tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-11-2017

  • Cập nhật : 29/11/2017

Chỉ số PCI Hà Nội tăng 10 bậc trong năm 2017

Theo báo cáo mới đây của UBND TP. Hà Nội, trong năm 2017, môi trường đầu tư, kinh doanh của Thành phố được cải thiện rõ nét, thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Chỉ số PCI của Thành phố trong năm qua tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành, đây là mức cao nhất của Hà Nội từ trước tới nay.

Cũng theo báo cáo trên, đến cuối tháng 11, tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017 của Thành phố đều hoàn thành.

cac khu do thi moi gop phan lam thay doi dien mao tp. ha noi

Các khu đô thị mới góp phần làm thay đổi diện mạo TP. Hà Nội

Theo đó, kinh tế đạt mức tăng trưởng 8,5% (tương ứng 7,73% theo cách tính mới). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 207.628 tỷ đồng, bằng 101,4% dự toán, tăng 15,8% so thực hiện năm 2016. Trong đó, thu nội địa đạt 187.640 tỷ đồng, bằng 101% dự toán, tăng 16,2%. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 77.262 tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 23,83 triệu lượt người, tăng 9%; trong đó, khách quốc tế 4,95 triệu lượt, tăng 23%.

Môi trường đầu tư, kinh doanh của Thành phố được cải thiện rõ nét; thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Chỉ số PCI của Thành phố trong năm qua tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành, cao nhất từ trước tới nay. Năm 2017, Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 160 dự án vốn ngoài ngân sách trị giá 110 nghìn tỷ đồng; vốn đăng ký FDI cả cấp mới và tăng vốn ước đạt 3,356 tỷ USD; tiếp nhận 128 dự án đầu tư theo hình thức PPP (8 dự án đã hoàn thành với vốn đầu tư 13.683 tỷ đồng; 12 dự án đang thực hiện với vốn đầu tư 28.505 tỷ đồng). Từ đầu năm đến nay, Thành phố đã cấp đăng ký cho 25.160 doanh nghiệp, tăng 11%, với tổng số vốn đăng ký 240 nghìn tỷ đồng (tăng 4%), lũy kế số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn là 231,92 nghìn doanh nghiệp.

Cải cách hành chính tiếp tục được Thành phố chú trọng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được triển khai đồng bộ. Thành phố đã đưa vào vận hành 456 dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu đến cuối năm đạt 55%. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT đứng thứ 2/63 tỉnh, thành. Đến nay, tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt xấp xỉ 100%; doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98%; thủ tục hải quan điện tử đạt 100%. 

Trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn được quan tâm toàn diện. Thành phố đã rà soát, kiểm tra số lượng các trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng, quyết liệt xử lý vi phạm các trường hợp "siêu mỏng, siêu méo" tồn từ trước 2016. Thực hiện Chương trình “Một triệu cây xanh”, lũy kế đến nay Thành phố đã trồng được 462 nghìn cây, đạt 46,2% mục tiêu. Thành phố cũng triển khai thí điểm dịch vụ Iparking trên 2 tuyến phố, đồng thời khảo sát toàn bộ các điểm đỗ xe, tuyến đường để xem xét nhân rộng. 

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được Thành phố ưu tiên, tập trung nguồn lực. Trong năm nay, Thành phố có thêm 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số lên 4 huyện nông thôn mới. Bên cạnh đó, có thêm 30 xã đạt chuẩn (kế hoạch là 22 xã), nâng tổng số lên 285 xã nông thôn mới (đạt tỷ lệ 73,8%).(Baodautu)
----------------------------

Khánh thành Nhà máy Thủy điện sông Lô 4, tổng vốn đầu tư 720 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Công ty cổ phần Thủy điện Sông Lô 4 tổ chức khánh thành Nhà máy Sông Lô 4.

le cat bang khanh thanh nha may thuy dien song lo 4. (anh: minh tam/ttxvn)

Lễ cắt băng khánh thành Nhà máy thủy điện Sông Lô 4. (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)

Nhà máy Thủy điện sông Lô 4 được khởi công xây dựng từ tháng 11/2015 trên dòng sông Lô, thuộc địa phận thôn Ngần Hạ, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang.

Nhà máy có công suất lắp máy 24 MW, do Công ty cổ phần Thủy điện Sông Lô 4 làm chủ đầu tư, với tổng nguồn vốn đầu tư 720 tỷ đồng.

Sau 2 năm thi công, đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào vận hành phát điện thương mại.

Ông Lê Văn Vinh, Giám đốc Nhà máy Thủy điện sông Lô 4 cho biết Nhà máy Thủy điện sông Lô 4 khi đi vào hoạt động ổn định sẽ cung cấp khoảng 80 triệu KWh điện mỗi năm cho hệ thống điện quốc gia, với giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 90 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 16 tỷ đồng/năm.

