Doanh nghiệp dệt may “rối” vì thiếu đơn hàng
Apple nhảy vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Hủy hợp đồng mua ống nước gang dẻo Trung Quốc
Đại gia Y tế Việt Nhật lỗ 1.300 tỷ đồng sau kiểm toán
Bán hàng miễn thuế ở Tân Sơn Nhất thu 86 tỷ đồng mỗi tháng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-2016
- Cập nhật : 08/08/2016
The Economist: Việt Nam có “con đường khó khăn hơn phía trước”
Tuy nhiên, cũng trong cùng ngày, The Economist cho đăng thêm một bài báo nữa mang tựa “Chào buổi chiều, Việt Nam” (Good afternoon, Vietnam), với một cái nhìn thận trọng hơn. Theo đó, Việt Nam đang phải đối mặt với một “con đường khó khăn hơn phía trước” (trickier path ahead).
Một trong những vấn đề lớn nhất mà Việt Nam đang gặp phải đó chính là tình trạng đầu tư kém hiệu quả và lãng phí. Theo số liệu từ World Bank, doanh nghiệp tư nhân lẫn nhà nước của Việt Nam đều có mức hiệu quả đầu tư rất thấp: đầu tư 1 đồng thì tạo ra được 0,7 đồng doanh thu. Con số này tương đương với các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, vốn đang bị xem là gánh nặng làm trì trệ nền kinh tế nước này.
Và khi so sánh khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với Trung Quốc thì sự so sánh không thể nào chênh lệch hơn: đầu tư 1 đồng ở Việt Nam thì thu về thêm 0,7 đồng doanh thu, trong khi ở Trung Quốc được những 1,7 đồng. Theo nhận định của The Economist, tình trạng này có một phần nguyên nhân là sự dàn trải quá nhiều của các tập đoàn Việt Nam: dựa trên số liệu của OECD, một tập đoàn Việt Nam hoạt động bình quân trên 6 ngành khác nhau, trong khi một tập đoàn Trung Quốc chỉ tập trung bình quân vào 2 ngành.
Ngoài ra, mặc dù Việt Nam được hưởng lợi khá nhiều từ các dòng vốn FDI dồi dào, nhưng chỉ có 36% số doanh nghiệp là được tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu, so với gần 60% tại Malaysia và Thái Lan (theo số liệu ADB). Ngoài ra, tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cũng rất thấp so với các nước khác.
Theo The Economist, trong một số trường hợp thì Việt Nam còn “với quá cao”. Nhiều người đã tỏ ra lạc quan về việc Samsung có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam để sản xuất điện thoại di động, nhưng không có nhiều doanh nghiệp nội được tham gia vào chuỗi cung ứng của hãng này, ngoại trừ trong phần bao bì.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách tương đương hơn 6% GDP trong năm nay, đánh dấu 5 năm liên tiếp. Và sang năm 2017, World Bank cũng sẽ cho ngưng lại việc cho vay ODA ưu đãi.
The Economist bình luận: “Việt Nam có cơ hội trở thành câu chuyện thành công lớn tiếp theo của châu Á. Nhưng để đạt được điều đó, sẽ cần phải có thêm lòng dũng cảm”.(NCĐT)
Ngân hàng Nhà nước: Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm
Hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn không quá 10% và trong những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thực hiện những biện pháp cân đối giữa nguồn vốn để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Tại báo cáo về tình hình tiền tệ và hoạt động ngân hàng 7 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4/2016, các ngân hàng thương mại Nhà nước và một số ngân hàng cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5% một năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% một năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Những tháng cuối năm, nhà điều hành cho biết sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; điều tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Ngoài ra, cơ quan này sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thực hiện những biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Riêng về huy động, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng khoảng 0,2-0,3% mỗi năm trong 3 tháng đầu năm thì đã được một số tổ chức tín dụng điều chỉnh giảm và mặt bằng lãi suất về cơ bản tiếp tục diễn biến ổn định.
