tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-06-2016

  • Cập nhật : 27/06/2016

VCBS: Ngân hàng Nhà nước không còn dư địa để giữ ổn định tỷ giá

Nếu đồng Euro giảm giá, có thể Trung Quốc sẽ giảm giá đồng Nhân dân tệ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình vào EU. Điều này sẽ gây sức ép khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải giảm giá VNĐ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Đây là nhận định của Công ty CP chứng khoán MBS khi nói về những tác động của việc Anh sẽ rời Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian tới đến nền tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

“Chúng tôi chỉ lo ngại Trung Quốc có thể giảm giá Nhân dân tệ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình vào EU khi đồng Euro giảm giá. Điều này sẽ gây sức ép khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) giảm giá VNĐ để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam”, báo cáo của MBS cho hay.Theo MBS, áp lực lên tỷ giá giữa VND và USD có thể sẽ tăng lên trong ngắn hạn khi dòng vốn đầu tư bị rút ra và đồng USD mạnh lên. Tác động này sẽ được cân bằng trở lại khi FED chắc chắn sẽ cân nhắc đến việc dừng tăng lãi suất. Do đó, tác động lên tỷ giá VND/USD sẽ nhỏ.

Còn theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc Anh lựa chọn rời khỏi EU, xét trên thị trường Việt Nam, vấn đề này có thể cộng hưởng các vấn đề về tăng trưởng, tỷ giá, lãi suất, nợ công, … và khả năng trở thành điểm nhấn kích hoạt gây đảo chiều xu hướng sau “con sóng lớn đầu tiên trong năm 2016” là không thể loại trừ.

Trong năm 2015, EUR đã giảm giá rất mạnh so với USD, nguyên nhân chính đến từ chênh lệch về tăng trưởng và tín hiệu chính sách trái chiều của Mỹ và EU. Do đó, nếu Anh rời EU, có khả năng kịch bản sẽ lặp lại khi triển vọng tăng trưởng của EU trở nên tiêu cực trong khi Mỹ dù có thể chịu ảnh hưởng nhưng sẽ không lớn và trực tiếp như ở EU. 

Bên cạnh đó, FED có thể trì hoãn hoặc thậm chí không tăng lãi suất nhưng khả năng nới lỏng chính sách ở Mỹ là khó xảy ra. Trong khi đó, với EU, việc tiếp tục tăng cường các biện pháp kích thích là hoàn toàn có thể để đối phó với vấn đề tăng trưởng.

Cũng theo  VCBS, đồng EUR mất giá đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên tương đối so với các ngoại tệ mạnh khác. Vấn đề này cùng với việc đồng CNY suy yếu sẽ dẫn tới khả năng NHNN phải có những thay đổi mạnh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá.

Xét tới các yếu tố như tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, NHNN sẽ không còn nhiều dư địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá. 

Hơn thế nữa, lựa chọn giữ tỷ giá sẽ cần phải đánh đổi bằng thiệt hại về nguồn lực đặc biệt nguồn dự trữ ngoại hối. Cuối cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù đang khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại khi ngân hàng sẽ phải bán ra lượng tiền đồng lớn để mua và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ phía thế giới tăng lên. 

Yếu tố này được kiểm chứng đầu tháng 6 vừa qua khi tỷ giá nóng trở lại trước đồn đoán về FED nâng lãi suất hay đồng CNY mất giá. Độ nhạy của tỷ giá với các tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới mạnh lên đáng kể so với thời điểm tháng 1. 

Như vậy, sau khi được giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm, VCBS đánh giá, sự kiện Brexit có thể tạo ra những biến động đáng kể về tỷ giá.(Infonet)


Bất động sản Anh nguy cơ giảm tốc vì Brexit

Nhà kinh tế cấp cao của Cushman & Wakefield, Ken McCarthy đánh giá bất động sản thương mại London có thể phải hứng chịu phản ứng tiêu cực với việc Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu.

