồng Kông để tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp logistics Hồng Kông bày tỏ quan tâm đến lộ trình mở cửa của thị trường dịch vụ logistics đối với nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề trọng tài kinh tế giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cùng các chính sách ưu đãi của Thành phố Đà Nẵng như tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Thông tin từ Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cho biết, tính đến tháng 7/2016, các doanh nghiệp Hồng Kông đã đầu tư tại thành phố Đà Nẵng 14 dự án với tổng vốn gần 53 triệu USD.
Ông Takehiko Nakao tái đắc cử chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ông Nakao được bầu làm Chủ tịch ADB lần đầu tiên vào ngày 28/4/2013 để hoàn tất 3 năm rưỡi trong nhiệm kỳ của người tiền nhiệm, ông Haruhiko Kuroda. Ông Nakao là Chủ tịch thứ 9 của ADB. Ông là ứng cử viên duy nhất sau khi Ban Thống đốc của ADB được đề nghị đưa ra đề cử cho vị trí Chủ tịch của cơ quan này từ ngày 31/5 tới ngày 30/6/2016.
Trước khi gia nhập ADB vào năm 2013, ông Nakao là cán bộ cấp cao của Bộ Tài chính Nhật Bản, nơi ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về tài chính và phát triển quốc tế. Ông Nakao cũng giảng dạy về tài chính quốc tế trên cương vị Giáo sư thỉnh giảng Đại học Tokyo trong năm 2010 và 2011. Sinh năm 1956, ông Nakao có bằng Cử nhân Kinh tế của Đại học Tokyo và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học California, Berkeley.
Ông Nakao cho biết, ông cảm thấy vô cùng vinh dự khi được các thành viên ADB ủy thác cương vị Chủ tịch ADB thêm 5 năm nữa. "Tôi sẽ cống hiến hết mình để tiếp tục lãnh đạo ADB lên một vị thế cao hơn trong vai trò là cơ quan phát triển chủ đạo ở khu vực, góp phần đạt được sự phát triển đồng đều và bền vững trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương”, ông Nakao nói.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nakao, ADB đã điều chỉnh lại các ưu tiên chiến lược của mình thông qua Đánh giá giữa kỳ Chiến lược 2020 và nâng cao năng lực cho vay từ 13 tỷ USD năm 2014 lên tới 20 tỷ USD vào năm 2020 thông qua việc hợp nhất bảng cân đối các hoạt động từ nguồn Quỹ Phát triển Châu Á của ADB với nguồn vốn vay thông thường theo thị trường. Việc mở rộng quy mô các hoạt động của ngân hàng đã đạt được những tiến triển tốt. Năm ngoái, tổng khoản vay và viện trợ được phê duyệt của ADB đã đạt mức kỷ lục là 16,3 tỷ USD, gồm cả các hoạt động trong khu vực tư nhân với tổng giá trị 2,6 tỷ USD - cũng là một con số cao kỷ lục. Vào tháng 5, Ban Thống đốc ADB đã phê duyệt khoản bổ sung 3,8 tỷ USD cho Quỹ Phát triển Châu Á.
Dưới sự lãnh đạo của ông Nakao, ADB đã thực thi những cải cách thể chế, bao gồm trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan đại diện thường trú quốc gia, hợp lý hóa thủ tục đấu thầu và các thủ tục khác, thành lập Văn phòng Đối tác công tư và tăng cường chuyên môn sâu theo lĩnh vực và chủ đề.
Khởi công dự án mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
Cắt băng khai trương tuyến vận tải container hàng hải quốc tế Hàn Quốc - Chu Lai. Ảnh: Nguyễn Sơn/TTXVN
Ngày 5/8, Công ty cổ phần ô tô Chu Lai - Trường Hải (Thaco) chính thức khởi công việc mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải.
Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 2/2017. Công ty Thaco cũng đã có kế hoạch nạo vét luồng, đáp ứng tàu trọng tải 30.000 tấn vào năm 2018.
Hiên, cảng Chu Lai - Trường Hải có khả năng tiếp nhận tàu lớn, có lượng hàng hoá ổn đinh; trong đó, bãi container rộng 44.000m2, kho ngoại quan rộng 70.000m2... góp phần hình thành chuỗi logistics trọn gói bao gồm vận tải biển, cảnh biển, vận tải đường bộ và kho bãi.
Sản lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2015 đạt 950.000 tấn và dự kiến năm 2016 đạt 1.350.000 tấn.
Cùng ngày, Thaco đã khai trương tuyến vận tải container hàng hải quốc tế Hàn Quốc - Chu Lai (Núi Thành) và khởi công mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, Quảng Nam.
Chuyến tàu đầu tiên trong tuyến vận tải hàng hải quốc tế Hàn Quốc - Chu Lai đã cập cảng Chu Lai - Trường Hải (Quảng Nam) có trọng tải lên đến 20.000 tấn.
Đây là lần đầu tiên, cảng trực tiếp đón tàu quốc tế có trọng tải lớn mà không cần thông qua các cảng trung chuyển tại Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đây, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng sản xuất, vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc về Quảng Nam và ngược lại bằng đường biển. Góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các nhà đầu tư trong khu vực.
Quỹ Mekong Capital đầu tư khoảng 15 triệu USD vào ABA
Tổng giám đốc Mekong Capital ông Chad Ovel cũng cho hay, ABA là khoản đầu tư thứ hai của quỹ Mekong Enterprise Fund III. Trước đó, vào ngày 14/7, MEF III đã đầu tư 6,9 triệu USD vào CTCP Nhà hàng Wrap & Roll, đơn vị điều hành chuỗi nhà hàng Wrap & Roll nổi tiếng. Đây cũng là khoản đầu tư đầu tiên của MEF III.
.
Ông Lương Quang Thi, Nhà sáng lập và là Giám đốc của ABA cho biết, ABA tự tin vào sự kết hợp này, Mekong trở thành người đồng hành với ABA, với tầm nhìn chiến lược dài hạn. Sự kết hợp này sẽ giúp ABA thêm điều kiện để phát triển nguồn lực lãnh đạo, tiếp cận với các kinh nghiệm quản lý tốt nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
ABA đã tự gây dựng trở thành nhà cung cấp các dịch vụ và giải pháp vận tải ở Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh của công ty nằm ở đội ngũ quản lý tận tụy với cam kết về sự toàn vẹn tuyệt đối “A be A” (A là A): đúng sản phẩm, đúng thời gian và đúng nhiệt độ cùng với danh tiếng trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao.
Quỹ Mekong Enterprise Fund III, với tổng mức vốn 112 triệu USD được ra đời vào tháng 6/2016, là một quỹ tư nhân tập trung vào các doanh nghiệp theo xu hướngtiêu dùng như bán lẻ, nhà hàng, các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Đặc biệt, Quỹ tập trung vào các công ty có mức độ cam kết cao trong việc xây dựng đội ngũ quản lý mạnh mẽ. Mục tiêu của Quỹ là đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tăng trưởng nhanh và được quản lý tốt.