tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-08-2016

  • Cập nhật : 08/08/2016

Lãi suất cho vay tiêu dùng cao: Có hay không việc bẫy người vay?

Tín dụng tiêu dùng thường tăng mạnh vào nửa cuối năm - thời điểm được xem là mùa sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt… Năm nay, khi nguồn vốn của các ngân hàng và các công ty tài chính được nhận định đang khá dư dả, tín dụng cho doanh nghiệp hấp thụ chưa như kỳ vọng, thì mảng cho vay tiêu dùng được nhận định sẽ sôi động.

Tuy nhiên, một vấn đề không mới lại được “xáo xới” gần đây, đó là lãi suất cho vay của các khoản cho vay tiêu dùng ở mức cao. Thậm chí, tại một hội thảo bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng mới đây do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức, đã có ý kiến đặt ra rằng, có hay không việc bẫy người đi vay?

Trả lời được câu hỏi trên tưởng đơn giản, nhưng lại không dễ, bởi lĩnh vực này hiện được xem là cho vay trên cơ sở “thuận mua, vừa bán”. Các ngân hàng, công ty tài chính giới thiệu sản phẩm cho vay, hoặc người đi vay tìm đến ngân hàng, hai bên đạt được đầy đủ các điều kiện, thì sẽ ký kết hợp đồng vay vốn và giải ngân.

..

Theo cán bộ một ngân hàng thương mại làm công tác thẩm định khách hàng vay vốn tín dụng tiêu dùng, nhiều khi nhân viên ngân hàng nhắc khách đọc và tìm hiểu kỹ các điều mục trong hợp đồng, nhưng khách hàng không thực hiện đầy đủ. “Có một thực tế phổ biến hiện nay, không chỉ với lĩnh vực vay vốn ngân hàng, mà cả ở nhiều lĩnh vực khác, là cứ để diễn ra sự việc rồi mới lên tiếng”, vị cán bộ ngân hàng bức xúc.

Việc lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn các khoản cho vay thông thường, theo lý giải của phía ngân hàng, cũng là dễ hiểu. Thường khi vay tiêu dùng, ngân hàng yêu cầu người đi vay sao kê mức lương, xác nhận của cơ quan, kèm hợp đồng lao động. Mức cho vay tín chấp tiêu dùng thường được phía ngân hàng duyệt gấp 10-15 lần lương. Thực tế, có những khoản vay được thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng, như tính lãi suất trên cơ sở dư nợ hiện tại, nhưng có khoản vay thực hiện theo “lãi suất phẳng”, có nghĩa là không giảm theo dư nợ gốc.

“Những cách tính lãi suất như vậy có thể khiến khách hàng cho rằng bị “bẫy” khi vay tiêu dùng. Lỗi này có phần do người đi vay không tìm hiểu kỹ thông tin”, một chuyên gia ngân hàng nhận định và cho biết, xét về bản chất, do cho vay tiêu dùng thường là các khoản vay tín chấp, nên đương nhiên lãi suất phải cao. Đặc biệt, với những khoản vay nhỏ, phổ biến 300-400 triệu đồng trở xuống, thì lãi suất càng cao.

Ngoài ra, các chuyên gia lý giải rằng, cùng một khoản vay, dù nhỏ hay lớn, thì vẫn phải chi phí, quản lý theo đầu mục hồ sơ, phải có người quản lý, nhắc nợ, nộp gốc và lãi hàng tháng. Do đó, khoản vay nhỏ thì càng phải chịu chi phí cao và được tính thêm vào lãi suất.

Thêm vào đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng cho rằng, tín dụng tiêu dùng là khoản vay tín chấp như cho vay dưới hình thức thẻ tín dụng, cho vay mà không cần tài sản bảo đảm. Mặt khác, tín dụng tiêu dùng là tín dụng cá nhân, mà cá nhân thường không có báo cáo tài chính, nên rất khó để đo lường được sức khỏe tài chính của cá nhân.

Tiềm năng tiêu dùng ở Việt Nam rất lớn với hơn 93 triệu dân, trong khi chỉ có khoảng 20% dân số có tài khoản ngân hàng, đó cũng là lực lượng rất lớn để khuyến khích tiêu dùng. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày càng phát triển, chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam, nên các ngân hàng đều coi giới trung lưu, người trẻ là đối tượng quan trọng của trong tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng cao nhưng nhu cầu rất lớn, nên tăng trưởng của tín dụng rất lớn.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, tín dụng tiêu dùng rất quan trọng trong xã hội, thúc đẩy tiêu dùng của người, giúp tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế có chỉ số tiêu dùng giảm chứng tỏ nền kinh tế đó trì trệ.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc ban hành khung khổ pháp lý cho hoạt động này là rất cần thiết. Trước đây, Ngân hàng Nhà nước từng rục rịch ban hành thông tư hướng dẫn về lĩnh vực cho vay tiêu dùng, nhưng đến nay vẫn chưa có. Pháp luật hiện hành chủ yếu liên quan tới tín dụng doanh nghiệp, rất ít nói tới tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, phải có hành lang pháp lý cho tín dụng cá nhân như thanh lý tài sản, lãi suất..., để tín dụng tiêu dùng đi vào chuyên nghiệp.(BĐT)

Hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc.

Dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc hoàn thành vào ngày 3/8/2016 vừa qua.

Trước đó, ngày 03 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ việc AD-02).

 Sản phẩm thép mạ thuộc đối tượng điều tra được phân loại theo các mã HS sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7225.99.90; 7226.99.11; 7226.99.19; 7226.99.91; 7226.99.99.

cuc quan ly canh tranh da hoan tat qua trinh dieu tra so bo va gui du thao ket luan dieu tra so bo den cac ben lien quan cua vu viec .

Cục Quản lý cạnh tranh đã hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ và gửi Dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ đến các bên liên quan của vụ việc .

Bên yêu cầu là bốn nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam gồm: Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC), Công ty TNHH Tôn Phương Nam, Công ty cổ phần Thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tôn Đông Á.

Giai đoạn điều tra từ 01 tháng 10 năm 2014 đến 30 tháng 9 năm 2015.

Trong quá trình điều tra sơ bộ, do các bên liên quan đề nghị gia hạn thời gian trả lời bản câu hỏi điều tra và Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương cần có thêm thời gian để đánh giá vụ việc, ngày 23 tháng 5 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành quyết định 2003/QĐ-BCT gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ đối với vụ việc nêu trên thêm 60 ngày.

Ngày 03 tháng 8 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh đã hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ và gửi Dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ đến các bên liên quan của vụ việc để các bên liên quan có ý kiến bình luận đối với nội dung của Dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ.

Các bên liên quan trong vụ việc nêu trên đã đăng ký làm bên liên quan của vụ việc mà chưa nhận được Dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ, vui lòng liên hệ với cán bộ phụ trách vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích của bên liên quan trong vụ việc.(BĐT)

Thoái vốn ngân hàng: Kẹt do cổ phiếu “vua” mất giá

Áp lực thoái vốn ngoài ngành theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đè nặng các ngân hàng.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương thoái vốn ngoài ngành, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên kế hoạch và đẩy mạnh việc thoái vốn, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, để thành công là không dễ.

Điển hình có thể kể đến kết quả đăng ký mua cổ phần của Ngân hàng SeABank và Ngân hàng TPBank do MobiFone bán đấu giá cổ phần qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào trung tuần tháng 4/2016 đã bất thành.

van de so huu cheo trong he thong ngan hang van luon tap trung su chu y cua thi truong va co dong.

Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn luôn tập trung sự chú ý của thị trường và cổ đông.

Cụ thể, MobiFone bán đấu giá 33,4 triệu cổ phần SeABank với giá 9.600 đồng/cổ phần, nhưng không ai đăng ký mua; đấu 14,28 triệu cổ phần TPBank giá 8.900 đồng/cổ phần chỉ có 6 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua 8,7 triệu cổ phần.

VNPT cũng từng thất bại với kế hoạch thoái vốn khỏi Ngân hàng Maritime Bank trước đó. Theo kế hoạch tới đây, VNPT sẽ thoái toàn bộ vốn tại Maritime Bank thông qua việc chào bán đấu giá hơn 71,5 triệu cổ phần tại ngân hàng này.

Trên thực tế, không chỉ áp lực thoái vốn ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước, mà áp lực thoái vốn theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng đang đè nặng các ngân hàng. Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định, một ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng đó; ngân hàng thương mại nắm giữ tại tổ chức tín dụng khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và không được cử người tham gia HĐQT tổ chức tín dụng mà ngân hàng mua cổ phần, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng hoặc ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Tuy nhiên, sau hơn một năm có hiệu lực, các ngân hàng thương mại vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quy định trên. Trong khi đó, vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn luôn tập trung sự chú ý của thị trường và cổ đông.

Vietcombank hiện nắm hơn 7,16% vốn tại Ngân hàng MB; 8,19% cổ phần Ngân hàng Eximbank; 5,07% vốn tại Ngân hàng OCB và 4,37% vốn tại Ngân hàng Saigonbank. Ngoài ra, Vietcombank hiện còn sở hữu 10,91% vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Xi măng.

Hiện tại, không ít ngân hàng trong nước đang tìm kiếm cổ đông nước ngoài để bán cổ phần, với tỷ lệ kỳ vọng vượt mức cho phép 30% hiện nay, nhằm nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các ngân hàng đều hấp dẫn nhà đầu tư. Mặt khác, khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư cũng sẽ xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có vấn đề về sức khỏe ngân hàng, tiềm năng tăng trưởng, giá…

Để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo NHNN và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam lên trên mức trần 30% như hiện nay, thậm chí có thể bán 100% cho nhà đầu tư ngoại đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, yếu kém đang cần nâng cao tiềm lực tài chính tái cấu trúc.

Nỗ lực trên được xem là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài, nhưng trên thực tế, chưa ngân hàng nào bán được 100% vốn cho nhà đầu tư.

