tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-02-2016

  • Cập nhật : 04/02/2016

Chỉ số tự do kinh tế 2016 Việt Nam tăng ấn tượng

chi so tu do kinh te 2016 viet nam tang an tuong

Chỉ số tự do kinh tế 2016 Việt Nam tăng ấn tượng


Việt Nam nằm trong nhóm 8 nước có chỉ số tự do kinh tế tăng đáng kể dẫn đến tăng hạng (131), cùng với Myanmar, Đức, Ấn Độ, Israel, Lithuania, Philippines, Ba Lan.

Ngày 2-2, Quỹ nghiên cứu chính sách Heritage (Mỹ) công bố khảo sát về chỉ số tự do kinh tế năm 2016 thực hiện trên 178 nước và vùng lãnh thổ.

Hong Kong tiếp tục là nơi đứng đầu về chỉ số này năm thứ 22 liên tiếp vì bên cạnh có các chính sách tự do kinh doanh tốt, Hong Kong còn có khả năng mang lại mức lương cao cho người lao động, môi trường sống tốt và cuộc sống thọ hơn cho người dân, theo người sáng lập Quỹ Heritage Ed Feulner.

Các nước đứng kế tiếp trong top 5 là Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ, Australia. Năm nước này nằm trong nhóm nước “tự do” với số điểm trên 80. Năm nước tiếp theo là Canada, Chile, Ireland, Estonia, Anh.

97 nước, phần lớn là các nước đang phát triển có tiến bộ trong tự do kinh tế trong năm qua. 32 nước đạt được chỉ số tự do kinh tế cao nhất trong 22 năm qua. Việt Nam nằm trong nhóm tám nước có chỉ số tự do kinh tế tăng đáng kể dẫn đến tăng hạng (hạng 131 so với hạng 148 năm 2015), cùng với Myanmar, Đức, Ấn Độ, Israel, Lithuania, Philippines, Ba Lan.

Trong khi đó 19 nền phát triển như Mỹ, Nhật, Thụy Điển… lại tụt hạng. Các điểm số về tự do lao động, tự do kinh doanh, tự do tài chính đều sụt giảm, dẫn đến chỉ số tự do kinh tế của Mỹ giảm đến mức thấp nhất kể từ khi Quỹ Heritage bắt đầu xếp hạng chỉ số này 22 năm trước (hạng 11).

Chỉ số này ở các nước châu Âu không đồng đều. Trong khi Thụy Sĩ đứng hạng 4, Ireland hạng 7, Anh hạng 10, Hà Lan hạng 16, Đức hạng 18 thì Ý lại đứng hạng 86, Hy Lạp lại rớt xuống hạng 138 cùng nhóm với các nước kém phát triển Bangladesh và Mozambique. Lý do chính sách thuế ở Ý quá cao và luật lao động cứng nhắc, Hy Lạp đã mất kiểm soát về đòn bẩy kinh tế và chính sách tiền tệ.

Khảo sát cho biết người dân ở các nước có chỉ số tự do kinh tế cao có thu nhập cao hơn hai lần so với mặt bằng thu nhập chung của các nước, chưa kể họ còn sống thọ hơn.

Cách khảo sát dựa vào bốn tiêu chí chính:

. Hệ thống luật pháp: Có đủ hiệu quả và công bằng trong bảo vệ tài sản người dân không? tình hình tham nhũng thế nào?

. Độ can thiệp của chính phủ: Chính sách thuế cao hay thấp? chi tiêu chính phủ có nằm trong tầm kiểm soát hay không?

. Năng lực kiểm soát nền kinh tế: Kiểm soát chính sách kinh tế: Các doanh nghiệp có phải lo lắng về các thủ tục kinh doanh thừa thãi, phiền toái? các cá nhân có được tạo điều kiện làm việc ở đây và muốn mức lương bao nhiêu? lạm phát có được kiểm soát không? giá cả có ổn định không?

. Độ mở của thị trường: Hàng hóa có được giao dịch tự do không? Thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các giới hạn khác như thế nào? Các cá nhân hay đầu tư tiền vào đâu và đầu tư vào đâu thì có lợi nhất? môi trường ngân hàng có cởi mở và khuyến khích cạnh tranh không?


Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam và Lào

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 188/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Theo kế hoạch, Hiệp định gồm: thành lập tổ công tác theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định; ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hạn ngạch thuế quan với thuế xuất nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Thông tư hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định; thuận lợi hóa thương mại; xúc tiến thương mại; hợp tác phòng chống buôn lậu; hỗ trợ trong quá trình hội nhập...

Ngày 3/3/2015, tại Vientiane của Lào, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Công Thương Lào Khemmani Pholsena đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Lào, thay thế Hiệp định Thương mại giữa hai bên năm 1998.

Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào mới bao gồm 6 chương, 16 điều trong đó cam kết xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng có xuất xứ từ hai nước.

Hiệp định này sẽ có hiệu lực chính thức khi hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa các bên xác nhận rằng mỗi bên đã hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định./.


Giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Lào

Theo Thông tư 216/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam - Lào, từ ngày 14/2, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Lào sẽ giảm thuế đến 50%.

Thông tư 216/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)

Đối với hàng hóa quy định tại danh mục này không thuộc Biểu thuế ATIGA thì áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Biểu thuế MFN) ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC (đối với hàng hóa nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan kể từ ngày 3/10/2015 đến ngày 31/12/2015 thì mức thuế suất MFN thực hiện theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC).

Thông tư cũng quy định, trường hợp mức thuế suất quy định tại Biểu thuế ATIGA cao hơn mức thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN thì áp dụng giảm 50% theo mức thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN.

Các loại hàng hóa nằm trong trong danh mục giảm thuế gồm: Trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín; lúa gạo; đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn.

Đồng thời, thông tư 216 quy định hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng giảm 50% mức thuế suất thuế nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Có tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 3/10/2015; được nhập khẩu và vận chuyển thẳng từ Lào vào Việt Nam, đáp ứng các quy định của Thỏa thuận về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào và phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của nước Lào cấp.

Riêng lượng lá thuốc lá và phế liệu lá thuốc lá nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch thuế quan quy định nhưng vẫn nằm trong tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu do Bộ Công Thương công bố và đáp ứng các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì phần vượt áp dụng mức thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN.

Trường hợp lượng lá thuốc lá và phế liệu lá thuốc lá nhập khẩu vượt số lượng hạn ngạch thuế quan quy định và vượt tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu do Bộ Công Thương công bố hoặc không đảm bảo các điều kiện quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về hạn ngạch thuế quan thì phần vượt áp dụng mức thuế suất ngoài hạn ngạch đối với lá thuốc lá và phế liệu lá thuốc lá quy định tại Thông tư số 80/2014/TT-BTC.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2/2016 đến ngày 3/10/2020.


Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp Việt cố ý bé và không muốn lớn lên"

chuyen gia le dang doanh: "doanh nghiep viet co y be va khong muon lon len"

Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp Việt cố ý bé và không muốn lớn lên"


Theo số liệu của ông Doanh, từ 10 năm nay, khối kinh tế tư nhân chỉ đóng góp 11,2 – 11,3% GDP, riêng khối kinh tế doanh nghiệp hộ cá thể thì đóng góp ở mức cao hơn rất nhiều, 33,2% GDP.

Nhưng hộ kinh tế cá thể chỉ đóng góp 2% tổng thu ngân sách.

Vì sao lại 2 con số này lại chênh lệch đến vậy?

“Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nào sử dụng trên 10 lao độngthì phải đăng ký. Nhưng có hiện tượng: Rất nhiều đơn vị gọi là “hộ doanh nghiệp” nhưng sử dụng đến cả trăm lao động. Họ không đăng ký công ty bởi là hộ doanh nghiệp, họ không phải theo quy định chặt chẽ về biên lai, chứng từ; không chịu đóng thuế theo biên lai - chứng từ chặt chẽ”, ông Doanh nói.

Thay vào đó, ông Doanh cho biết, người chủ doanh nghiệp và người thu thuế có thể mặc cả, đàm phán với nhau. Cho nên, doanh nghiệp gia đình là hộ kinh tế cá thể chỉ đóng góp 2% tổng thu ngân sách trong khi đóng góp cho GDP tới 33,2%.

“Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp tư nhân của chúng ta thực sự không bé lắm. Nhưng họ cố ý để trở thành bé và không muốn lớn lên. Điều đó có liên quan đến thể chế”, ông Doanh nhìn nhận.

