tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-02-2016

  • Cập nhật : 05/02/2016

Masan khoe doanh thu kỷ lục trên 30.000 tỷ đồng

masan khoe doanh thu ky luc tren 30.000 ty dong

Masan khoe doanh thu kỷ lục trên 30.000 tỷ đồng


Masan Nutri-Science đóng góp 14.054 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất của Công ty.

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2015 với điểm nhấn là đạt kỷ lục về doanh thu.

Riêng quý 4, tập đoàn Masan đạt 11.500 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 118% so với cùng kỳ năm 2014. Lũy kế cả năm 2015, Masan đạt 30.628 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 90% so với năm 2014.

Theo Masan, sự tăng trưởng mạnh này là nhờ sự đóng góp mạnh mẽ từ các mảng kinh doanh hàng tiêu dùng. Masan Nutri-Science (Công ty TNHH Masan Nutri-Science được thành lập hồi tháng 4 năm nay sau khi Masan công bố đã mua 52% và 70% cổ phần của Proconco và Anco) đóng góp 14.054 tỷ đồng vào doanh thu hợp nhất của Công ty. Trong khi mảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống của Công ty tăng trưởng 4,7% trong cả năm 2015, thì riêng Quý 4 đã chứng kiến mức tăng trưởng 12,0% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ mức tăng trưởng 20,5% từ Vinacafe và mảng kinh doanh bia tăng trưởng mạnh mẽ gấp hơn 3 lần trong năm 2015.

-Ngành hàng thực phẩm và đồ uống mang lại 13.918 tỷ đồng doanh thu và 3.474 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA). Tỷ suất lợi nhuận EBITDA/doanh thu thuần của mảng này đạt 25%.

-Chuỗi giá trị dinh dưỡng mang lại cho công ty 14.054 tỷ đồng doanh thu và đây là năm đầu tiên Masan có nguồn thu từ mảng này. Tỷ suất lợi nhuận EBITDA/doanh thu thuần của mảng này đạt 12%.

-Khoáng sản và chế biến giá trị gia tăng mang lại cho công ty 2.658 tỷ đồng doanh thu thuần năm 2015, giảm 6% so với cùng kỳ. Đây là mảng có Tỷ suất lợi nhuận EBITDA/doanh thu thuần cao nhất, đạt gần 47%.

masan dat lai gop 3.729 ty dong trong rieng quy 4 nang lai gop ca nam 2015 len 9.966 ty dong.

Masan đạt lãi gộp 3.729 tỷ đồng trong riêng quý 4 nâng lãi gộp cả năm 2015 lên 9.966 tỷ đồng.

Ngoài doanh thu thuần, tập đoàn còn đạt 482 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý 4 năm 2015 nhưng hiện tại, mảng tài chính của công ty vẫn “lỗ” khi chi phí tài chính là 727 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng mạnh về doanh thu kéo theo chi phí bán hàng tăng mạnh 73% lên 1.406 tỷ đồng và chi phí quản lý tăng 55% lên 344 tỷ đồng.

Kết quả, Masan báo lãi sau thuế 1.361 tỷ đồng trong quý 4 trong đó phần lợi nhuận dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 894 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2015, Masan báo lãi ròng 1.478 tỷ đồng, gần gấp rưỡi cùng kỳ.


FPT: Lợi nhuận trước thuế năm 2015 ước đạt 2.851 tỷ đồng, tăng trưởng 16%

Năm 2016, FPT đặt mục tiêu 45.800 tỷ đồng doanh thu và 3.151 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tập đoàn FPT vừa phát đi thông cáo tóm tắt kết quả kinh doanh năm 2015. Theo đó, doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 40.000 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn ước đạt 2.851 tỷ đồng, tăng trưởng 16%.

Cả 2 chỉ tiêu trên đều tương đương với kế hoạch năm.

Lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn ước đạt 2.438 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.933 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ước đạt 4.369 đồng.

 

Về các mảng kinh doanh chính:

Khối Công nghệ (gồm ba mảng là Phát triển phần mềm, Tích hợp hệ thống và Dịch vụ CNTT) ghi nhận doanh thu 8.605 tỷ đồng trong năm 2015, tăng 22% và LNTT đạt 926 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

Khối Viễn thông (gồm hai mảng là Dịch vụ viễn thông và Nội dung số) ghi nhận doanh thu tăng 16% và LNTT tăng 10% so với cùng kỳ, đạt tương ứng 5.484 tỷ đồng và 1.041 tỷ đồng.