Liên quan đến tỷ giá, nhà điều hành phân tích, với việc điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến cung - cầu ngoại tệ trong nước, thị trường tài chính thế giới..., thị trường ngoại tệ từ đầu năm đến nay diễn biến tích cực. Tỷ giá USD/VND giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm và tương đối ổn định trên mặt bằng mới quanh mức mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước là 22.300 đồng, thấp hơn khoảng 0,8% so với cuối năm 2015 và thấp xa so với tỷ giá trần.
Thanh khoản thị trường tốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng được đáp ứng đầy đủ. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, hệ thống tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế, nhờ đó, Ngân hàng Nhà nước mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.(VNEX)
Bổ sung nhóm sản phẩm cá phile đông lạnh xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu
Theo phản ánh của một số DN được công nhận nhóm sản phẩm cá đông lạnh, các lô hàng cá phile đông lạnh của một số DN XK sang Liên bang Nga bị vướng mắc tại một số cửa khẩu do nhóm sản phẩm cá đông lạnh chưa thể hiện rõ là bao gồm cá phile đông lạnh.
Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh này, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT đã có công văn số 1167/QLCL-CL1 ngày 10/6/2016 gửi FSVPS đề nghị bổ sung rõ nhóm sản phẩm: Phile cá (bao gồm cả thịt cá, chả cá) tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
Ngày 15/7/2016, FSVPS đã công nhận bổ sung nhóm sản phẩm “phile cá (bao gồm cả thịt cá, chả cá) tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh” cho 06 cơ sở DL385, DL318, DL344, DL279, DL266, DL34.
Sản lượng dầu thô Iraq trong tháng 7 tăng lên 4,632 triệu thùng/ngày
Nước thành viên OPEC đã cung cấp 4,632 triệu thùng dầu thô/ngày (bpd) trong tháng 7 so với 4,559 triệu bpd trong tháng 6, công ty quảng cáo dầu nhà nước (SOMO) cho biết trong 1 tuyên bố.
Iraq sản xuất 4,775 triệu bpd trong tháng 1, số liệu chính thức cho biết.
Xuất khẩu dầu từ các cảng phía nam của nước này tăng lên 3,2 triệu bpd trong tháng 7, tăng so với mức 3,175 triệu bpd trong tháng 6, bất chấp sự rò rỉ đường ống dẫn dầu, đã hạn chế xuất khẩu ở khu vực phía nam nước này.
Các quan chức của Iraq và các nhà phân tích dầu dự kiến, xuất khẩu của nước này trong năm nay tiếp tục tăng trưởng, mặc dù tốc độ thấp hơn trong năm 2015, khi nước này đưa ra nguồn cung tăng mạnh nhất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Các công ty dầu nước ngoài làm việc tại Iraq đã cảnh báo, các dự án thúc đẩy sản lượng sẽ trì hoãn, nếu Baghdad cắt giảm chi tiêu, do giá dầu ở mức thấp và chiến tranh với nhà nước Hồi giáo. Nguồn cung từ OPEC tăng lên 33,41 triệu bpd trong tháng 7 từ 33,31 triệu bpd trong tháng 6.
Sản lượng theo báo cáo bởi SOMO trong tháng 7 cao hơn so với sản lượng ước tính của Iraq, ở mức khoảng 4,32 triệu bpd.
Đặc biệt, Kuwait thành viên OPEC giữ sản lượng trong tháng 7 vững, ở mức 2,95 triệu bpd.
Nguồn cung tăng kể từ khi OPEC từ bỏ vai trò lịch sử trong năm 2014, cắt giảm nguồn cung nhằm thúc đẩy giá, do các nhà sản xuất lớn Saudi Arabia, Iraq và Iran gia tăng sản lượng.
Sự gia tăng sản lượng trong OPEC làm gia tăng áp lực giảm giá. Giá dầu giảm từ mức cao lịch sử năm 2016, gần mức 53 USD/thùng trong tháng 6 xuống còn 43 USD/thùng hôm thứ năm (4/8), do lo ngại nhu cầu yếu.
Năm nay, Iran là nguồn cung tăng trưởng nhanh nhất của OPEC, phục hồi từ lệnh trừng phạt của phương Tây.