Ngày 24/6, kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh ủng hộ tách khỏi Liên minh châu Âu - EU (Brexit). Việc này đã khiến đồng bảng Anh có lúc mất 10% so với USD, xuống thấp nhất 31 năm qua. Trước diễn biến này, Cushman & Wakefield đã đưa ra một số dự báo ngắn hạn cho nền kinh tế và thị trường bất động sản Anh.

Ông Ken McCarthy đánh giá, vài tuần tới có thể sẽ thấy các bất ổn ảnh hưởng lên việc ra quyết định của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối mặt với một môi trường bất ổn, các doanh nghiệp có thể sẽ hoãn việc đưa ra bất kỳ quyết định nào về đầu tư và tuyển dụng, mở rộng hoặc thu hẹp.

Chuyên gia này dự báo, Brexit sẽ có xu hướng gây tổn thương nền kinh tế trong ngắn hạn do làm gia tăng bất ổn. Trước mắt, việc trưng cầu dân ý có thể làm giảm đầu tư vào Anh mặc dù trong ngắn hạn chi tiêu của người tiêu dùng chưa có thay đổi đáng kể.Kế đến là khả năng siết chặt nhập cư có thể dẫn đến tăng chi phí tiền lương và làm giảm năng lực cạnh tranh. Mặc dù vẫn chưa xác định rõ điều gì sẽ tác động lên nền kinh tế ở Vương quốc Anh, thiệt hại từ các doanh nghiệp chuyển sang Liên minh châu Âu có thể được bù đắp bởi những doanh nghiệp khác tìm cách khai thác sự mở rộng cửa hơn và ít quy định hơn của thị trường Vương quốc Anh.

cushman & wakefield cho rang bat dong san thuong mai tai anh co the se bi ham phanh trong ngan han vi brexit. anh: rightmove.co.uk

Cushman & Wakefield cho rằng bất động sản thương mại tại Anh có thể sẽ bị hãm phanh trong ngắn hạn vì Brexit. Ảnh: rightmove.co.uk

Ông Ken McCarthy đặc biệt lưu ý các tác động lên bất động sản thương mại. Một cuộc bỏ phiếu để ra đi sẽ có cả các tác động tiêu cực và tích cực lên nền kinh tế nên dĩ nhiên sẽ tác động tương tự lên thị trường bất động sản, ông đánh giá.

Tác động thứ nhất là việc đưa ra quyết định có khả năng sẽ chậm lại do người thuê chờ đợi để đánh giá các điều khoản của việc chia rẽ này trước khi đưa ra quyết định, trừ phi họ có nhu cầu cấp bách phải thuê. Thứ hai là sẽ có vài tác động tiêu cực lên việc tăng tiền thuê. Kế đến kỳ vọng tăng trưởng cho thuê giảm sẽ tạo áp lực lên doanh số.

Cuối cùng, một loạt các yếu tố bao gồm chi phí vận hành, quy định, cơ hội tiếp cận thị trường, sự sẵn có của lao động có tay nghề và tầm quan trọng của Vương quốc Anh trong nền kinh tế toàn cầu sẽ chi phối quyết định của khách thuê. Một vài trong số đó có khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các điều khoản của “cuộc ly hôn”.

Mặc dù đưa ra các dự báo không mấy sáng sủa, ông Ken McCarthy khẳng định rằng ngay cả khi quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, nước Anh vẫn sẽ mang lại lợi thế lớn cho khách thuê toàn cầu bởi vị trí quan trọng của mình.

Trong khi đó, Savills lại có nhận định có phần lạc quan hơn. Đơn vị này cho biết trong lúc cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh quốc ở lại trong Liên minh châu Âu chưa ngã ngũ, tỷ lệ đầu tư vào bất động sản thương mại đã đạt đến 13,8 tỷ bảng vào quý I/2016, cao hơn mức đầu tư trung bình trong dài hạn là 9,5 tỷ bảng.