Khối Phân phối – Bán lẻ các sản phẩm công nghệ (gồm hai mảng là Phân Phối và Bán lẻ) có doanh thu và LNTT tăng lần lượt 11% và 24%, đạt tương ứng 25.212 tỷ đồng và 729 tỷ đồng trong năm 2015.

Trong lĩnh vực bán lẻ, năm 2015, FPT đã vận hành 252 cửa hàng trên phạm vi toàn quốc, với doanh thu tăng 51% và đặc biệt là LNTT tăng 335% so với cùng kỳ, vượt 47,5% kế hoạch cả năm của mảng này.

Với hoạt động toàn cầu hóa, doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt gần 4.900 tỷ đồng (221 triệu USD) – tăng 41% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 674 tỷ (31 triệu USD), tăng 17%.

 

Với động lực tăng trưởng chính là khối Công nghệ và Phân phối-Bán lẻ (tổng lợi nhuận của hai khối năm 2016 dự kiến tăng trưởng khoảng 20%), đồng thời tiếp tục tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng của khối Viễn thông và các hoạt động nghiên cứu phát triển, Hội đồng quản trị FPT đã phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm 2016 với doanh thu dự kiến đạt 45.796 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2015. LNTT dự kiến đạt 3.151 tỷ đồng, tăng 10,5%.


Ông Trầm Bê và người liên quan nắm giữ gần 9,5% vốn tại Sacombank

ong tram be va nguoi lien quan nam giu gan 9,5% von tai sacombank

Ông Trầm Bê và người liên quan nắm giữ gần 9,5% vốn tại Sacombank


Sau khi hoán đổi cổ phiếu từ SouthernBank sang Sacombank, cuối năm 2015, tỷ lệ sở hữu của ông Trầm Bê và người liên quan đã tăng đáng kể từ mức 6,773% lên 9,49% vốn ngân hàng sau sáp nhập.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank – mã: STB) vừa công bố báo cáo quản trị năm 2015.

Theo đó, Chủ tịch HĐQT Kiều Hữu Dũng và những người liên quan không nắm giữ bất kỳ một cổ phiếu nào tại Sacombank.

Ông Nguyễn Miên Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT đang sở hữu 0,007% vốn. Ông Phan Huy Khang – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc sở hữu 1,19% vốn Sacombank.

Gia đình ông Trầm Bê – vẫn là thành viên HĐQT theo báo cáo này - đang sở hữu 9,49% vốn tại ngân hàng. So với báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Trầm Bê đã tăng đáng kể từ mức 6,773%.

Trong đó riêng ông Trầm Bê nắm giữ hơn 27,6 triệu cổ phiếu STB, tương đương nắm 1,46% vốn. Hai con trai của ông Trầm Bê là ông Trầm Trọng Ngân nắm giữ 4,73% vốn và ông Trầm Khải Hòa – thành viên HĐQT ngân hàng đang sở hữu 1,76% vốn Sacombank. Con gái ông Trầm Bê là bà Trầm Thuyết Kiều sở hữu 1,43% vốn và chồng bà Kiều là ông Lê Trọng Trí – Phó Tổng giám đốc Sacombank đang nắm giữ 0,11% vốn ngân hàng.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ sở hữu của các cá nhân nói trên tăng là sau khi SouthernBank chính thức được sáp nhập vào Sacombank từ ngày 1/10/2015 với tỷ lệ hoán đổi được xác định: 1 cổ phần của SouthernBank hoán đổi thành 0,75 cổ phần của Sacombank đã khiến tổng số cổ phiếu của gia đình ông Trầm Bê tại ngân hàng sau sáp nhập tăng lên.

Về giao dịch cổ phiếu, báo cáo cuối năm 2015 thống kê một trường hợp bán 100 nghìn cổ phiếu của Phó tổng giám đốc Võ Anh Nhuệ, từ đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,0053% xuống gần như là 0% vốn tại ngân hàng.

