Ngân hàng Trung Quốc 'gánh' 1.300 tỉ USD nợ xấu
BIDV bắt tay với ngân hàng Đài Loan hút kiều hối
Xuất khẩu gạo quý II dự kiến giảm
Các nước sản xuất dầu 'đốt' hơn 300 tỉ USD dự trữ
Tập đoàn Nhật mua 8% cổ phần Petrolimex
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-2016
- Cập nhật : 15/04/2016
Hãng xe tải KAMAZ của Nga nói sẽ “nhấn ga tăng tốc” ở Việt Nam
Hãng xe tải lớn nhất của Nga đang nhăm nhe lắp ráp trở lại các sản phẩm của mình ngay tại Việt Nam. Ảnh Sputnik/Рамиль Ситдиков
OPEC vẫn tăng bơm dầu ra thị trường
Sau khi được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt kéo dài nhiều năm qua, sản xuất của Iran đã tăng thêm gần 140.000 thùng mỗi ngày. Con số này đã bù lại lượng giảm từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nigeria và Libya. Trong khi đó, Qatar, Saudi Arabia và Kuwait đều giữ nguyên ở mức tháng 2.
Trong báo cáo cập nhật tháng, OPEC cảnh báo nhu cầu với sản phẩm của họ vẫn còn rất yếu, bất chấp giá thấp. Một số khách hàng lớn vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Việc gỡ bỏ trợ cấp nhiên liệu tại các nước sản xuất dầu mỏ cũng khiến nhu cầu giảm sút. Bên cạnh đó, thời tiết ôn hòa tại bán cầu Bắc cũng khiến lượng mua ít đi.
"Các yếu tố tiêu cực hiện tại có vẻ đang lấn át điểm tích cực, và cho thấy xu hướng giảm trong nhu cầu dầu thế giới. Tình hình này sẽ còn kéo dài", OPEC dự báo.
Thị trường dầu toàn cầu đã biến động đáng kể trong 2 năm gần đây. Giá dầu xuống thấp kỷ lục tại 26 USD một thùng hồi tháng 2, từ hơn 100 USD giữa năm 2014. Dù vậy, giá hiện đã hồi phục lên hơn 40 USD.
Giá thấp khiến các hãng sản xuất dầu chi phí cao gặp khó. Họ đã phải giảm chi tiêu và cân nhắc lại nhiều dự án.
Tuy nhiên, các nước sản xuất lớn vẫn tiếp tục bơm dầu ra thị trường, khiến dư cung càng tăng. Dư cung đã lên 2,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý I/2016, tăng từ 2 triệu USD quý IV năm ngoái.
Các nước OPEC được dự báo sẽ có biện pháp bình ổn thị trường trong phiên họp Chủ Nhật này. Theo lịch, họ sẽ gặp với các nước sản xuất dầu mỏ lớn khác tại Qatar, để bàn về hạn chế sản xuất.
Phương án này đã được bàn đến từ trước. Nga và Saudi Arabia hồi tháng 2 đã chấp thuận giữ sản lượng ở mức tháng 1. Tuy nhiên, thỏa thuận có rất nhiều điều kiện và chưa phát huy hiệu quả. Còn Iran cho rằng đây là một "trò đùa" và khẳng định vẫn tăng sản lượng.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường trong 2 tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng sụt giảm. Cụ thể, tổng giá trị mực, bạch tuộc xuất khẩu đạt 54,08 triệu USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Riêng trong tháng 2 hầu hết các thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc từ Việt Nam đều giảm. Ba thị trường hàng đầu là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU giảm trên 20% cho mỗi thị trường, trong đó giảm mạnh nhất là Hàn Quốc 35,8%. Đây cũng là thị trường nhập mực, bạch tuộc số một của Việt Nam từ nhiều năm nay.
Trong năm 2015, Việt Nam là nước đứng đầu về giá trị và đứng thứ 5 về khối lượng xuất mực đông lạnh sang thị trường Hàn Quốc. Giá trung bình mặt hàng này của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng ở mức cao hơn so với nhiều thị trường lớn khác.
Các công ty hàng đầu của Mỹ giấu hàng tỉ đô ở nước ngoài
Tổ chức từ thiện hàng đầu cho người nghèo - Oxfam (Anh) tiết lộ hơn 50 công ty lớn nhất tại Mỹ đang giấu hàng ngàn tỉ USD tại các quỹ nước ngoài, ước tính hơn cả mức GDP của Tây Ban Nha, Mexico và Australia.
Theo Spunik News, trong báo cáo có tựa đề “Đổ vỡ từ nóc”, Oxfam tìm thấy các công ty hưởng lợi gần 4.000 tỉ đôla trên toàn cầu từ năm 2008 đến năm 2014 và nhận được một con số "đáng kinh ngạc" 11.000 tỉ đôla hỗ trợ của chính phủ Mỹ trong cùng giai đoạn.
"Một lần nữa chúng tôi có bằng chứng cho việc lạm dụng hệ thống thuế toàn cầu khổng lồ. Chính phủ trên toàn thế giới phải đoàn kết với nhau ngay bây giờ để chấm dứt kỷ nguyên của các thiên đường tránh thuế " - cố vấn thuế cao cấp tại Oxfam Robbie Silverman cho biết.
Oxfam ước tính gần 90% các công ty toàn cầu có liên quan đến việc tránh thuế. “Những thủ thuật và công cụ tương tự được các công ty đa quốc gia sử dụng để tránh thuế tại Mỹ cũng đang được áp dụng để đánh lừa các quốc gia khác trên thế giới, phá vỡ sự công bằng trong việc thu thuế của họ và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng”.
“Các nước nghèo phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, ước tính thâm hụt khoảng 100 tỉ đôla trong một năm cho việc trốn thuế của các công ty. Số tiền này đủ để cung cấp nước sạch và vệ sinh cho hơn 2,2 tỉ người" - Silverman nói. Một trong những vùng lãnh thổ ở nước ngoài hàng đầu có tên trong báo cáo của Oxfam là đảo Bermuda (Anh).
Trả lời Sputnik News, ông Ronen Palen, Giáo sư chính trị quốc tế và là chuyên gia nghiên cứu hoạt động trốn thuế của các tập đoàn, cho biết: "Chúng tôi biết các công ty sử dụng những thiên đường tránh thuế. Nhưng ít ai biết rằng họ đang giấu hàng ngàn tỉ ở nước ngoài". Palen cho rằng chính phủ Anh không có đủ quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này tận gốc.
"Các công ty phải trả thuế như tất cả mọi người, nếu như họ không làm vậy thì hệ thống kinh tế sẽ bị phá vỡ. Luôn có phương thức và phương tiện để giải quyết các thủ thuật tránh thuế nhưng cần có quyết tâm chính trị đủ mạnh. Tôi không ngạc nhiên khi nghe tên của Bermuda, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh đang dẫn đầu các khu tránh thuế" - ông Palen cho biết.
Vào ngày 4-3, tờ báo Đức Sueddeutsche Zeitung cũng đã tiết lộ thông tin cáo buộc một số nhà lãnh đạo thế giới trước đây và đương nhiệm giấu tài sản nước ngoài thông qua dịch vụ của hãng luật Mossack Fonseca.
Mossack Fonseca đã từ chối xác nhận các thông tin bị rò rỉ này. Hãng cũng cáo buộc các PV truy cập trái phép vào các tài liệu riêng tư của họ. Công ty cảnh báo sẽ đệ đơn kiện việc sử dụng dữ liệu bất hợp pháp.
Indonesia vượt mặt Trung Quốc về tiêu thụ gạo Việt Nam
Đáng chú ý trong quý I-2016, thị trường Indonesia đã qua mặt thị trường Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu gạo từ Việt Nam nhiều nhất chiếm hơn 28% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng hơn 80 lần.
Các thị trường khác cũng tăng mạnh như Trung Quốc chiếm 24%, tăng 51%; Cuba tăng 24%, Malaysia tăng 43%. Chỉ có một số thị trường châu Phi, Hong Kong có sự sụt giảm.
Theo VFA, khu vực thị trường châu Á tăng do tăng mạnh từ Indonesia và Trung Quốc, châu Mỹ cũng tăng đáng kể do tăng Cuba, trong khi châu Phi giảm tương đối do giảm nhiều.
Nguyên nhân do hợp đồng gối đầu chuyển sang từ năm 2015 còn nhiều, đặc biệt là hợp đồng tập trung với Indonesia, Philippines và hợp đồng thương mại ký mới với Trung Quốc.
VFA dự kiến xuất khẩu quý II-2016 sẽ xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo đưa sản lượng gạo xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm nay sẽ đạt hơn 3 triệu tấn gạo, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.