tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-06-2016

  • Cập nhật : 27/06/2016

Vàng tiếp tục tăng nhẹ khi dư âm “cú sốc” Brexit chưa tan

Tâm lý lo ngại khi cử tri Anh bỏ phiếu chia tay EU vẫn đang đề nặng lên thị trường khiến các nhà đầu tư tìm đến những tài sản an toàn như vàng, giúp kim loại quý này tiếp tục tăng giá ngay khi bước vào tuần giao dịch mới.

Tuy nhiên mức độ tăng giá là không lớn, cho thấy tâm lý thị trường đã bớt hoảng loạn hơn. Hiện cũng có không ít cử tri Anh đề nghị tái trưng cầu dân ý do không ý thức được những tác động to lớn của việc Anh rời khỏi EU.

Hiện giá vàng kỳ hạn tháng 8 đã tăng lên quanh 1.330,7 USD/oz; giá vàng giao ngay cũng đang xoay quanh 1.330 USD/oz.

dien bien gia mua - ban vang sjc cua doji trong 7 ngay qua

Diễn biến giá mua - bán vàng SJC của DOJI trong 7 ngày qua

Trên thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC cũng tiếp tục tăng 200.000 đồng/lượng trong sáng ngày giao dịch đầu tuần (27/5). Tuy nhiên, hiện giá bán ra vàng SJC của các DN vẫn đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi từ 520.000 đồng/lượng đến 620.000 đồng/lượng.

Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục tăng cả giá mua và bán vàng SJC 200.000 đồng/lượng, đưa giá giao dịch tại TP.HCM lên 34,85 – 35,35 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 34,85 – 35,37 triệu đồng/lượng. Mặc dù vậy giá bán ra vàng SJC của DN này vẫn đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 520.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI cũng giá mua – bán vàng SJC của mình lên 35,00 – 35,30 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần trước. Hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 620.000 đồng/lượng.

Cú sốc Brexit được giới đầu tư và cả các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng trong tuần này. Cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco tuần này đã nhận được 470 phiếu bình chọn, trong đó 290 người (62%) lựa chọn giá vàng sẽ tăng, trong khi chỉ có 126 người (27%) lựa chọn phươn án giảm và 54 người (11%) chọn vàng đi ngang.

Cuộc khảo sát của Kitco với 22 chuyên gia thị trường cũng cho kết quả tương tự khi có tới 16 chuyên gia (73%) nhận định vàng sẽ tăng, trong khi chỉ có 3 chuyên gia (14%) dự báo vàng sẽ giảm và 3 ý kiến (14%) trung lập.

"Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới do thị trường tiếp tục chịu tác động từ việc Anh sẽ rời khỏi liên minh châu Âu", Henry To, nhà phân tích của CB Capital Partners cho biết.(TBNH)


Hậu Brexit: Nên tránh xa công ty năng lượng và trái phiếu

Theo giám đốc chiến lược Brian Jacobsen của công ty quản lý quỹ Wells Fargo Funds Management, các công ty năng lượng có thể sẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những tác động từ việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU).

Phát biểu của ông Jacobsen được đưa ra một ngày sau khi thị trường toàn cầu sụt giảm mạnh trong ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc đi hay ở lại EU. Nhiều khả năng chính quyền Vương quốc Anh sẽ đồng thuận với 51,8% số phiếu bầu ủng hộ Brexit và các nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước một giai đoạn bất ổn.

Bên cạnh việc cảnh báo về việc các công ty công nghệ sẽ “ảnh hưởng quá mức” bởi Anh, ông Jacobsen cũng đưa ra lời khuyên với các nhà đầu tư về việc không nên tìm kiếm từ an toàn từ trái phiếu bởi lãi suất của kênh đầu tư này đang rơi xuống rất thấp.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC tối ngày 24/6, vị lãnh đạo của Wells Fargo Fund Management nhận định rằng trong cái loại trái phiếu hiện nay, Trái phiếu Chính phủ Mỹ là khả quan nhất khi đưa ra dự báo rằng lợi suất của loại tài sản này có thể tăng trong thời gian tới nếu không có sự kiện bất lợi nào xảy ra nữa.

