Trung Quốc mất dần hào quang, Việt Nam tỏa sáng trên bản đồ đầu tư
Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 20 tháng liên tiếp
Tăng trưởng sản xuất của Nhật Bản thấp nhất kể từ năm 2013
Kinh tế Anh không bị tác động nhiều sau quyết định rời khỏi EU
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-08-2016
- Cập nhật : 09/08/2016
Thổ Nhĩ Kỳ duy trì thuế chống bán phá giá săm lốp xe máy Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm săm lốp xe máy có mã HS: 4011. 40 và 4013.90 với mức thuế 29% và 49%.
Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng vụ Nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng thông báo số 2016/34 trên công báo số 29787 ngày 31/7 ban hành kết luận rà soát biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm săm lốp xe máy nhập khẩu từ Đài Loan và Việt Nam.
Kết luận cuối cùng của Tổng vụ Nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ghi rõ: Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn biện pháp chống bán phá giá cụ thể đối với mặt hàng thuộc mã HS 4011.40 mức thuế là 29%, mã HS 4013.90.00.00.11 có mức thuế là 49%.
Đồng thời, mức thuế chống bán phá giá được áp bổ sung đối với phụ kiện săm lốp xe máy thuộc mã HS 8714.10.30.00.00 của các sản phẩm thuộc 2 mã HS nêu trên cũng ở mức tương ứng với các mức nêu trên.
Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra lý do, các công ty xuất khẩu sản phẩm này vào Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng mã HS này để khai báo xuất khẩu các loại xăm lốp có gắn trên vành bánh xe hợp kim vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ rà soát biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm săm lốp xe máy có mã HS: 4011. 40 và 4013.90 nhập khẩu từ Đài Loan và Việt Nam được khởi xướng điều tra từ ngày 15/7/2015 do công ty Anatolia Rubber Ind.and Trade.Inc.company đứng làm nguyên đơn khởi kiện./.(VOV)
Đến 15/7: Sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt trên 8,5 triệu tấn
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/7/2016, sản lượng xi măng và clinker xuất khẩu ước đạt 8.516.710 tấn, giá trị xuất khẩu thu về 317.017.395 USD.
Sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker 15 ngày đầu tháng 7 ước đạt 564.514 tấn, tương đương 34.279.613 USD về giá trị.
Giá trị xuất khẩu xi măng và clinker sang thị trường Philippines 6 tháng đầu năm đạt 84.171.329 USD vượt qua giá trị xuất khẩu sang Bangladesh 78.934.805 USD. Kết thúc nửa đầu năm 2016, Philippines trở thành thị trường xuất khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam, chiếm 29% tổng giá trị xuất khẩu.
Hiện nay, xi măng của Việt Nam chỉ mới xuất khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Singapore, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Hồng Kông... thông qua 3 nhà nhập khẩu chính là Biroute, Holcim và Trading.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, xuất khẩu xi măng của Việt Nam được các chuyên gia trong ngành nhận định thiếu yếu tố bền vững. Năm 2014, ngành xi măng đã lập kỷ lục khi xuất khẩu gần 20,5 triệu tấn xi măng và clinker, đạt 912,1 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2015, xuất khẩu xi măng của cả nước lại giảm 19% so với năm 2014, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2016, lượng xi măng xuất khẩu đạt 8,85 triệu tấn, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2015.
Thời gian tới, Bộ Xây dựng, Bộ Công thướng sẽ phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành xi măng cùng nhau xây dựng chiến lược mục tiêu xuất khẩu xi măng dài hạn và bài bản, tiến tới hợp tác tạo sự đồng thuận giữa các nhà sản xuất để tăng cường chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ.(Ximang)
Doanh nghiệp cà phê sợ mất thị phần xuất khẩu
Tổng hợp kiến nghị của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp gửi lên Chính phủ của VCCI vừa qua cho thấy, các doanh nghiệp cà phê trong nước đang lo ngại sẽ bị doanh nghiệp FDI chiếm thị phần XK.
Tổng diện tích cà phê cần thay thế và chuyển đổi trong 5 năm tới khoảng 140.000 – 160.000 ha, chiếm 25% tổng diện tích trên toàn quốc trong đó có khoảng 120.000 ha cà phê cần tái canh gấp tại khu vực Tây Nguyên
Nguy cơ thao túng thị trường
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao VN (Vicofa), trong khi, lãi xuất tối đa của các doanh nghiệp FDI chỉ 3%/năm thì doanh nghiệp nội dù được ưu đãi cũng phải chịu lãi suất bằng tiền Việt Nam từ 6,5 – 7%/năm. Như vậy các doanh nghiệp VN sẽ có nguy cơ thua ngay trên sân nhà và sẽ bị các doanh nghiệp FDI chiếm thị phần xuất khẩu chi phối và quay lại ép giá nông dân như họ đã và đang làm hiện nay.
Các doanh nghiệp cà phê kiến nghị, Chính phủ đẩy nhanh việc thành lập Quỹ phát triển cà phê VN nhằm hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê như các nước Brasil, Colombia, Ấn Độ đang làm. Thực tế, việc thành lập Quỹ phát triển cà phê VN đã được xúc tiến từ đầu năm 2016. Dự kiến, Quỹ này sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2017. Dự kiến năm 2017, mức thu để gây quỹ sẽ là 2 USD/tấn cà phê xuất khẩu.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Quỹ này sẽ khó có thể đáp ứng ngay vấn đề vốn cho DN. Cùng với đó, mức lãi suất 6,5 – 7%/năm nếu so với 3%USD/năm cũng không quá chênh lệch. Bởi vì, so với mức lạm phát khoảng 5%/năm của tiền VN đồng thì lãi suất trên cũng là hợp lý. Do đó, những hỗ trợ từ các chính sách tài chính cho DN cà phê có tính khả thi không cao.
Các doanh nghiệp cà phê cũng kiến nghị được tiếp tục đẩy mạnh giải ngân gói 12.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi phục vụ tái canh cà phê.
Tái canh cà phê cũng ì ạch vì thiếu vốn
Nhằm giúp cho ngành cà phê phát triển bền vững, ổn định đời sống đồng bào Tây Nguyên, Vicofa kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước có chính sách giãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và DN thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê có nợ quá hạn do bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn và mất mùa gây nên.
Trả lời kiến nghị trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, họ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về việc giãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và doanh nghiệp cà phê có nợ quá hạn do bị ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino, khô hạn và mất mùa. Trường hợp thiên tai xảy ra trên phạm vi rộng, căn cứ báo cáo và đề nghị của UBND tỉnh, thành phố, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét cho phép TCTD được khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại trong thời gian tối đa 2 năm đối với khách hàng.
Tuy vậy, giải thích này vẫn chưa thỏa mãn được lo ngại của nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân. Bởi vì, chính sách được ban hành từ năm 2015 trong khi đó, năm 2016 hiện tượng El Nino, khô hạn và mất mùa tại Tây Nguyên còn xảy ra nghiêm trọng hơn nhiều.
Theo Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) ông Lê Văn Đức, kinh phí để tái canh mỗi ha cà phê mất 120 – 150 triệu đồng. Như vậy, nhẩm tính muốn tái canh tất cả diên tích cà phê trên tốn khoảng gần 200.000 tỷ đồng.
Nhưng hiện gói cho vay 120.000 tỷ đồng lãi suất hỗ trợ 6,5%/năm mặc dù được triển khai từ tháng 6/2013 nhưng đến nay, mới chỉ có vài chi nhánh Agribank ở các tỉnh ký phiếu và giải ngân cho vay tái canh cà phê được vài trăm tỷ đồng. Nguyên nhân là do nông dân rất khó đáp ứng đủ các yêu cầu để được vay vốn…(DDDN)
Ông Nguyễn Nam Hải – Phó chủ tịch Vicofa:
Những năm gần đây các DN lớn nước ngoài đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thu mua nguyên liệu. Bởi vì, họ tận dụng được nguồn vốn rẻ do vay được ở các ngân hàng nước ngoài rồi chuyển đổi thành VN đồng để mua nguyên liệu trong nước. Do đó, các DN trong nước nếu không được vay USD rồi đổi sang VN đồng để tiết giảm chi phí lãi suất thì không thể cạnh tranh.
Ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng thư kí Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam:
Hiệp hội đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vay vốn ngoại tệ theo đúng tinh thần chỉ đạo NQ35 của Chính phủ. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận kiến nghị của Vicofa.
Đại diện Công ty cà phê 706 (TCty Cà phê Việt Nam):
Tại công ty, trong khoảng 700 ha cà phê của đơn vị, có tới 300 ha cà phê đã “lão hóa” và để có thể tái canh sớm, công ty đã vay vốn thương mại với lãi suất cao… Điều này sẽ khiến DN khó có thể cạnh tranh với DN FDI.
Xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc tăng mạnh
Việt Nam hiện nằm trong top đầu xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Nhiều mặt hàng rau củ quả nhiệt đới của Việt Nam có lợi thế tại thị trường này.
Tuy nhiên, so với nước đứng đầu xuất khẩu nông sản của khối ASEAN vào Trung Quốc là Thái Lan thì giá trị xuất khẩu của nước ta vẫn còn thấp.
Khoai lang tím Nhật được trồng tại Việt Nam bán tại chợ đầu mối Bắc Kinh với giá sỉ trên 1.500.000 đồng 1 tạ 60 kg, cao gấp 4 lần khoai lang trồng tại Trung Quốc, nhưng do đi đường bộ khá xa nên cũng như nhiều loại rau quả khác, khoai lang luôn trong tình trạng thiếu hàng tại các tỉnh thành phía Bắc.
7 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn cùng kỳ gần 20%. Giá trị xuất khẩu rau quả trong vài năm gần đây sang Trung Quốc đã vượt mặt hàng gạo, mỗi năm luôn trên 1 tỷ USD.
Nhiều mặt hàng như trái vải, thanh long Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích và giá cao hơn cùng loại được trồng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, do đa phần xuất theo đường tiểu ngạch nên tình trạng thương lái ép giá vẫn diễn ra khá thường xuyên. Đó là chưa kể hàng rào kiểm dịch nông sản cũng ngày càng chặt chẽ.
“Để làm được những vấn đề này, doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống phân phối một cách bài bản bắt đầu từ các khâu trong nước, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống phân phối tại chính thị trường nội địa Trung Quốc”, ông Bùi Huy Hoàng - Tham tán thương mại - thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc khuyến nghị.
Với các mặt hàng trái cây, thời gian tiêu thụ ngắn, nên thị trường Trung Quốc được xem là thuận lợi. Thực tế cho thấy, với hệ thống siêu thị Mỹ, Hàn Quốc, tại Bắc Kinh nông sản Việt vẫn chưa cạnh tranh lại so với Thái Lan và một số nước Nam Mỹ vốn có bề dày kinh nghiệm về quảng bá mang tầm quốc gia và ý thức của từng doanh nghiệp.(VTV)