Hiện vốn điều lệ của Sacombank sau khi hoàn tất chuyển quyền sở hữu cổ phiếu STB từ Southernbank sang Sacombank là 18.852 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 0% vốn.

co cau von cua sacombank sau dot phat hanh co phieu ra cong chung.

Cơ cấu vốn của Sacombank sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu ( Eximbank - mã: EIB ) sở hữu hơn 165,2 triệu cổ phần, tương đương 8,76% vốn điều lệ của Sacombank sau khi sáp nhập.

Trong khi đó tại ĐHCĐ bất thường diễn ra ngày 15/12/2015, lãnh đạo Eximbank cũng báo cáo trước cổ đông về kết luận thanh tra liên quan đến sở hữu chéo. Thời gian tới, Eximbank sẽ thoái vốn khỏi Sacombank do một số cổ đông sở hữu vượt mức quy định 5% và sở hữu cổ phần chéo giữa Eximbank và Sacombank. Hiện tại, Eximbank đang sở hữu lượng lớn cổ phần Sacombank. Trong khi đó, Sacombank cũng sở hữu 2,48% cổ phần Eximbank. Đại diện Eximbank cho biết ngân hàng này đã gửi văn bản đến NHNN và Sacombank về việc thoái vốn nhằm đảm bảo đúng quy định.

Trước đó, Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank cũng đã thống nhất cho ông Trầm Bê thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Sacombank kể từ ngày 11/11/2015 theo nguyện vọng cá nhân. Đến nay, Sacombank vẫn chưa chốt thời gian tổ chức ĐHCĐ bất thường để cử người tham gia quản trị, điều hành ngân hàng sau sáp nhập.


Ngân hàng Bản Việt đã thoái sạch vốn khỏi VCSC

Liên tục thoái vốn, sau hai năm 2014 và 2015, VietCapitalBank đã không còn sở hữu cổ phần tại CTCP Chứng khoán Bản Việt. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thanh Phượng, Thành viên HĐQT Ngân hàng Bản Việt, hiện vẫn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch VCSC.

Theo báo cáo quản trị năm 2015 CTCP Chứng khoản Bản Việt (VCSC) công bố mới đây, tỷ lệ sở hữu cổ phần của NHTM Cổ phần Bản Việt tại VCSC đã giảm từ 7% xuống còn 0%.

Cụ thể, trong năm 2015, NHTM CP Bản Việt đã bán ra toàn bộ 3,5 triệu cổ phiếu, tương đương 7% vốn điều lệ của VCSC. Như vậy, ngân hàng này đã không còn là cổ đông của VCSC.

Trước đó, năm 2014, VietCapital Bank cũng được 865.900 cổ phần, qua đó giảm số cổ phần sở hữu từ 4,36 triệu cổ phiếu (10,96%) xuống còn 3,5 triệu cổ phiếu (7%).

Hiện, cổ đông lớn nhất của VCSC là gia đình ông Tô Hải và bà Trương Nguyễn Thiên Kim với tổng tỷ lệ sở hữu là hơn 30%. Ông Tô Hải đang đảm nhận vị trí Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VCSC.

Cơ cấu cổ đông VCSC


Vietnam Airlines và Techcombank sẽ lập hãng hàng không

vietnam airlines va techcombank se lap hang hang khong

Vietnam Airlines và Techcombank sẽ lập hãng hàng không


Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 51% cổ phần trong khi Techcombank sẽ nắm giữ 49%.

Trả lời phỏng vấn ngày 2/2, ông Phạm Ngọc Minh, Tổng giám đốc của Vietnam Airlines cho biết, đơn vị này dự định lập một hãng hàng không mới dựa trên việc tái cấu trúc hãng hàng không Vasco – công ty con trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam. Hiện Vietnam Airlines đã có đề xuất lên Bộ giao thông Vận tải về vấn đề này.

Động thái của Vietnam Airlines đưa ra trong bối cảnh thị phần của hãng hàng không quốc gia đang bị mất dần vào tay Vietjet – một hãng hàng không giá rẻ được đánh giá có thể sớm vượt qua Vietnam Airlines về thị phần vận tải nội địa.

Nếu phương án Vietnam Airlines đưa ra được chấp thuận thì Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 51% liên doanh trong hãng hàng không mới tái cấu trúc từ Vasco, trong khi Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) – một cổ đông của Vietnam Airlines – sẽ giữ 49% thị phần còn lại.

