Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018
Sáng nay, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết tại Auckland (New Zealand), kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm qua.
Thủ tướng New Zealand - John Key là người mở màn sự kiện này. Ông cho biết TPP "thực sự là một hiệp định lớn" và New Zealand tự hào góp phần đưa hiệp định này tới bàn ký kết hôm nay.Ông Key cũng nhấn mạnh tất cả quốc gia cần nỗ lực giúp TPP được phê chuẩn trong nước và nó sẽ "chỉ là một tờ giấy" cho đến khi nào có hiệu lực. "Hôm nay là một ngày rất quan trọng với 12 quốc gia tham gia TPP", ông nói.
Đại diện các nước tham gia lễ ký kết TPP hôm nay. Ảnh: USTR
Bộ trưởng Thương mại Australia - Andrew Robb là người đầu tiên đặt bút ký vào hiệp định. Và người cuối cùng hoàn thành công việc này là Bộ trưởng Thương mại New Zealand - Todd McClay. Sau lễ ký kết, các Bộ trưởng đã cùng nhau chụp ảnh, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Tiếp theo, TPP cần được Chính phủ các nước phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực trong 2 năm tới.
Toàn văn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPPÔng McClay đã thay mặt 12 quốc gia tuyên bố hoàn tất lễ ký kết TPP và cho biết đây là "một thành tựu mang tính lịch sử". Đại diện Thương mại Mỹ - Mike Froman tự tin rằng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Bộ trưởng Công Thương Việt Nam - Vũ Huy Hoàng cũng cho biết TPP là "một thỏa thuận cân bằng" và cảm ơn sự nỗ lực của 11 quốc gia khác khi tham gia đàm phán.
TPP gồm các quốc gia New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile. TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Việc đàm phán hoàn tất vào tháng 10 năm ngoái và đến tháng 11, toàn văn hiệp định cũng đã được công bố.
Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, hiệp định sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc bị kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố quyết định kiểm soát đặc biệt toàn diện trong vòng 3 tháng đối với Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc.
Lý do, Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc đã có nhiều vi phạm về quản lý tài chính và cấp tín dụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của quỹ, dẫn đến mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
“Ban kiểm soát đặc biệt sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của quỹ này đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường công tác thu hồi nợ, xử lý nghiêm đối với các thành phần kinh tế và các cá nhân cố tình chây ỳ không trả nợ quỹ tín dụng gây thất thoát tài sản của nhà nước và nhân dân”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
NHNN chi nhánh Hà Nội cũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp cần thiết nhằm duy trì, khôi phục hoạt động của quỹ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Được biết hiện Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt các quỹ tín dụng nhân dân theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 01.
Mới đây tại , hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 ngành ngân hàng tại TP.HCM, phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh cũng cho biết tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ mạnh tay trong xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Trường hợp các tổ chức tín dụng yếu kém không tự khắc phục được cơ quan quản lý có thể cho phá sản.
Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực M&A ở nước ngoài
Hãng phim Legendary Entertainment, nhà sản xuất bộ phim 'Công viên kỷ Jura' cực kỳ thành công ở Trung Quốc, vừa được tập đoàn Dalian Wanda của tỉ phú Đại lục Vương Kiện Lâm thâu tóm. Đây là một trong những thương vụ M&A nổi bật trong tháng đầu năm 2016 - Ảnh: Reuters
Giới doanh nghiệp Trung Quốc đang tích cực đi 'mua sắm' bên ngoài đất Đại lục vì tăng trưởng kinh tế chậm lại ở nước nhà.
Theo CNN, chỉ trong một tháng đầu năm 2016, các công ty Trung Quốc đã công bố kế hoạch mua 66 doanh nghiệp nước ngoài trị giá tổng cộng 68 tỉ USD. Đây là con số bằng 60% giá trị tất cả giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) trong năm ngoái, theo Dealogic.
Thương vụ thâu tóm mới nhất được đưa tin hôm 3.2: công ty nhà nước ChemChina đề nghị mua lại hãng cung cấp thuốc trừ sâu và các loại hạt toàn cầu Syngenta của Thụy Sĩ với giá 43 tỉ USD. Nếu được giới chức chấp thuận, thỏa thuận này sẽ là thương vụ thâu tóm nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Trung Quốc.