Nhưng doanh nghiệp là hộ kinh tế cá thể không cạnh tranh quốc tế, và cũng không thể vươn lên được, mà chỉ giúp thoát nghèo.

Giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp “muốn lớn”, theo ông Doanh,một là, phải sửa thể chế, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.

Hai là, doanh nghiệp phải thay đổi, bởi doanh nghiệp giờ dựa quá nhiều vào mối quan hệ.

“Từ bà bán bún riêu đến ông kinh doanh một hai trăm lao động rất cung kính các ông/bà phó chủ tịch, bởi họ tìm được các mối ân huệ. Cách kinh doanh như vậy thì không cạnh tranh quốc tế được”, ông Doanh nói.


Toyota ở Mỹ đối xử phân biệt với khách hàng da đen và châu Á

Toyota ở Mỹ phải chi 21,9 triệu bồi thường vì áp dụng mức lãi suất mua xe trả góp cao hơn với khách hàng da đen và châu Á, so với mức lãi suất áp dụng với khách hàng da trắng.

Báo Los Angeles Times (Mỹ) ngày 2-2 đưa tin hãng ô tô Nhật Toyota chi nhánh ở Mỹ sẽ phải chi 21,9 triệu USD bồi thường cho các khách hàng là người da đen và người châu Á. Lý do, Toyota đã vì đã áp dụng lãi suất cao hơn với họ so với những khách hàng da trắng trong việc mua xe trả góp.

tru so toyota o my. (anh: wikipedia) 

Trụ sở Toyota ở Mỹ. (Ảnh: WIKIPEDIA) 

Bộ Tư pháp Mỹ và Cơ quan Bảo vệ Tài chính người tiêu dùng liên bang Mỹ đã bắt đầu điều tra công ty cho vay mua ô tô trả góp Toyota Motor Credit Corp. thuộc hãng Toyota đối xử thiên vị với khách hàng từ năm 2013. Toyota chấp nhận việc bồi thường này để dàn xếp chấm dứt cuộc điều tra này.

Toyota có một chính sách mức lãi suất nền cho khách hàng dựa vào lịch sử tín dụng của khách hàng. Các đại lý phân phối của Toyota được cộng thêm vào lãi suất nền đó một khoản lãi suất nữa, xem như là khoản lời. Khoản cộng thêm này không đều nhau ở các đối tượng khách hàng.

Cuộc điều tra cho thấy các khách hàng da đen phải chịu mức lãi suất cao hơn khách hàng da trắng 0,27% cho một khoản vay giá trị tương tự và có cùng lịch sử tín dụng giống nhau. Trong khi đó, các khách hàng châu Á thì phải chịu mức lãi suất cao hơn 0,18% các khách hàng da trắng.

Trung bình, mỗi khách hàng da đen phải trả thêm 200 USD cho khoản vay, mỗi khách hàng châu Á phải trả thêm 100 USD cho khoản vay. Các nhà điều tra chưa thống kê được cụ thể có bao nhiêu khách hàng bị ảnh hưởng, nhưng con số này chắc chắn không dưới 100.000.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Toyota biết rõ việc cho phép các đại lý tăng thêm lãi suất không đồng đều giữa các khách hàng là phân biệt đối xử mà vẫn không có động thái can thiệp. Toyota chỉ bắt đầu theo dõi việc này vào năm 2014, một năm sau khi Bộ Tư pháp và Cơ quan Bảo vệ Tài chính người tiêu dùng liên bang Mỹ mở cuộc điều tra.

Trong khoảng 21,9 triệu USD, 20 triệu USD sẽ được dùng để trả lại khoản chênh lệch mà các khách hàng da đen và châu Á đã phải chịu từ tháng 1-2011 đến nay. 1,9 triệu USD còn lại được dùng để bồi thường cho các khách hàng da đen và châu Á mới, đến khi Toyota ra được biện pháp ngăn chặn.

Toyota cho biết sẽ giới hạn mức lãi suất cộng thêm các đại lý áp dụng với khách hàng, từ tối đa là 2,5 điểm phần trăm cho một khoản trả góp trước đây xuống còn 1,25 điểm phần trăm, và chỉ còn 1 điểm phần trăm cho thời hạn trả góp từ năm năm trở lên.