Ngày 23/6, trước khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức bắt đầu, trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Mỹ, Anh và Đức đề giảm do thị trường lo ngại rằng Brexit có thể xảy ra. Hiện nay, lãi suất của trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Đức đều đang ở dưới 0%. Trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm mạnh sau khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố nhưng sau đó đã phục hồi lại đôi chút trong phiên giao dịch ngày 24/6.

Một tác động khác mà Brexit có thể mang tới chính là việc ảnh hưởng tới kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên mang Mỹ (FED). Tới thời điểm này, theo hệ thống theo dõi CME's Fed Fund Futures, gần như sẽ không có cơ hội để Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 7 tới.

Ông Jacobsen cho rằng sẽ là tốt nhất nếu các số liệu việc làm tháng 6 không quá khả quan bởi việc tăng lãi suất trong thời điểm này giống như “con dao hai lưỡi” vậy. Hiệu quả của việc tăng lãi suất đối với nền kinh tế Mỹ vào thời điểm này không thể tích cực như trước khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra.


Tỷ giá trung tâm bật tăng mạnh ngay phiên đầu tuần

Mở đầu tuần giao dịch mới, sáng nay (27/6), nhiều ngân hàng cùng điều chỉnh giá mua - bán USD của mình. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ giá vẫn ổn định. Hiện giá bán tại các ngân hàng tiếp tục phổ biến trong khoảng 22.370-22.380 đồng/USD.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Cụ thể, 2 ngân hàngVietcombank vàAgribank đều giảm nhẹ giá mua 5 đồng và tăng nhẹ giá bán 5 đồng. Hiện giá mua – bán USD tại 2 ngân hàng này tương ứng lần lượt là 22.290/22.370 đồng/USD và 22.280/22.375 đồng/USD.

Trong khi, BIDV điều chỉnh giảm 10 đồng ở cả 2 chiều mua và bán, về mức 22.300/22.370 đồng/USD.

VietinBank hiện đang giao dịch USD ở mức 22.280/22.360 đồng/USD, tăng 20 đồng ở giá mua, tuy nhiên giảm nhẹ giá bán 10 đồng so với cuối tuần trước.

Với khối NHTMCP, 3 ngân hàng Eximbank, ACB, LienVietPostBank đồng loạt giữ nguyên giá mua -  bán đồng bạc xanh như phiên trước đó, tương ứng ở mức 22.280/22.370 đồng/USD, 22.280/22.380 đồng/USD và 22.290/22.380 đồng/USD.

22.290/22.380 đồng/USD cũng là giá mua – bán USD mà Sacombankđang niêm yết, tăng 10 đồng ở giá mua và tăng 20 đồng ở giá bán so với cuối tuần trước.

Sáng nay, Techcombank điều hỉnh tăng 10 đồng ở 2 chiều mua vào – bán ra lên mức 22.280/22.380 đồng/USD.

Như vậy, giá mua vào thấp nhất trên thị trường sáng nay là 22.280 đồng/USD, giá mua cao nhất là 22.300 đồng/USD. Trong khi giá bán ra thấp nhất trên thị trường là 22.360 đồng/USD, giá bán cao nhất là 22.380 đồng/USD.

Sáng nay, tỷ giá trung tâm được NHNN Việt Nam tăng mạnh 21 đồng lên mức 21.866 đồng/USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.522 đồng và tỷ giá sàn là 21.210 đồng/USD.

Sở Giao dịch NHNN sáng nay vẫn giữ nguyên giá mua vào USD ở mức 22.300 đồng/USD, song giá bán được điều chỉnh tương ứng với mức giá trần mới là 22.502 đồng/USD.(TBNH)


Thị trường chứng khoán: âm thầm tăng

Một số nhà đầu tư lo lắng nếu không có thông tin hỗ trợ đặt biệt, thị trường khó có thể vượt qua ngưỡng cản này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, gần đây, giới phân tích đưa ra khá nhiều dữ liệu ngầm cho thấy thị trường đang âm thầm tăng.