Năm 2015, Savills dự đoán thị trường bất động sản thương mại trên toàn Liên hiệp Anh vẫn tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ và được dự đoán sẽ chiếm gần 62% tổng thị trường năm 2016, với mức đầu tư cao kỷ lục là 10,9 tỷ bảng.

Đơn vị này ước tính, trong tương lai, tổng lợi nhuận tính trên tất cả các bất động sản thương mại sẽ giảm từ 12,9% trong năm 2015 xuống 4,1% vào năm 2017, trước khi tăng lên 7,9% vào năm 2020, khi nhu cầu về thuê thương mại đạt mức tăng trưởng ổn định hơn.


Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phản ánh Brexit thế nào?

Sau những phản ứng đầu tiên về sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, thị trường có hai ngày nghỉ để trấn tĩnh. Tỷ giá USD/VND là một trong những sợi dây kết nối sự kiện.

Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phản ánh Brexit thế nào?

Tỷ giá trung tâm ngày thứ Hai tới hẳn sẽ bắt đầu phản ánh mức độ ảnh hưởng của Brexit, thể hiện sự rung lắc kiểu lượng hóa theo lý thuyết của cơ chế tính tỷ giá trung tâm, thay vì các phản ứng chủ động phá giá một bước nhảy cóc như cơ chế điều hành trước

Thêm một lần nữa chính sách tỷ giá của Việt Nam chịu thử thách từ bên ngoài. Hai lần nổi bật gần đây đã từng cho thấy mức độ lớn.

Trước hết là tâm lý
Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Cộng hưởng là sự cố tại Bình Dương đối với doanh nghiệp FDI.
Ở sự kiện đó, thị trường ngoại tệ căng thẳng, tỷ giá USD/VND biến động mạnh. Ngân hàng Nhà nước phải tổ chức họp báo, có đại diện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đưa ra thông điệp bình ổn tỷ giá. Đó cũng là lần hiếm hoi người ta thấy ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc khi đó, cẩn trọng đến mức dán mắt đọc từng chữ trên văn bản khi đưa ra thông điệp.
Tháng 8/2015, Trung Quốc bất ngờ phá giá rất mạnh đồng Nhân dân tệ. Tỷ giá USD/VND lập tức chao đảo, như diễn biến của nhiều đồng tiền khác trên toàn cầu. Đây là cú sốc quá lớn khiến Ngân hàng Nhà nước không thể bảo thủ để giữ vững cam kết ổn định tỷ giá trong khoảng biến động 2% cả năm 2015.
Và lần này, sự kiện Brexit vừa diễn ra, với tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Thị trường Việt Nam đã có ngày đầu tiên phản ánh tác động. Trước hết vẫn là tâm lý. Tỷ giá USD/VND nhanh chóng tạm ổn định, thị trường chứng khoán có hồi lên cuối phiên. Dù mới chỉ nhất thời, nhưng bước đầu cho thấy tâm lý thị trường không quá xáo trộn. Nhưng cũng có thể vết cắt chỉ bắt đầu đau sau khi được nhận ra.
Vậy nên, những dự đoán hay bình luận, khẳng định nào đó về diễn biến của tỷ giá USD/VND trong sự kiện Brexit lúc này có thể là quá vội vàng, hoặc do chưa lường hết được các tác động theo diễn tiến phức tạp của nó.
Anh rời EU. Không gói gọn như vậy. Chiếc kéo có thể tiếp tục cắt thêm các nước thành viên khác. Đối với Việt Nam, và trong tác động đối với tỷ giá USD/VND, hiệu ứng donmino vẫn chưa dừng lại, không gói gọn trong quan hệ với Anh, EU. Thị trường còn chờ đợi cả diễn biến tác động ở Nhật, Trung Quốc, Mỹ…
Nói dự báo và khẳng định tác động đối với tỷ giá USD/VND lúc này quá vội vàng là vậy. Ngân hàng Nhà nước cho biết đang bám sát và đánh giá các tác động để có ứng xử hợp lý cũng là vậy.
Nhưng lúc này vẫn có thể dự tính những ứng xử của Ngân hàng Nhà nước ở chính sách tỷ giá.
Qua đêm, trời lại sáng. Thị trường sẽ trở lại giao dịch vào thứ Hai tới. Như thường lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn công bố tỷ giá trung tâm tham chiếu cho thị trường.

Nhu ứng với cương
Điều khẳng định lúc này là tác động đối với tỷ giá USD/VND hiện nay đã rất khác so với hai sự kiến lớn nói trên: sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và phá giá Đồng Nhân dân tệ.
Vì nay Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm. Một đặc điểm của cơ chế là tạo bộ đệm giảm chấn đối với tác động từ bên ngoài. Về lý thuyết, tác động từ Brexit chỉ là một trong những cấu phần để tính mức tỷ giá trung tâm, Bảng Anh chỉ là một đồng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ tham chiếu.
Nhưng, như trên, tác động không chỉ gói gọn ở biến động của đồng Bảng Anh, mà còn cả ở hiệu ứng đối với đồng Euro, đặc biệt là với đồng USD và Nhân dân tệ.
Theo đó, tác động từ Brexit đối với tỷ giá USD/VND còn bám theo phản ứng của các đồng tiền nói trên nữa. Dĩ nhiên, hiệu ứng tâm lý là một đặc điểm của thị trường, có thể tác động tức thời đến cung-cầu.
Trong khi theo dõi và đánh giá những tác động từ bên ngoài, Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy sự nhanh nhạy và kịp thời trong ngày cuối tuần vừa qua.
Sau khoảng hai tuần tạm ngừng phát hành tín phiếu, nhường thanh khoản cho hệ thống, cùng với hoạt động trở lại mua vào ngoại tệ, thì ngay trong ngày đầu tiên sự kiện Brexit diễn ra, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại phát hành 5.000 tỷ đồng tín phiếu.
Hút bớt tiền đồng về, tác động tới lãi suất và hỗ trợ cân bằng tỷ giá. Mức độ hút vào không quan trọng, điểm cần thiết là nhà điều hành phát đi thông điệp sẵn sàng và nhanh chóng hòa vào cân đối thị trường khi có biến động bất ngờ và lớn.
Ít nhất, nhà điều hành đã xuất hiện ngay khi thị trường cần, các thành viên trên thị trường nhìn thấy ngay thay vì dáo dác chờ đợi mà có thể càng xáo trộn.
Cơ chế tỷ giá trung tâm, với đặc điểm có bộ giảm chấn bởi các cấu phần của nó, cùng sự linh hoạt và kịp thời trong sử dụng công cụ điều tiết vốn như trên của Ngân hàng Nhà nước là nhu ứng với cương.
Bởi vì, khi các hiệu ứng tác động Brexit vẫn chưa thể hiện hết, cơ chế tỷ giá trung tâm vẫn đang hoạt động, nếu phản ứng mạnh và phá giá VND ngay như một số bình luận từ tổ chức đầu tư vừa đưa ra, sẽ dễ vỡ thêm tâm lý, càng kích thích hoạt động trú ẩn ở ngoại tệ.
Dĩ nhiên, tỷ giá trung tâm ngày thứ Hai tới hẳn sẽ bắt đầu phản ánh mức độ ảnh hưởng của Brexit, thể hiện sự rung lắc kiểu lượng hóa theo lý thuyết của cơ chế tính tỷ giá trung tâm, thay vì các phản ứng chủ động phá giá một bước nhảy cóc như cơ chế điều hành trước đây.(VnEconomy)

Brexit: Lửa thử vàng

Lại một lần nữa vàng cho thấy nó là thứ tài sản không dễ gì bị thất sủng dù đã trải qua nhiều thăng trầm mấy năm qua.

Thị trường chứng khoán, ngoại hối và hàng hóa toàn cầu đã rúng động mạnh hôm thứ 6 vừa qua khi kết quả trưng cầu ý dân ở Anh cho kết quả Anh sẽ rời bỏ EU, một kết quả bất ngờ với không ít người.

Trong xu hướng chung tháo chạy và hoảng loạn của nhiều nhà đầu tư, thị trường vẫn cho thấy có một số hàng hóa và đồng tiền lội ngược dòng một cách ngoạn mục, xứng đáng là nơi trú ẩn an toàn cuối cùng đáng tin cậy cho giới đầu tư trước những biến cố chính trị và kinh tế lớn diễn ra đây đó trên thế giới.

Một trong những thứ hàng hóa đầu tiên mà giới đầu tư luôn nhắm đến trong những cơn biến động toàn cầu đương nhiên là vàng vì nó đem lại sự chắc chắn và an toàn cho nhà đầu tư khi chứng khoán và các đồng bản tệ đua nhau lao dốc.

Quả thật, lại một lần nữa vàng cho thấy nó là thứ tài sản không dễ gì bị thất sủng dù đã trải qua nhiều thăng trầm mấy năm qua. Sau mấy ngày dao động ở mức thấp, giá vàng thế giới sáng thứ 6 đã tăng vọt hơn 100 USD/ounce và đạt mức 1.358 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng 2 năm nay, trước khi điều chỉnh giảm trở lại ở mức trên 1.327/ounce vào tối cùng ngày. Theo sát diễn biến này của thế giới, giá vàng trong nước cũng đã tăng vọt gần 2 triệu đồng/lượng lên sát mức 36 triệu đồng/lượng sáng thứ 6. Tuy sau đó giá vàng cũng giảm trở lại, nhưng vẫn còn trên 35 triệu/lượng.

Trên thị trường ngoại hối, đồng USD, nơi trú ẩn ưa thích quen thuộc của giới đầu tư trong các cuộc khủng hoảng lớn nhỏ, đã phục hồi ngoạn mục so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác sau một tuần suy yếu, với US dollar index (chỉ số đô la Mỹ) tăng vọt lên 95,841 hôm 24/6 từ mức 93,529 hôm 23/6. Ở trong nước, tỷ giá VND/USD cũng dao động trong cùng ngày, tuy mức độ khá khiêm tốn so với nhiều đồng tiền khác, đạt mức đỉnh khoảng 22.370 VND/USD, tăng 30-40 đồng so với hôm trước đó.

Vấn đề thường trực trong đầu nhiều nhà đầu tư hiện tại là giá vàng và USD trong nước sẽ tiếp tục diễn biến ra sao ngày mai và những ngày tới?

Về giá vàng, hiện có nhiều người cho rằng giá vàng tăng mạnh như sáng thứ 6 chỉ là kết quả của cơn bùng phát tâm lý sau một thời gian căng thẳng chờ đợi và đồn đoán kết quả trưng cầu dân ý ở Anh, nên khó có thể kỳ vọng một cơn sốt giá vàng kéo dài, và sẽ phải hạ nhiệt nhanh chóng khi tâm lý thị trường bình ổn trở lại, nhất là khi tác động của Brexit không lớn và cần phải có thời gian kiểm chứng. Tuy vậy, cần lưu ý một thực tế diễn ra trong các cuộc biến động tài chính toàn cầu trước đây, đó là thanh khoản của thị trường tài chính toàn cầu có thể nhanh chóng bị suy giảm (do các nhà đầu tư co cụm lại, bảo toàn vốn), từ đó tác động mạnh đến các thị trường tài sản.

Khi thanh khoản giảm sút nhanh và mạnh, biên độ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay tăng lên, áp lực bán giải chấp lớn thêm sẽ làm tăng mức độ rủi ro đổ vỡ của các thị trường tài sản. Lúc đó, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua vào vàng, vốn được coi là hàn thử biểu của rủi ro, nên giá vàng sẽ bị đẩy lên mức cao trong một thời gian đáng kể.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, cũng cần lưu ý rằng các nhà đầu tư đã “ôm” vào một lượng vàng kỷ lục trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý nên sẽ có một số nhà đầu tư không chịu nổi áp lực thanh khoản, buộc bán vàng để chốt lãi, thu hồi vốn nên sẽ phần nào triệt tiêu áp lực tăng giá vàng như phân tích ở đoạn trên.

Dù vậy, về tổng thể, giá vàng vẫn có xu hướng đi lên, ít nhất trong ngắn hạn, vì ngoài tác động tiêu cực của Brexit, thì vẫn còn nguyên đó những rủi ro và áp lực đến từ chính sách lãi suất âm của một số quốc gia, cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ và quả bom nợ ở Trung Quốc.

Về tỷ giá VND/USD, bối cảnh hiện nay cũng khá tương tự như năm 2015, khi USD lên giá mạnh so với nhiều bản tệ trong khi VND thì vẫn theo sát USD, thể hiện ở sự tương đối ổn định của tỷ giá VND/USD trong những ngày qua. Nếu trong những ngày tới, USD tiếp tục mạnh lên, đứng ở mức cao so với các đồng bản tệ khác trên thế giới, điều này sẽ tạo áp lực không nhỏ lên tỷ giá VND, buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải can thiệp, nếu chủ trương ổn định tỷ giá vẫn là chủ đạo trong điều hành chính sách ngoại hối của NHNN.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-2016

    Công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất từ năm 2009
    Được tái cơ cấu các khoản nợ của Vinalines tại Ngân hàng VDB
    14 bang nước Mỹ tăng lương tối thiểu trong ngày 1/1/2016
    Báo Le Monde: Các nền kinh tế thế giới tăng trưởng không đều
    Thu ngân sách vẫn “về đích” mặc giá dầu giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-2016

    IMECO thống nhất "bán mình" cho đối tác ngoại, giá không dưới 8 triệu USD
    TPHCM: Năm 2015 đã giải ngân hơn 3 nghìn tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ
    “Rộng cửa” cho doanh nghiệp hỗ trợ ?
    Gia nhập AEC, Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức
    NHNN chính thức công bố về tỷ giá trung tâm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-2016

    Malaysia xem xét đình chỉ khai thác bauxite
    Tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp quay lại tăng gấp 3 lần
    Rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu
    Xuất khẩu cá tra gặp khó
    Logistics Vinalink khiếu nại bị phạt và truy thu hơn 5 tỉ đồng tiền thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

    Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga
    Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines 
    Sức mua chậm trong hai ngày đầu năm
    Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết
    Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

    Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước
    Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế
    Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"
    Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế
    Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-2016

    8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
    Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
    Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
    Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
    Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-2016

    Tân Cảng Sài Gòn đạt sản lượng container 71,4 triệu tấn năm 2015
    Vốn điều lệ của VEC sẽ tăng hơn 70 lần trong 3 năm tới
    Duyệt đầu tư gần 4.000 cầu cho miền núi tại 50 tỉnh thành
    Thủ tướng giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2016 cho 8 bộ
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-2016

    IMF thận trọng với kinh tế thế giới 2016
    Ngân hàng lãi rất ít từ kiều hối
    Có gì mới trong chính sách tỷ giá sắp tới?
    Thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái
    Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-2016

    Doanh nghiệp mới ‘chào đời’ sẽ bị xếp hạng ‘bét’ về thuế
    Ông chủ Inter Milan lỗ hơn 6 triệu USD trong phi vụ Ninh Vân Bay
    Hoàn thành việc đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội
    Cao su Quảng Nam tính mua 99% cổ phần Thủy sản Viễn Đông
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp phải tự cứu