Cơ quan Bảo vệ Tài chính người tiêu dùng liên bang Mỹ được thành lập từ năm 2010 và đã mở nhiều cuộc điều tra tương tự nhắm vào nhiều hãng ô tô trong vài năm qua.

Năm 2013, cơ quan này đã phạt công ty cho vay mua xe ô tô Ally Financial – công ty con của hãng ô tô General Motor (Mỹ) 18 triệu USD và yêu cầu chi thêm 80 triệu USD hoàn trả chênh lệch cho khách hàng.

Năm 2014, công ty cho vay mua ô tô trả góp Honda Motor Corp. thuộc hãng ô tô Honda (Nhật) đã chấp nhận chi 24 triệu USD bồi thường cho khách hàng vì cáo buộc tương tự.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-03-2016

    Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp đón FTA
    Lãi suất 0% chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng
    23 nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ
    200 triệu USD 'chảy' vào địa ốc
    Năm 2016, có thể cho phép Cổ phiếu trên Upcom được giao dịch ký quỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-03-2016

    Thấy gì từ mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc?
    Công ty viễn thông Trung Quốc ZTE bị Mỹ điều tra
    Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm
    Chi 50 triệu USD có thể sở hữu May Việt Tiến
    Các hãng xăng dầu nước ngoài than khó vì thủ tục hải quan

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-03-2016

    Deutsche Bank: USD sẽ tiếp tục tăng giá
    Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD
    Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ thờ ơ với các FTA thế hệ mới
    Mối lo dòng vốn quốc tế thoái lui khỏi các thị trường mới nổi
    Phát hành trái phiếu quốc tế, thời điểm chưa chín muồi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-03-2016

    Tôn mạ nhập khẩu bị điều tra
    Lào dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm 2016
    Việt Nam nhập khẩu… đất
    Nhiều cơ hội cho xuất khẩu trái cây
    TPHCM: Gần 700 dự án BĐS bị thu hồi, tạm ngưng thi công

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-03-2016

    Lần đầu trong 5 năm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới 
    Người Hàn Quốc thích xoài, thơm Việt Nam
    Vietinbank rót 2.000 tỉ đồng cho Tân Thuận IPC
    Jim Rogers: 100% khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong 12 tháng tới
    Samsonite bỏ 1,8 tỷ USD thâu tóm Tumi trong thương vụ lớn nhất từ trước đến nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-03-2016

    Những thách thức đối với giới giàu có trên thế giới
    Cơn bão giá dầu tan dần sau thỏa thuận Nga - Ả Rập Xê Út
    Việt Nam chiếm 50% thị trường điều thế giới
    MB và VALEXIM ký hợp đồng phòng vệ giá cho mặt hàng khí hóa lỏng
    Xử nghiêm nhà băng ‘đi đêm’ lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-03-2016

    Thương mại Hàn - Việt sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2020
    Tăng cường kiểm tra xuất xứ sữa và phôi thép nhập khẩu
    Đại gia Thái Lan có thể rút khỏi thương vụ Big C Việt Nam
    Doanh nghiệp dệt may quy mô 6.000 tỷ đồng sắp lên sàn UpCOM
    Hãng sản xuất tơ nhện nhân tạo hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-2016

    Việt Nam 10 năm liên tiếp đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
    Thay vì 80 thị trường, cá tra năm nay chỉ đủ phục vụ xuất khẩu 3 thị trường chính
    Ngành nhựa: 80% nguyên liệu phải nhập khẩu
    Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
    Tại sao các ông lớn dầu mỏ lại tích trữ tiền?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-2016

    Đây là lý do khiến USD sẽ tăng giá trong những tháng tới
    “Doanh nghiệp có vốn nhà nước nên rút về sân sau”
    Đằng sau cuộc chạy đua lãi suất
    Nhu cầu vốn ngắn hạn giảm
    Nhiều ngành nghề kinh doanh được hưởng lợi từ giá dầu giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-2016

    Quỹ phòng hộ châu Á: "Đừng mua chứng khoán Trung Quốc, hãy mua của Việt Nam"
    Tập đoàn Gazprom của Nga nhận khoản vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc
    Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng
    Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng
    Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng