CISA: Sức ép đang đặt lên vai các nhà máy Trung Quốc
Tiêu thụ và xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu tích cực
Nghiên cứu mới hé lộ phương pháp làm tăng sản lượng mủ cao su
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng do nguồn cung thắt chặt
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-08-2016
- Cập nhật : 18/08/2016
Ấn Độ sẽ có thêm 12 triệu việc làm nhờ thương mại điện tử
Lĩnh vực này được đánh giá là phù hợp với kỹ năng và văn hóa khởi nghiệp tại đây, trở thành nguồn tạo lao động mới trong thập kỷ tới.
Thương mại điện tử tại Ấn Độ dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo nhận định của HSBC, lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tạo ra không ít công ăn việc làm cho người dân."Hiện có chưa tới một triệu người làm việc liên quan đến thương mại điện tử, nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực sẽ còn gia tăng", đại diện mảng Dịch vụ tài chính toàn cầu của HSBC nói.
Dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận điện thoại thông minh và các phương thức thanh toán điện tử tăng nhanh sẽ là bệ phóng cho sự phát triển của thương mại điện tử Ấn Độ. Các công việc về thương mại điện tử cho năng suất hơn, phù hợp với kỹ năng cũng như văn hóa khởi nghiệp tại đây.
Với sự phát triển của giao dịch mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử tại Ấn Độ có thể tạo ra 20 triệu việc làm từ kho vận, giao hàng (70%); chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin và quản lý (30%). Tuy nhiên, sẽ có những công việc tại các cửa hàng truyền thống biến mất nên theo tính toán của HSBC, thương mại điện tử sẽ tạo ra khoảng 12 triệu việc làm mới ở Ấn Độ. Trong thập kỷ tới, nước này sẽ cần khoảng 80 triệu công việc cho mọi lĩnh vực.
Mặt bằng lao động chung tại quốc gia Nam Á này đang mất cân đối khi các ngành có năng suất thấp lại chiếm phần lớn lực lượng lao động. Chỉ tính riêng nông nghiệp đã chiếm tới một nửa nhân lực của quốc gia. Trong khi đó, dịch vụ tài chính là lĩnh vực có năng suất cao lại sở hữu lượng lao động ít ỏi. Điều này dẫn tới việc nhân sự tại đây bị đánh giá chung ở mức thấp.(Vnexpress)
Thiết bị Y tế Việt Nhật miễn nhiệm hàng loạt lãnh đạo
Chủ tịch Đỗ Thanh Tùng vừa ký nghị quyết miễn nhiệm bản thân khỏi vị trí Giám đốc, cũng như hàng loạt nhân sự khác khỏi ban điều hành.
Công ty Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã CK: JVC) vừa có thông báo miễn nhiệm hàng loạt lãnh đạo cấp cao, trong đó có Giám đốc Đỗ Thanh Tùng từ ngày 16/8. Nghị quyết miễn nhiệm do chính ông Tùng ký, với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Đỗ Thanh Tùng sinh năm 1982, giữ vị trí Giám đốc và cũng là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền Công ty TNHH Kyoto Medical Science. Ông vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cách đây 2 tháng. Người thay thế ở cương vị điều hành là ông Ngô Thanh Sơn, sinh năm 1977.
Ngoài trường hợp của ông Tùng, Hội đồng quản trị công ty cũng quyết định miễn nhiệm với hàng loạt Phó giám đốc là bà Nguyễn Phương Hạnh, ông Phạm Văn Thanh, bà Đỗ Thị Ngọc Hoa, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Công ty cũng miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng với bà Hồ Bích Ngọc và bổ nhiệm người thay thế là bà Lê Thị Hà Thanh.
Mới đây, Thiết bị Y tế Việt Nhật đã bất ngờ ghi nhận lỗ 1.336 tỷ đồng sau kiểm toán, gấp đôi so với con số tự công bố trước đó của doanh nghiệp.
Sau biến cố Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hướng bị bắt giam hồi tháng 6/2015, JVC gặp khó khăn chồng chất. Cổ phiếu liên tiếp giảm sàn, thuộc diện cảnh báo của Ủy ban Chứng khoán, doanh thu giảm, bị cưỡng chế thu hồi nợ, tin đồn nhà đầu tư Nhật rút vốn, ban lãnh đạo công ty liên tục thay đổi. Hiện giá cổ phiếu JVC chỉ còn 2.500 đồng.
Trước đó, Thiết bị Y tế Việt Nhật được thành lập từ năm 2001 bởi kỹ sư Lê Văn Hướng - người có gần 10 năm học tập và nghiên cứu tại các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật. Công ty cũng là đại diện của Tập đoàn Hitachi, chuyên phân phối,bảo hành, sửa chữa các thiết bị chẩn đoán hình ảnh công nghệ hiện đại, chất lượng cao của hãng.
Úc kiện kép sản phẩm nhôm ép của VN
Ủy ban Chống bán phá giá Úc vừa ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm “nhôm ép” nhập khẩu từ Việt Nam...
Ủy ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Úc vừa ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm “nhôm ép” nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia
Ngày 16-8, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA-Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học - Úc) đã khởi xướng điều tra vụ việc theo yêu cầu của Công ty Capral Limited.
Giai đoạn điều tra thiệt hại tính từ 1-7-2012, trong khi giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp được xác định 1-7-2015 đến 30-6-2016.
Nguyên đơn đề xuất biên độ phá giá 10,19%, cùng với cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp, gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, tăng hàng tồn kho.
Hiện tại, nhôm ép xuất khẩu từ Việt Nam, Malaysia sang Úc đang chịu thuế suất 5%.
Theo VCA, đây là vụ kiện kép chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ 6 đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam kể từ năm 2011 đến nay từ các quốc gia.
Các sản phẩm bị điều tra kép trước đó là túi PE, ống thép hàn carbon, mắc áo bằng thép, ống thép dẫn dầu OCTG và đinh thép.
Vượt Thái Lan, cá ngừ Việt Nam hút hàng tại Ý
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong sáu tháng đầu năm đạt gần 13 triệu USD, tăng 99% so với cùng kỳ.
Việt Nam hiện đang xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh sang Ý, trong khi xuất khẩu của Thái Lan, Philippines và Indonesia lại giảm.
Theo VASEP, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang được chứng nhận an toàn cá heo (đánh bắt an toàn không gây tổn hại đến loài cá heo), một chứng nhận đang được đánh giá cao tại EU. Điều này đã khiến việc tiếp cận thị trường EU của các công ty Việt Nam trở nên thuận lợi hơn so với một số nước khác. Dự báo xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Ý sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.