Một loạt các công ty Trung Quốc đã thúc đẩy làn sóng M&A kỷ lục khởi đầu năm mới. Các chuyên gia cho rằng dòng chảy mua bán và sáp nhập sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Với sức tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu đang đi lên, trong khi kinh tế Trung Quốc thì chững lại, việc thâu tóm doanh nghiệp ngoại giúp các công ty Trung Quốc “tạo bước đệm chống lại những biến động kinh tế”, theo hãng tư vấn Boston Consulting Group.
“Mua sắm” công ty nước ngoài cũng là một cách để các hãng Trung Quốc mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu. Các giám đốc điều hành có thể đang muốn mua trước khi nhân dân tệ tiếp tục mất giá thêm. Dưới đây là bốn thương vụ M&A nước ngoài nổi bật của Trung Quốc đã diễn ra đầu năm nay 2016:
1. Hãng ChemChina muốn mua công ty ngành nông nghiệp của Thụy Sĩ, Syngenta, với giá 43 tỉ USD.
2. Haier mua đơn vị sản xuất thiết bị của hãng General Electric (GE) với giá 5,4 tỉ USD.
3. Zoomlion Heavy thông báo trả 4,87 tỉ USD mua lại hãng sản xuất thiết bị Terex Corp.
4. Tập đoàn Dalian Wanda thâu tóm hãng phim Hollywood Legendary Entertainment với 3,5 tỉ USD.
Sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất từ doanh nghiệp Trung Quốc
Hạt ngô lai giống thương hiệu Golden Harvest của Syngenta - Ảnh: Bloomberg
Hãng China National Chemical, hay ChemChina, của Trung Quốc vừa đồng ý mua lại công ty Thụy Sĩ Syngenta với giá hơn 43 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay của một doanh nghiệp Đại lục.
Công ty ChemChina đồng ý trả 465 USD cho mỗi cổ phiếu của hãng sản xuất thuốc trừ sâu và hạt giống Thụy Sĩ Syngenta hôm 3.2. Lời đề nghị trên chốt giá cao hơn 20% so với giá cổ phiếu của hãng Syngenta trong phiên giao dịch gần đây nhất.
Sau thông tin trên, mỗi cổ phiếu hãng Syngenta tăng 3,8% đến mức 407 franc Thụy Sĩ, tương đương 402 USD, vẫn nằm dưới ngưỡng giá đề nghị do lo ngại chuyện thâu tóm có thể gặp trở ngại từ chính phủ Mỹ.
“Các trở ngại chính trị, đặc biệt là từ phía Mỹ, có thể làm cho quá trình thâu tóm doanh nghiệp kéo dài hơn dự kiến ban đầu. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ có thể xem xét chặt thương vụ này cũng như thị trường hạt giống nội địa Trung Quốc theo dõi sát sao các doanh nghiệp Mỹ”, nhà phân tích Ute Haibach thuộc hãng J. Safra Sarasin cho hay.
Nếu được hoàn thành, thương vụ sẽ giúp Chủ tịch ChemChina Ren Jianxin biến công ty trở thành nhà cung cấp mặt hàng thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp lớn nhất thế giới. Hãng Monsanto của Mỹ cũng nhấn mạnh chuyện Trung Quốc muốn sở hữu công nghệ hạt giống và chăm sóc cây trồng, giúp nước này tăng sản lượng nông nghiệp và nuôi số dân lớn nhất thế giới.
Hiện tại, thương vụ được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Hãng ChemChina có kế hoạch giữ lại dàn quản lý của công ty Syngenta. Hội đồng quản trị mới sẽ có 10 người, 4 trong số này là thành viên cũ của Syngenta. ChemChina còn xem xét khả năng chào bán cổ phiếu ra công chúng đối với doanh nghiệp sắp thâu tóm trong những năm tới.
Hãng Syngenta đạt doanh số 13,4 tỉ USD trong năm 2015, chủ yếu là từ các sản phẩm bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu và việc kinh doanh hạt giống.
