Làm sao thu thuế của Google, Facebook?
Cần giảm các dự án FDI của Trung Quốc
Apple thu được gần 1 tấn vàng từ máy cũ
Vietcombank tăng vốn lên gần 40.000 tỷ đồng để chuẩn bị M&A
Tân Thống đốc thúc giục ngân hàng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016
- Cập nhật : 15/04/2016
“Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
Trước sứ ép đến từ thép Trung Quốc, chính phủ nhiều quốc gia đã buộc phải gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong việc chung tay giải quyết tình trạng nguồn cung thép “gây lụt” thị trường này.
Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, mới đây, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nỗ lực nhằm giảm sản lượng.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp thép ở Anh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng sau khi Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ thông báo sẽ bán toàn bộ doanh nghiệp sản xuất tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động. Nguyên nhân xuất phát bởi chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của thép giá rẻ Trung Quốc. Chính điều này đang được lấy làm lý do để vận động bỏ phiếu ủng hộ đưa Anh rời khỏi EU.
Trong khi đó, tại Đức, hơn 40.000 công nhân ngành thép đã xuống đường biểu tình do lo ngại về khả năng thất nghiệp trong tương lai. Họ yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Merkel mạnh tay hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phản ứng trước tình trạng này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ngay hôm qua đã phải lên tiếng khẳng định, EU sẵn sàng áp đặt các biện pháp mạnh tay nếu phát hiện dấu hiệu bán phá giá thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu "cơn lụt" thép khi nước này cho biết sẽ cắt giảm 500.000 việc làm trong ngành thép một vài năm tới đây. Hiện các doanh nghiệp thép lớn tại Trung Quốc đang thua lỗ hơn 15,5 tỷ USD. Tính từ năm 2008 đến nay, giá thép thế giới đã giảm 70% giá trị.
Tiếp theo Bản tin Tài chính - kinh doanh là những nội dung đáng chú ý sau: Trên 60% doanh nghiệp chưa quan tâm tới dịch vụ phát triển kinh doanh; Thanh Hóa: Hàng nghìn người bị lừa xuất khẩu lao động trái phép; OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu năm 2016... Mời quý vị quan tâm theo dõi.
TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
Cả Quốc Cường Gia Lai và Hoàng Anh Gia Lai đều rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền và gánh khoản nợ khủng. Vì vậy, việc Hoàng Anh Gia Lai phải bán tài sản lấy tiền mặt để trang trải cho các hoạt động là điều có thể dự báo trước được.
Tuy nhiên, nhiều người bất ngờ khi biết Quốc Cường Gia Lai, công ty do doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) nắm giữ chức vụ Phó tổng giám đốc chính là đơn vị nhận mua tài sản mà công ty của bầu Đức.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2015 của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, trong phần các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, Hoàng Anh Gia Lai cho biết vào ngày 21/3/2016, công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh, công ty con của Hoàng Anh Gia Lai đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng với Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để chuyển nhượng Dự án Trung tâm thương mại tại Đường 2/9 (Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai đường 2/9), phường Bình Hiên Bình Thuận, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Giá trị chuyển nhượng đạt 419 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền từ thương vụ chuyển nhượng này đã được chuyển đủ vào ngày 17/3/2016.
Dự án này mới được Hoàng Anh Gia Lai cập nhật trên website của mình vào cuối tháng 12/2015. Theo đó, dự án nằm trên đất vàng của thành phố Đà Nẵng có diện tích đất 56.588 m2. Khu phức hợp dự kiến có 2.944 căn hộ, 4 tầng trung tâm thương mại và 54 tầng văn phòng.
Cuối năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai từng tuyên bố sẽ xây dựng một dự án nằm ở vị trí sầm uất trung tâm phát triển bậc nhất của Thành phố Đà Nẵng, dự án sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng. Đó là Dự án Trung tâm thương mại tại Đường 2/9. Điều đó cho thấy phải bí bách lắm công ty của bầu Đức mới bán dự án này.
Nguồn tiền của Quốc Cường Gia Lai
Có thể thấy, Quốc Cường Gia La không hề dư dả tiền để có thể vung hàng trăm tỷ đồng mua sắm. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2015 của công ty, tại thời điểm cuối năm 2015, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ là 17,15 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 106,4 tỷ đồng hồi cuối năm 2014. Đây là con số quá nhỏ để mua 1 dự án.
Thế nhưng, Quốc Cường Gia Lai lại dễ dàng thanh toán ngay lập tức 416 tỷ đồng vài ngày trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng dự án.
Đi vay là cách tốt nhất để Quốc Cường Gia Lai có dòng tiền. Trong năm 2015, Quốc Cường Gia Lai đã thế chấp quyền sử dụng đất của nhiều mảnh đất, dự án, thủy điện,.. để vay thêm 350 tỷ đồng, nâng tổng nợ lên 1.765,74 tỷ đồng. Những khoản nợ này có lãi suất từ 5% tới 10,5%.
Bên cạnh đó, nhiều tài sản của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cũng được mang thế chấp như quyền sử dụng nhiều mảnh đất và toàn bộ cổ phiếu QCG thuộc sở hữu của bà Loan.