Chỉ số VN-Index đã tiếp cận được vùng điểm 630-645, nhưng bất ngờ quay đầu giảm điểm cho đến nay. Một số nhà đầu tư lo lắng nếu không có thông tin hỗ trợ đặt biệt, thị trường khó có thể vượt qua ngưỡng cản này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, gần đây, giới phân tích đưa ra khá nhiều dữ liệu ngầm cho thấy thị trường đang âm thầm tăng.

Quan sát diễn biến thị trường trong một tuần trở lại đây, nhà đầu tư có thể nhận thấy VN-Index có xu hướng tăng giảm liên tục. Lý do, các mã trụ cột thị trường vẫn đang giao dịch tăng giảm đan xen. Dòng cổ phiếu ngân hàng, VNM, VIC, BVH, GAS đều đang giao dịch trong kênh giá đi ngang gần tuần nay. Dòng tiền vẫn chưa xuất hiện tại nhóm cổ phiếu này.

Trong tuần qua xu hướng thị trường chưa rõ ràng vì đâu đó có lúc (trước ngày 24/6) thông tin nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn có giá trị lợi dụng của giới đầu tư. Làm cho dòng tiền của nhà đầu tư dường như đang ưu tiên giải ngân vào các mã vốn hóa nhỏ có câu chuyện riêng (tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh hoặc các câu chuyện riêng lẻ khác). Từ đây, một số ý kiến cho rằng thị trường sẽ khó vượt qua ngưỡng cản 630-645 điểm, qua đó, cơ hội đầu tư sinh lợi trên thị trường chứng khoán cũng giảm đi.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng thị trường đang có những thông số tốt hơn điều mà nhà đầu tư nhìn thấy được. Cụ thể, thị trường giảm điểm mạnh song có một dòng tiền rất lớn đang tranh thủ mua bán trên sàn Upcom (ngày 22/6) là ví dụ, dòng tiền trên sàn này hơn 300 tỷ đồng, với hơn 60% đến từ VLC. Thực tế, nếu quan sát nhà đầu tư có thể nhìn thấy dòng tiền lớn trên sàn này bắt đầu tăng mạnh trong đầu tuần trước, với lực mua tập trung tại mã GEX, lực mua sau đó đã chuyển mạnh sang VLC.

“Dù rằng chưa nhận thấy dấu hiệu lan tỏa dòng tiền sang phần còn lại của sàn này nhưng nếu các hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề cho vay ký quỹ đối với các mã cổ phiếu trên Upcom được giải quyết, sự sôi động sẽ khó mà đo lường”, một chuyên viên phân tích của sàn chứng khoán KIS Việt Nam chia sẻ.

Cũng thừa nhận thị trường đang có những cơn sóng ngầm tăng trưởng, một chuyên viên phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt phân tích, tuần tới đây, thông tin nước Anh ra khỏi EU sẽ phản ánh vào tâm lý nhà đầu tư nên thị trường nhiều khả năng sẽ phá vỡ kênh giá đi ngang hiện tại.

Xét theo diễn biến của thị trường trong nước, VN-Index có thời điểm tái lập đỉnh cũ thiết lập đầu tháng 6 trong khi HN-Index đã vượt đỉnh, bứt ra khỏi vùng 84 điểm là một tín hiệu rất tích cực cho việc phá ngưỡng cản 630-645 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn duy trì sức hút của mình trong khi một vài cổ phiếu vốn hóa lớn khác quay đầu tăng trở lại như VCB, VIC, VNM… làm “đầu kéo” cho chỉ số.

Một yếu tố cũng khá quan trọng đó là khối ngoại liên tục tích lũy ròng cổ phiếu. Trong đó, khối này mua rải đều trên diện rộng, với gần một nửa số mã có thanh khoản trên 10.000 cổ phiếu/phiên được khối này mua ròng. Tuy nhiên, lực mua ròng diễn ra mạnh tại các mã dẫn dắt thị trường như ngân hàng, dầu khí và một số mã vốn hóa lớn khác như: HPG, SSI, TRA, MSN, VIC, DRC. Đồng thời, hơn 80% số mã được mua ròng đều tăng điểm.

Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng đang tập trung vào các cổ phiếu tăng nóng. Theo đó, dòng tiền khối nội đang tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa trung bình-thấp và có lịch sử tăng giá tốt, tiêu biểu như: CTI, TTF, HHS, GTN, BHS, SBT, LSS… và các cổ phiếu dòng dầu khí và thép.

Các cổ phiếu này đều có đặc điểm chung là có thời gian tăng điểm kéo dài trong nhiều tháng nay. Điều này khẳng định thêm xu thế đầu tư chạy theo cổ phiếu tăng giá đang rất phổ biến trên thị trường. Một đặc điểm thường thấy trong thị trường hưng phấn.

Ngoài ta, dòng tiền margin vào các cổ phiếu nóng vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều cổ phiếu ưa thích của dòng tiền này vẫn tiếp tục gia tăng lực cầu, như: HAR, BHS, SHN, AAA…

Tất cả những thông số trên cho thấy thị trường đang vận động tích cực, ngược với sự giảm điểm của các chỉ số. Theo đó, nếu tinh ý, nhà đầu tư có thể nhận thấy cơn sóng ngầm tăng trưởng của thị trường luôn lớn và cơ hội mở ra cũng không hề nhỏ, ít nhất là trong ngắn hạn.(TBNH)


Nhật Bản sẽ đơn phương can thiệp thị trường tiền tệ thời hậu Brexit

Nhật Bản đang xem xét các biện pháp, kể cả đơn phương can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhằm ngăn đà tăng của yên, tờ Nikkei đưa tin.

Việc can thiệp sẽ được tiến hành nếu nhu cầu yên bất ngờ tăng mạnh sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit) và có đủ áp lực lên nền kinh tế cũng như lạm phát, tờ Nikkei đưa tin hôm thứ Bảy 25/6. Tờ Nikkei cũng dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có thể hành động mà không cần sự đồng thuận của Mỹ trong “cuộc chiến” bảo vệ “lợi ích quốc gia”.

Giới chức Nhật Bản đã lên tiếng bày tỏ lo ngại khi yên vượt ngưỡng 100 JPY/USD lần đầu tiên kể từ tháng 11/2013 khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU hôm 23/6 vừa qua. Tuy Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso tuyên bố ông đã sẵn sàng hành động nếu cần thiết, song ông cũng từ chối bình luận về khả năng can thiệp đơn phương hoặc hành động hợp tác với đối tác G7.

Ông Taro Aso coi việc đơn phương can thiệp là công cụ không chắc xảy ra trong trường hợp yên tăng giá mạnh nếu người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết trước cuộc bỏ phiếu của người Anh hôm 23/6. Việc can thiệp có sự hợp tác với nhóm G7 sẽ được ưu tiên.

Bộ trưởng Tài chính các nước G7 hôm thứ Sáu 24/6 tuyên bố sẽ “tiếp tục theo sát diễn biến thị trường và sự ổn định tài chính cũng như hợp tác khi thích hợp”. Các quan chức cũng nhận thấy rằng “sự biến động bất thường về tỷ giá” có thể gây hại cho sự ổn định kinh tế và tài chính, và cam kết sử dụng “công cụ thanh khoản” để hỗ trợ chức năng của thị trường.

Hôm thứ Sáu 24/6, yên Nhật tăng 7,2% so với USD lên 99,02 JPY/USD đồng thời tăng so với 16 đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.