Nhà máy tạo việc làm thường xuyên cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân; đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái, tiềm năng du lịch, nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang hiện có 46 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy gần 900 MW, trong đó đã có 24 nhà máy thủy điện đang phát điện với tổng công suất lắp máy 473 MW.

Sản lượng điện phát lên hệ thống lưới điện quốc gia trong năm 2017 ước đạt trên 1,4 tỷ KWh, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng. Những dự án thủy điện đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả rõ nét về hiệu ích kinh tế xã hội.

Với tiềm năng hiện có, Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 18 dự án thủy điện, nâng tổng công suất phát lên lưới đạt trên 900 MW, với tổng sản lượng điện đạt khoảng trên 3 tỷ KWh/năm, tạo ra giá trị sản phẩm công nghiệp năng lượng đến hết năm 2020 đạt trên 3.600 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Công ty cổ phần Thủy điện Sông Lô 4, các nhà thầu thi công, người lao động, cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và nhân dân trên địa bàn các xã đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà máy sớm hoàn thành và đi vào hoạt động.

Để công trình đi vào hoạt động ổn định, lâu dài, phát huy hiệu quả, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang Hà Thị Minh Hạnh đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần quản lý chặt chẽ trong an toàn đập, đảm bảo an toàn chống lũ cho nhân dân ở phía thượng lưu và hạ lưu nhà máy; phối hợp với chính quyền các cấp, chủ đầu tư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; xây dựng các phương án phòng, chống cháy nổ, phòng chống lụt bão; xây dựng mô hình quản lý, khai thác vùng lòng hồ, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái phù hợp, gắn với hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Đặc biệt, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Lô 4 cần ưu tiên sử dụng cán bộ, công nhân là con em các gia đình bị ảnh hưởng do xây dựng nhà máy; thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã tặng hoa chúc mừng tập thể Công ty cổ phần Thủy điện sông Lô 4 và trao tặng 6 Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng nhà máy.(Vietnam+)
------------------------

Hơn 600 cuộc gặp trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Ý được xác lập

Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt – Ý đang diễn ra trong ba ngày 27, 28, 29/11/ tại Hà Nội và TP HCM, 70 doanh nghiệp Ý đã tham gia tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, tính tới thời điểm hiện tại có hơn 600 cuộc gặp trao đổi thương mại giữa hai nước đã được xác lập.

hien y la doi tac thuong mai hang dau cua viet nam o lien minh chau au voi giao dich thuong mai hai ben dat 4,6 ty usd vao nam 2016 va 2,9 ty usd trong 8 thang dau nam 2017, tang 9% so voi cung ky nam 2016.

Hiện Ý là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở liên minh châu Âu với giao dịch thương mại hai bên đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2016 và 2,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2017, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt- Ý lần này sẽ  là cơ hội có một không hai cho các doanh nhân Việt Nam và Ý  đại diện cho các doanh nghiệp, ngân hàng và hiệp hội doanh nghiệp Ý chia sẻ cơ hội hợp tác và đầu tư vào Việt Nam.

Hoạt động xúc tiến thương mại này được tổ chức bởi Thương vụ Ý tại Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Ý và Liên đoàn Công nghiệp Ý cùng sự hỗ trợ từ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade) và Đại sứ quán Ý.
Các hoạt động chính trong diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Ý bao gồm diễn đàn doanh nghiệp cấp Bộ trưởng với lãnh đạo của hai quốc gia, 3 thảo luận bàn tròn ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, năng lượng tái tạo và công nghệ xanh, thiết bị máy móc và công nghệ. 

Đoàn doanh nghiệp Ý gồm 150 doanh nhân của 70 doanh nghiệp Ý đại diện cho các thương hiệu hàng đầu thế giới của Ý trong các lĩnh lực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc và công nghệ cũng như các ngân hàng và tổ chức khởi nghiệp.

Đoàn doanh nghiệp Ý đươc dẫn đầu bởi ông Ivan Scalfarotto, thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Ý sẽ gặp gỡ hơn 200 đối tác Việt Nam trong sự kiện kết nối đặc biệt này. Đại diện phía Việt Nam là ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Đoàn đại biểu Ý cũng được dẫn đầu bởi chủ tịch của ICE, Michele Scannavini, Phó chủ tịch phụ trách các Thị Trường Quốc Tế của Liên Đoàn Công Nghiệp (Confindustria), bà Licia Mattioli và Phó Chủ tịch ABI, bà Guido Rosa.

Phát biểu khai mạc diễn đàn Doanh nghiệp ông Ivan Scalfarotto cho biết, từ trước đến nay, Ý được biết đến chủ yếu về dệt may, da giày, thực phẩm chế biến và bao bì, nhựa hoặc vật liệu xây dựng thông qua cung cấp thiết bị và công nghệ cho ngành công nghiệp Việt Nam. Tới Việt Nam lần này, Ý muốn nâng cấp lên một tầm cao mới - cung cấp thiết bị công nghệ tiên tiến, tự động hóa, với giá cả cạnh tranh và năng suất cao.

“Song song với đó, Ý cũng sẽ tập trung hơn nữa vào các ngành phát triển bền vững hơn ở Việt Nam, đó là cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo. Hiện tại, Việt Nam vẫn ít biết về các công ty của Ý có khả năng xây dựng các dự án lớn, và chúng tôi muốn thay đổi nhận thức này”, ông Ivan Scalfarotto chia sẻ

Điểm nhấn của diễn dàn Doanh nghiệp Việt – Ý năm nay là 2 buổi gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp 2 nước ở Hà Nội vào 28/11 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là ngày 29/11. Có khoảng xấp xỉ 600 cuộc gặp gỡ sẽ tạo cơ hội cho mỗi công ty Ý được gặp trực tiếp với 10 đối tác tiềm năng Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý trong Diễn đàn năm nay là khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Dệt may ở Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29/11.

“Ý không chỉ muốn hợp tác trong các lĩnh vực trước đây mà còn muốn giúp Việt Nam phát triển đào tạo nguồn nhân lực và kĩ năng. Cho đến nay, Ý đã cung cấp công nghệ và tài chính để thiết lập Trung tâm ứng dụng Công nghệ da giày ở Bình Dương khánh thành vào tháng 7/2017” - Thứ trưởng bộ phát triển kinh tế Ý, ngài Ivan Scalfarotto cho hay.

Cũng tạị diễn đàn  bà Licia Mattioli và Phó Chủ tịch ABI Ý cho biết, rất nhiều doanh nhân Ý quan tâm đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới thị trường Việt nam, trong khi một số khác đang tìm kiếm các nhà cung cấp và cơ hội hợp tác đầu tư ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ diễn đàn hai bản ghi nhớ hợp tác được ký kết, một là giữa Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam và Hiệp hội Đá Hoa Cương trắng Lục Yên, hai là Biên bản ghi nhớ giữa phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) và Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.

“Có nhiều thương hiệu Ý ở các lĩnh vực mới tham gia diễn đàn năm nay, không chỉ là thiết kế thời trang., mỹ phẩm, da giầy và rượu vang như trước đây. Chúng tôi chào đón các công ty Việt Nam đến và khám phá các sản phẩm được làm từ Ý và gặp trực tiếp các doanh nghiệp hàng đầu của Ý trong các lĩnh vực Điện và năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, công  nghệ xanh, giao thông vận tải, thiết bị máy móc và công nghệ”, ông Paolo Lemma, trưởng đại diện thương vụ Ý tại Việt Nam nhấn mạnh.(Baodautu)
-----------------------

Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới: Thời gian và chi phí đã rút ngắn

Mới đây, Ngân hàng thế giới (WB) công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017. Theo đó, chỉ số “giao dịch thương mại qua biên giới” của Việt Nam giảm một bậc so với năm 2016. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần về thời gian và chi phí XK đều có sự chuyển biến tích cực so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016.

thoi gian va chi phi giao dich thuong mai qua bien gioi nam 2017 giam so voi nam 2016. trong anh: hoat dong xnk tai cang da nang. anh: n.l.

Thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên giới năm 2017 giảm so với năm 2016. Trong ảnh: Hoạt động XNK tại Cảng Đà Nẵng. Ảnh: N.L.

Các chỉ số thành phần giảm

Bình luận về chỉ số mới được công bố, ông Kim Long Biên-Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh do WB thực hiện thường niên bắt đầu từ năm 2002 với mục đích giúp cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân xác định được lợi ích và lĩnh vực phát triển, cải cách trong việc quy định rõ ràng, chặt chẽ các văn bản quy phạm và thực tế thực hiện. Xếp hạng Môi trường kinh doanh đo lường đối với 11 lĩnh vực kinh tế/chỉ số (chủ yếu về chi phí và thời gian), trong đó có 1 chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” có liên quan đến hoạt động của cơ quan Hải quan.

Báo cáo thường niên xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016 được WB công bố tháng 10/2016, chỉ số chung về hoạt động kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 82/190 nền kinh tế, tăng 9 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2015. Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017 được công bố ngày 1/11/2017, đánh giá xếp hạng môi trường kinh doanh của 190 quốc gia trong năm 2017, Việt Nam xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016.

Phân tích cụ thể về chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”, ông Biên cho rằng, tại báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016, Việt Nam xếp hạng 93/190 nền kinh tế, tăng 15 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2015; tổng thời gian giao dịch qua biên giới hàng NK là 138 giờ, hàng XK là 108 giờ. Tại báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2017, Việt Nam xếp hạng 94/190 nền kinh tế, giảm 1 bậc so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần về thời gian và chi phí XK đều có sự chuyển biến tích cực so với xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2016. Thời gian NK qua biên giới là 132 giờ, giảm 6 giờ so với năm 2016; thời gian XK qua biên giới là 105 giờ, giảm 3 giờ so với năm 2016; chi phí thực hiện thủ tục tại biên giới cũng giảm 19 USD.

Với kết quả trên, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới của Việt Nam đã rút ngắn đáng kể, đứng trong top 4 khu vực Đông Nam Á (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam). Ông Biên cho biết thêm, trong danh sách 190 quốc gia của xếp hạng Môi trường kinh doanh thì 10 quốc gia Đông Nam Á đều giảm bậc xếp hạng chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới”, trong đó mức giảm bậc cao nhất là 6 bậc, mức giảm bậc thấp nhất là 1 bậc.

Tuy vậy, nếu so sánh với kết quả DB năm 2017 do WB vừa công bố thì tổng thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới của Việt Nam chưa đạt được theo mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP là tổng thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới năm 2017 đối với hàng XK là 70 giờ, hàng NK là 90 giờ; phấn đến năm 2020, tổng thời gian đối với hàng XK là 60 giờ, hàng NK là 80 giờ.

Ông Biên cho rằng, tổng thời gian thông quan hàng qua biên giới thuộc trách nhiệm của cả cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành khác. Trong Nghị quyết cũng nêu rõ, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đối với thời gian thực hiện thủ tục hải quan, còn các bộ ngành khác liên quan chịu trách nhiệm đối với thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (gồm các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Cần phân định rõ trách nhiệm

Với mục đích có thể đánh giá chính xác kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) về thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, mới đây, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề nghị hướng dẫn chi tiết nội hàm và phân định thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong tổng thời gian thông quan hàng qua biên giới theo chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Về phía Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong thời gian qua đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp để phấn đấu giảm thời gian thuộc trách nhiệm của mình (chỉ chiếm 28% trong tổng số thời gian thông quan hàng hóa). Trong đó, ngành Hải quan đã và đang tăng cường cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi thương mại, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, giảm giấy tờ và chi phí cho DN.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan đã và đang hoàn thiện một loạt văn bản quy phạm pháp luật theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn phảm quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan, nhằm hạn chế các quy định chồng chéo giữa các cơ quan quản lý, đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả.

Tổng cục Hải quan cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như: Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa từ khâu đầu đến khâu cuối. Đã thí điểm thành công Hệ thống tại cảng biển Hải Phòng (từ 15/8/2017); thí điểm Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tại cảng hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài (từ 16/10/2017). Hiện đang thực hiện kế hoạch để chuẩn bị mở rộng triển khai chính thức trên cả nước trong năm 2018. Tổng cục Hải quan cũng nâng cấp, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin khác nhằm nâng cao mức tự động hóa như: Hệ thống quản lý rủi ro phục vụ triển khai VNACCS/VCIS; Hệ thống thống kê hàng hóa XNK để kết nối Hệ thống VNACCS/VCIS… Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến. Số lượng dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 của Tổng cục Hải quan hiện là 126/178 thủ tục hành chính, trong đó 123 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Để hoàn thiện việc triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với 42 thủ tục hành chính trong năm 2017, Tổng cục Hải quan đang khẩn trương triển khai nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và chuẩn bị kiểm thử hệ thống.

Song song đó, ngành Hải quan tích cực chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Đến nay Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành; ngoài thủ tục thông quan hàng hóa (Bộ Tài chính), 41 thủ tục hành chính của 10 bộ còn lại đã thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Cơ chế một cửa ASEAN cũng đang được rà soát lại kỹ thuật để chuẩn bị các điều kiện kết nối chính thức; đồng thời Tổng cục Hải quan cũng phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hạ tầng phục vụ triển khai chính thức Cơ chế một cửa ASEAN về E-C/O form D vào tháng 1/2018. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã và đang phối hợp chăt chẽ với các bộ để quyết liệt triển khai nhằm thay đổi căn bản phương thức kiểm tra chuyên ngành theo nguyên tắc đánh giá quản lý rủi ro, áp dụng thông lệ quốc tế, kết nối chia sẻ thông tin giữa cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành với cơ quan Hải quan…(Baohaiquan)

Trở về

Bài cùng chuyên mục