Ông Minh cho biết, Techcombank sẽ góp tiền mặt với khoản đầu tư 147 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,6 triệu USD, trong khi Vietnam Airlines sẽ góp các tàu bay cùng các tài sản hiện có khác của Vasco.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Việt Nam được kỳ vọng nằm trong top 10 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới trong vòng 2 thập kỷ tới.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-02-2016

    Bộ Công Thương: Siết quản lý nhập khẩu ô tô là để bảo vệ người tiêu dùng
    Gia nhập TPP, canh cánh nỗi lo cạnh tranh
    Lào sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang Việt Nam trong vài tháng tới
    Báo động ngành chăn nuôi
    Với TPP, trái cây Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-02-2016

    Người kiếm được hàng tỷ USD trong khủng hoảng 2008 đang bán khống nhân dân tệ
    Sẽ xóa tên công ty Tài chính Sông Đà từ ngày 18/3/2016
    Nga đã "thổi" giá dầu lên cao chỉ bằng ... lời nói
    Bước chuyển mình của kinh tế Trung Quốc nhìn từ Tết nguyên đán
    Dự thảo thuế TTĐB "để mở", giá xe sẽ lại tăng sau ngày 1.7?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-02-2016

    Doanh nghiệp được vay 70% vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ
    Wilmar International mở ra triển vọng hợp tác với CTCP Đường Biên Hòa
    Vinamilk đạt hơn 40 nghìn tỷ doanh thu năm 2015, lãi tăng trưởng 28% so với cùng kỳ
    Dự án vận tải hành khách bằng xe buýt được hỗ trợ lãi suất
    Phát hành 14.000 tỷ đồng tín phiếu trong nửa đầu tháng 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-02-2016

    Goldman Sachs: Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay
    Xuất khẩu cá tra sang Anh tăng gần 14%
    Dùng 13 tài khoản thao túng giá cổ phiếu NHP từ khi chào sàn, ông Trịnh Công Sơn bị phạt 550 triệu đồng
    Tháng Một: Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thu về 1.517 tỷ đồng
    Mua sắm Chính phủ: Hết thời của riêng doanh nghiệp Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-2016

    Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018
    Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc bị kiểm soát đặc biệt
    Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực M&A ở nước ngoài
    Sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất từ doanh nghiệp Trung Quốc
    Nga vượt Ả Rập Xê Út trở thành nước cung dầu lớn nhất cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-2016

    Forbes ca ngợi Việt Nam là câu chuyện kinh tế thành công của Châu Á
    Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi xuất khẩu Việt Nam
    Người Việt chi hơn 1 tỷ USD mua ô tô Trung Quốc
    Vinamilk chi gần 5 tỷ đồng quảng cáo mỗi ngày
    Những toa xe muốn bán cho Việt Nam là 'đồ bỏ' tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-02-2016

    Vàng sẽ là tài sản được yêu thích nhất năm 2016
    Yahoo cắt giảm 15% nguồn nhân lực
    Thái Lan dự chi 41,9 triệu USD cho dự án thúc đẩy kinh tế
    555 dự án bất động sản trong năm 2015 tại TP.HCM
    Nhập siêu 200 triệu USD ngay trong tháng 1

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-02-2016

    Chỉ số tự do kinh tế 2016 Việt Nam tăng ấn tượng
    Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam và Lào
    Giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Lào
    Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp Việt cố ý bé và không muốn lớn lên"
    Toyota ở Mỹ đối xử phân biệt với khách hàng da đen và châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-02-2016

    Thống đốc NHNN quyết định các loại giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở
    Hồng Kông tiếp tục là nền kinh tế “tự do nhất thế giới”
    Cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam-Australia trong TPP
    Việt Nam cần tránh bẫy 'đòn bẩy cơ sở hạ tầng'
    Bộ Tài chính: Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% trong tháng 1/2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-02-2016

    NHNN bơm ròng hơn 67.500 tỷ đồng qua OMO
    Burger King khẳng định bám trụ thị trường Việt Nam
    Lãnh đạo ngân hàng MHB gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
    Thêm một tin mới về Hiệp định FTA Việt Nam – EU mà doanh nghiệp phải biết
    Ủy viên Thương mại EU: "Việt Nam là một thị trường tiềm năng"