Bloomberg cho hay đằng sau thương vụ mà công ty Trung Quốc đang theo đuổi là lợi ích quốc gia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cố gắng gia tăng sản lượng nông nghiệp để tự cung cấp cho tầng lớp trung lưu đang tiêu thụ ngày càng nhiều, giữa lúc đất nông nghiệp thì được sử dụng để xây nhà ở và sân golf. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính số đất canh tác của Đại lục giảm 6% trong thập niên qua, khi tăng trưởng kinh tế bùng nổ.
“Chúng tôi sẽ giúp chính phủ Trung Quốc học hỏi. Còn rất nhiều tiềm năng để cải thiện chất lượng và công nghệ cho nông dân Trung Quốc”, CEO Syngenta John Ramsay nói.
Cùng với việc thống trị thị trường Trung Quốc, Syngenta sẽ cung cấp khả năng tiếp cận toàn cầu đến cho nông dân từ Brazil đến Hồng Kông. Giúp đỡ hãng Syngenta thực hiện kỳ vọng này là ông Ren Jianxin, Chủ tịch 58 tuổi của ChemChina, người đã từng mở công ty lau dọn chuyên nghiệp đầu tiên của Trung Quốc với khoản vay 10.000 nhân dân tệ để rồi trở thành một trong những nhà đàm phán kinh doanh năng nổ nhất nước.
Nga vượt Ả Rập Xê Út trở thành nước cung dầu lớn nhất cho Trung Quốc
Moscow trên đà trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc với dầu thô đến từ Nga vượt nguồn cung từ Ả Rập Xê Út.
Theo Russia Today, dữ liệu từ hãng RBC Capital Markets cho thấy đầu thế kỷ này, tỷ lệ dầu của Ả Rập Xê Út trong số dầu nhập khẩu của Trung Quốc là khoảng 20%, trong khi đó dầu từ Nga chỉ chiếm dưới 7%. Song tình hình hiện nay đã đảo ngược.
“Nga là đối thủ lớn nhất của Ả Rập Xê Út trong số các nước có tăng trưởng trong nhu cầu dầu thô lớn nhất thế giới. Sự phát triển của Trung Quốc đồng nghĩa với việc khối lượng danh nghĩa của hai nước tăng lên trong những năm sau, và mức tăng của Nga thì lớn hơn Ả Rập Xê Út”, chiến lược gia hàng hóa Michael Tran tại hãng RBC Capital Markets nói với trang Business Insider.
Ông Tran cho hay Ả Rập Xê Út và Nga hiện giữ khoảng 13% đến 14% thị phần dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Ả Rập Xê Út tăng số dầu xuất khẩu đến Trung Quốc ở mức 120.000 thùng/ngày, trong khi Nga nâng mức xuất khẩu lên 550.000 thùng/ngày.
Hồi năm 2015, có 4 lần Nga vượt qua Ả Rập Xê Út để trở thành nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất đến Trung Quốc và trong 5 năm qua, quốc gia Trung Đông chỉ mất vị trí nhà xuất khẩu dẫn đầu 6 lần.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) cho thấy trong tháng 12, Bắc Kinh mua khoảng 4,81 triệu tấn dầu thô từ Nga. Đây là lượng dầu tăng 30% so với năm trước đó. Số dầu nhập khẩu từ Ả Rập Xê Út giảm 1,2% so với năm trước, xuống còn 4,47 triệu tấn. Chuyện Ả Rập Xê Út tăng giá bán chính thức và nhiều nhà máy lọc dầu lớn của Trung Quốc đóng cửa là nguyên nhân khiến dầu nhập từ Ả Rập Xê Út lao dốc.
“Ả Rập Xê Út đang mất vương miện của họ vì giá bán tại châu Á chưa đủ hấp dẫn”, Gao Jian, nhà phân tích tại hãng SCI International ở Sơn Đông (Trung Quốc) nói với hãng tin Bloomberg.
Giới phân tích cho rằng việc Nga sẵn sàng chấp nhận nhân dân tệ trong thanh toán mua bán dầu là một trong các yếu tố khiến Nga có lợi thế. Tháng 11.2015, Ngân hàng Trung ương Nga thêm nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ của nước này.
(
Tinkinhte
tổng hợp)