Nhìn nhận tái cấu trúc là nhu cầu nội tại của hệ thống và cần được tiến hành thường xuyên, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng mong muốn có sự tham gia tích cực của nhà đầu tư ngoại vào tái cơ cấu các ngân hàng trong nước.

Theo ông Hưng, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới, nâng cao năng lực, áp dụng chuẩn mực quốc tế, đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Trung Quốc duy trì là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất của Nga

Trung Quốc duy trì là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất từ Nga trong tháng 5. 

Nhập khẩu đạt 826.000 tấn, chiếm gần 46% trong tổng xuất khẩu hàng tháng. Giá quặng sắt xuất khẩu từ Nga sang các nước trung bình đạt 35,1 USD/tấn.

Xuất khẩu quặng sắt của Nga hồi phục mạnh trong tháng 5/2016, thống kê bởi Cơ quan hải quan Nga  cho biết. Tuy nhiên, xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2016 vẫn giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu quặng sắt của Nga  trong tháng 5 đạt 1,812 triệu tấn, tăng đáng kể 37% so với cùng tháng năm ngoái. Xuất khẩu trong tháng 5/2015 đạt 1,322 triệu tấn. Giá xuất khẩu trung bình giảm 23,6%, xuống còn 39,9 USD/tấn, trong khi giá xuất khẩu trung bình trong tháng 5/2015 đạt 52,23 USD/tấn.

Nước xuất khẩu quặng sắt lớn khác, Chile cũng cho biết, xuất khẩu trong tháng 5/2016 tăng đáng kể. Xuất khẩu quặng sắt của nước này tăng 61%  (1,567 triệu tấn) so với cùng tháng năm ngoái. Nước này đã xuất khẩu 916.000 tấn quặng sắt trong tháng 5/2015.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-08-2016

    Thị trường lao động Mỹ khởi sắc, số việc làm tăng vượt dự đoán
    Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 7/2016 đạt mức cao nhất năm 2016
    Xuất khẩu cá tra tăng 5,4% trong nửa đầu năm 2016
    Tháng 7 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Na Uy tăng 15%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-08-2016

    Brexit tác động lớn đến ngành dệt may
    Sản lượng công nghiệp của Đức phục hồi trở lại vào cuối quý 2
    Đăng cai Olympic 2016 trở thành gánh nặng tài chính với Brazil
    Thâm hụt thương mại tháng Sáu của Mỹ lập “đỉnh” của 10 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-08-2016

    Thổ Nhĩ Kỳ duy trì thuế chống bán phá giá săm lốp xe máy Việt Nam
    Đến 15/7: Sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt trên 8,5 triệu tấn
    Doanh nghiệp cà phê sợ mất thị phần xuất khẩu
    Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-08-2016

    ASEAN tăng cường hợp tác toàn diện với đối tác Nhật Bản
    Yếu tố tăng lãi suất tại Mỹ “hâm nóng” thị trường vàng
    Thép từ Trung Quốc và Nga “gặp khó” tại thị trường châu Âu
    Iran lên kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ dài hạn với đối tác châu Âu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-08-2016

    Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
    Thị trường phân bón dự báo tiếp tục suy yếu
    Giá vàng Ấn Độ giảm mạnh, xuống dưới 31.000 Rupee/10gram
    Thái Lan lo ngại giá gạo xuất khẩu buộc phải sụt giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-2016

    The Economist: Việt Nam có “con đường khó khăn hơn phía trước”
    Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
    Bổ sung nhóm sản phẩm cá phile đông lạnh xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu
    Sản lượng dầu thô Iraq trong tháng 7 tăng lên 4,632 triệu thùng/ngày

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng  08-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-08-2016

    Đà Nẵng vào "tầm ngắm" của các doanh nghiệp logistics Hồng Kông
    Ông Takehiko Nakao tái đắc cử chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á
    Khởi công dự án mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
    Quỹ Mekong Capital đầu tư khoảng 15 triệu USD vào ABA

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-2016

    Hiệp định TPP khó "qua cửa" Quốc hội Mỹ
    Dữ liệu 200 triệu người dùng Yahoo bị rao bán
    Việt Nam lần đầu sản xuất thiết bị điện hạt nhân cho Hàn Quốc
    Khách hàng chính là kẻ thất bại trong thương vụ Uber-Didi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-08-2016

    Hụt nguồn cung, giá kính xây dựng tăng phi mã
    Thực phẩm Nga lên ngôi nhờ lệnh cấm lương thực phương Tây
    Ấn Độ thông qua Luật thuế hàng hóa và dịch vụ, DN Việt cần lưu ý
    Canada tài trợ hơn 13 triệu USD thúc đẩy thương mại ASEAN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-2016

    Giá vàng đang trong xu hướng tăng dần
    Quốc Cường Gia Lai báo lãi gấp 13 lần cùng kỳ
    Bao bì ghi sai sự thật bị phạt đến 60 triệu đồng
    Thế Giới Di Động thu 20 tỷ đồng từ bán thực phẩm
    Phần lớn kiều hối đầu tư sản xuất, kinh doanh