Sau 4 năm giảm liên tiếp, yên đã tăng 18% từ đầu năm đến nay so với đồng bạc xanh trong bối cảnh lo ngại Brexit sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đầu năm nay, yên tăng giá do đồn đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Mỹ đều giảm tốc.(NCĐT)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-04-2016

    TP.HCM: Nhiều cơ hội thu hút đầu tư Nhật Bản
    Hàng Việt hỗn loạn vì thiếu "nhạc trưởng"
    U&I Logistics phát triển hệ thống kho ngoại quan lớn nhất Việt Nam
    Thu hồi giấy phép mở văn phòng đại diện 2 ngân hàng Ấn Độ
    Hơn 30 cán bộ hải quan tiếp tay chiếm đoạt tiền hoàn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-04-2016

    Quy hoạch dệt may đã lỗi thời
    Ngân hàng rầm rộ lập công ty con
    Vướng giải quyết thủ tục NK xe ô tô đã qua sử dụng
    Còn tồn đọng gần 4.000 container tại cảng Hải Phòng
    Công ty Nhật Bản đầu tư sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Yên Bái

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-04-2016

    Nhà đất Hà Đông dậy sóng với những dự án 'thay máu'
    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phát triển thị trường mua bán nợ xấu
    DN đối thoại với ngành Thuế và Hải quan: Làm ăn đàng hoàng vẫn bị "vạch lá tìm sâu"
    Quảng Nam ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ
    Doanh nghiệp lo chống đỡ với tỷ giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  23-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-04-2016

    Tỉ phú Soros lên tiếng về khủng hoảng tài chính Trung Quốc
    Emerson đệ trình kế hoạch chia tách mảng Nguồn điện Mạng lưới
    Cuộc đua gom quỹ đất
    Tham nhũng trong doanh nghiệp: Quốc gia nào nghiêm trọng nhất thế giới?
    Vượt mặt Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia thu hút FDI số một thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-04-2016

    Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường vàng
    USD lên cao nhất 3 tuần so với yên do đồn đoán BOJ tăng cường kích thích
    Xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Hãy làm, thay vì nói và hứa!
    Người Mỹ chuộng giày dép Việt Nam
    Ngành thủy sản Trung Quốc loay hoay đối phó với nhân dân tệ tăng giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-04-2016

    Xuất khẩu da giày sang EU chững lại
    Vingroup bán hơn 3,1 tỷ USD bất động sản trong một năm
    Lợi nhuận Microsoft giảm 25%
    Kinh tế Hàn Quốc vươn mình xếp thứ 11 trên thế giới
    Nhiều vướng mắc trong chống hàng giả, gian lận thương mại

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-04-2016

    Dự án tỷ đô First Solar có nhà đầu tư mới
    EU công bố kế hoạch số hóa ngành công nghiệp
    Hoạt động cho vay của ADB tăng cao kỷ lục
    Bức tranh thương mại Nhật Bản u ám do đồng ​yen tăng giá
    ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản thấp kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-04-2016

    13.000 tỉ đồng nhập khẩu hơn 24.000 ôtô ngoại
    Không cứu được Yahoo, Marissa Mayer vẫn “hốt” bạc
    Ông Trần Đình Thiên: “Đuổi theo Thái Lan, Việt Nam còn mệt”
    Thủ tướng yêu cầu thẩm định các dự án 10.000 tỷ đồng
    Cục Thuế TP.HCM thua kiện doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-04-2016

    George Soros: Trung Quốc đang giống với Mỹ thời kỳ trước khủng hoảng 2008
    Jetstar Pacific được rót thêm 139 triệu USD để mua máy bay
    Cuộc đối đầu giữa hai quốc gia này sẽ có ý nghĩa sống còn với thị trường dầu mỏ
    Thị phần nước mắm của Nam Ngư, Chinsu đang lung lay?
    Vụ kiện lớn nhất trong lịch sử WTO: EU cấm thực phẩm biến đổi gen, nhưng vẫn phải nhắm mắt cho hàng Mỹ tràn vào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-04-2016

    Đức: Mỗi năm có 20.000 giao dịch rửa tiền
    Doanh nhân Séc "thật thà" hơn Trung Quốc
    Thương lái ồ ạt gom heo đi Trung Quốc
    TP. HCM: Sóng ngầm tranh chấp tại nhiều dự án
    Kinh tế Trung Quốc ổn định trở lại, nhưng đó là "bình yên trước cơn bão"?