Ngoài ra, cũng trong năm 2015, nguồn vốn chủ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai tăng lên đáng kể khi công ty thực hiện phát hành cổ phiếu phổ thông. Chỉ số này cuối năm 2015 là 3.795,22 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 2.309,53 tỷ đồng hồi cuối năm 2014.
Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ Hoàng Anh Gia Lai công bố thương vụ này. Phía Quốc Cường Gia Lai vẫn im hơi lặng tiếng. Trong báo cáo tài chính được lập ngày 30/3/2015, ở phần các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, Quốc Cường Gia Lai không hề đề cập đến việc mua bán dự án Trung tâm thương mại tại Đường 2/9.
Theo Quốc Cường Gia Lai, công ty mới chỉ góp 9,18 tỷ đồng để tăng số vốn góp trong công ty cổ phần Thủy điện Quốc Cường và hoàn tất việc mua 49% phần sở hữu còn lại trong công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng.
Quốc Cường Gia Lai khẳng định ngoài các sự kiện nêu trên, không có sự kiện quan trọng nào khác xảy ra từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm yêu cầu có các điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính hợp nhất.
Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
Số liệu kiểm tra của Bộ Công Thương mới đây cho biết, tính đến 21/3/2016 vừa qua, Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy hiện có hơn 81.000 tài khoản nhà phân phối trong hệ thống.
Trước đó, trong 2 năm 2014 và 2015, Thiên Ngọc Minh Uy đã thu 3.448 tỷ đồng tiền mặt từ những người tham gia. Cụ thể, doanh thu năm 2014 là 1.105 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 2.559 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng đa cấp năm 2014 là 1.105 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên 2.488 tỷ đồng.
Tổng số tiền thu từ người tham gia hạch toán vào doanh thu là 3.138 tỷ đồng. Khoản chênh lệch 454 tỷ đồng so với doanh thu được lý giải là tiền có được từ bán hàng nội bộ giữa công ty, chi nhánh TP.HCM và chi nhánh Đà Nẵng.
Số liệu kiểm tra cũng cho thấy, 2 năm vừa qua, Thiên Ngọc Minh Uy đã chi 1.586 tỷ đồng trả hoa hồng cho người tham gia bán hàng đa cấp. Tỷ lệ chi hoa hồng trong năm 2015 là gần 40% trong khi tổng tiền nộp ngân sách trong 2 năm đạt 237 tỷ đồng.
Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy được thành lập ngày 30/6/206, đại diện pháp luật là bà Lâm Nữ, Giám đốc công ty, người Hoa, sinh năm 1984.
Công ty có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại TP.HCM, Đà Nẵng, đăng ký kinh doanh 139 sản phẩm, bộ sản phẩm được chia thành cách dòng chính như kim khí điện máy, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, may mặc và chăm sóc sức khoẻ…
Trong phần giới thiệu trên website của Thiên Ngọc Minh Uy cho biết, công ty được ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương là người trực tiếp ký giấy đăng ký Tổ chức bán hàng đa cấp tham dự, phát biểu và trao giấy đăng ký cho công ty tại hội nghị thủ lĩnh cấp cao miền Bắc vào ngày 1/10/2014.
Thông tin trên website này cũng cho biết, Thiên Ngọc Minh Uy từng được nhận “Cúp vàng về sản phẩm và dịch vụ suất sắc” năm 2008 và 2009, được nhận giải thưởng “Vì sự nghiệp phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam”. Tháng 3/2013 Thiên Ngọc Minh Uy được nhận 2 giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” và “Nhà quản lý suất sắc thời kỳ đổi mới ASEAN”…
Google lại mất tướng về tay Facebook
Nhóm mới có tên Building 8 do Regina Dugan, quan chức cũ của Google phụ trách. Building 8 có nhiệm vụ phát triển phần cứng phục vụ sứ mệnh kết nối thế giới của Facebook, ông chủ Mark Zuckerberg thông báo trên một bài đăng. Mạng xã hội sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD cho nhóm trong vài năm tới.
Building 8 tham gia vào thực hiện kế hoạch 10 năm mà Zuckerberg vạch ra tại sự kiện F8 vừa rồi, bao gồm các bước tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, mang Internet đến hàng tỷ người trên thế giới.
Bà Dugan nhận bằng Tiến sỹ Kỹ thuật cơ khí tại Viện Công nghệ California và là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu phòng nghiên cứu Darpa của Lầu Năm Góc từ năm 2009 đến năm 2012. Sau đó, bà gia nhập Motorola và kế đến là Google thông qua thương vụ thâu tóm. Bà giúp Google mở trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, chuyên phát triển các sản phẩm mới đầy tham vọng.
Nhóm của bà Dugan tại Google chịu trách nhiệm cho các dự án có thời hạn 2 năm, trong khi X, một nhóm khác, làm việc với các dự án dài hơi hơn như xe hơi tự lái hay máy bay chở hàng không người lái.
Cho đến năm 2015, lab của bà Dugan tại Google có khoảng 100 nhân viên và 1.000 chuyên gia nghiên cứu nhiều dự án khác nhau, như vải tích hợp cảm biến, điện thoại xếp hình…
Như vậy, bà Dugan là “tướng” mới nhất chuyển từ Google sang Facebook. Năm ngoái, mạng xã hội đã mời Mary Lou Jepsen, quan chức cao cấp phụ trách phòng lab khác của Google, về Oculus.