Địa ốc TP.HCM chờ bùng nổ trong quý III
Ngày 6/6: Khối ngoại bán ròng hơn 218 tỷ đồng sau 10 phiên mua ròng
Thép VTM thoát lỗ nhờ thuế tự vệ
Mất 9 tháng vẫn không xác định được máy móc Công ty Sanofi nhập khẩu dùng thế nào
Vinalines lên kế hoạch bán 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ
Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2016
- Cập nhật : 16/04/2016
Kinh tế Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng chậm nhất 25 năm
Ngày 15/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4908CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,03% so với phiên trước, đánh dấu phiên tăng thứ hai.
Theo khảo sát của Reuters, 65 nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2016 - mức thấp nhất trong một phần tư thế kỷ - và 6,3% trong năm 2017.
Nguyên nhân chính là do nhu cầu giảm ở trong và nước ngoài, dư thừa công suất công nghiệp và đầu tư sút giảm.(Bizlive)
Tòa nhà Keangnam Hanoi sắp về tay công ty chứng khoán Hàn Quốc?
Bà Phạm Chi Lan: “Nhà nước cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp”
Tại hội thảo Xây dựng và thực thi chính sách toàn diện về cạnh tranh được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay (15/4), bà Chi Lan đưa ra đánh giá, cạnh tranh là một câu chuyện lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam khi hội nhập sâu rộng lại có vị trí cạnh tranh thấp.
Bà Chi Lan cho biết, trong số các nước TPP, Việt Nam ở vị thế cạnh tranh thấp nhất theo các tiêu chí Diễn đàn kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới WB đánh giá. Từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thể chế đến nền kinh tế nói chung đều thấp. Xét trong Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7 và đang bị thách thức hơn bởi Lào, Campuchia và Myanmar.
Dẫn chứng ngành lúa gạo, theo bà Chi Lan, Việt Nam đã dành ưu tiên tuyệt đối cho ngành lúa gạo trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng so sánh với Campuchia, gạo Việt Nam đang thua. Không những thế, ở nhiều lĩnh vực khác, Campuchia, Myanmar đều có sự chuyển biến rất tích cực.
Vị chuyên gia cũng chỉ ra những bất bình đẳng, kém cạnh tranh giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, bà Lan cũng cho biết còn có sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp thân hữu và không thân hữu, trong đó doanh nghiệp thân hữu là doanh nghiệp nhà nước, số lớn doanh nghiệp FDI và phần ít doanh nghiệp tư nhân lớn được tiếp cận nguồn lực, cơ chế tốt hơn.
“10 năm qua số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục 'teo' đi, tạo nền kinh tế nhiều vấn đề trong cạnh tranh”, bà Lan trăn trở.
Thậm chí, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà nước không chèn ép qua công cụ doanh nghiệp nhà nước mà bản thân nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động cung cấp dịch vụ mang tính chất thương mại hoặc dịch vụ công, hoàn toàn có thể xã hội hoá.
“Nhà nước ở vị trí cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Không những không bảo vệ được doanh nghiệp mà tự mình cũng nhảy vào thành một lực lượng cạnh tranh với doanh nghiệp”, bà Lan nhấn mạnh.
Đồng tình với những quan điểm được bà Chi Lan nêu ra, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, sự bất bình đẳng hiện nay là hệ quả của thể chế. Theo ông, cho đến giờ ông chưa thấy sự thay đổi về mặt tư duy để cải thiện chất lượng chính sách một cách thực chất ở Việt Nam.
Ông Cung cho rằng, để chuyển đổi nền kinh tế lên một cấp của nền kinh tế thị trường phải có chính sách cạnh tranh toàn diện và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và công bằng thì cần có thể chế tốt.(Blive)
Mỏ Thạch Khê “ngủ say”, doanh nghiệp phải nhập khẩu quặng sắt quy mô lớn
Báo cáo của Hiệp hội Thép dự báo, lượng quặng cần sử dụng cho công nghệ thép tăng mạnh. Việt Nam hiện có mỏ Thạch Khê với tổng sản lượng quặng khai thác có thể đạt 370 - 400 triệu tấn được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Do đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thép đã nhập khẩu lượng quặng sắt lớn từ các nước có nguồn quặng dồi dào như Nam Phi, Australia, Brazil, Ucraina, Ấn Độ… với giá rẻ ngang bằng quặng trong nước trong khi chất lượng tốt hơn.
Mới đây CTCP Thép Hoà Phát cho biết, dự kiến trong năm 2016, khối lượng quặng sắt nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn và năm 2017 có thể tăng lên 3 triệu tấn nếu mỏ sắt Thạch Khê vẫn chưa thể đưa vào khai thác.
Bên cạnh việc thu mua trong nước, Hoà Phát sẽ đẩy mạnh nhập khẩu quặng sắt làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho Khu liên hợp thép công suất 1,8 triệu tấn thép mỗi năm.
“Với tỷ lệ tiêu hao 1 tấn gang thép cần 1,65 triệu tấn quặng thì Hòa Phát cần 3 triệu tấn quặng mỗi năm. Trong khi nguồn cung trong nước có hạn, nguồn quặng thế giới rất dồi dào, giá nhập khẩu hiện đang ngang bằng hoặc rẻ hơn giá quặng trong nước mà chất lượng tốt hơn nên Hòa Phát không có lý do gì mà không nhập về để làm thép”, bà Vương Ngọc Linh, Phó giám đốc CTCP Thép Hoà Phát nói.(Bizlive)
“Niềm tự hào toàn cầu” của Viettel ngậm trái đắng, lợi nhuận giảm 80%
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc Tế Viettel (Viettel Global) là doanh nghiệp được thành lập để thực hiện định hướng đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel. Khi thành lập, Viettel Global có vốn điều lệ 960 tỷ đồng thì đến nay, vốn điều lệ đã tăng lên 14.438 tỷ đồng, tài sản gần 43.000 tỷ đồng.
Với chiến lược đầu tư đa quốc gia, Viettel Global đã gây dựng tiếng tăm trên rất nhiều quốc gia như Lào, Campuchia đến Haiti, Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi. Việc xây dựng thành công mạng lưới viễn thông tại các quốc gia này là niềm tự hào lâu nay của tập đoàn Viettel.
Tuy nhiên, báo cáo mới đây cho thấy, "niềm tự hào" của Viettel bất ngờ sụt giảm lợi nhuận tới 80%, nguyên nhân đến từ tỷ giá.
Theo số liệu vừa được Viettel Global công bố, năm 2015 doanh thu của công ty đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 500 tỷ đồng, giảm hơn 1.800 tỷ đồng (mức giảm gần 80%) so với cùng kỳ.
Nguyên nhân lợi nhuận bất ngờ giảm mạnh, trong khi các hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường là do Viettel Global phải chịu lỗ hơn 1.500 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá, lớn gấp 5,5 lần cùng kỳ năm trước. Khoản lỗ này kéo chi phí tài chính lên trên 2.000 tỷ đồng.
Quan sát báo cáo của Viettel Global, công ty hiện vay nợ ngắn hạn hơn 7.700 tỷ đồng và vay nợ dài hạn hơn 10.200 tỷ đồng, được diễn giải bằng gần 40 khoản mục khác nhau, chủ yếu là vay ngoại tệ bằng USD.
Viettel Global cho biết, nếu tỷ giá USD so với đồng Việt Nam tăng 10% thì công ty sẽ ngay lập tức lỗ 1.145 tỷ đồng.
Do đó, trong năm 2015 vừa qua, khi Việt Nam phá giá tiền đồng, các doanh nghiệp đi vay bằng USD đều phải chịu hậu quả nặng nề, mà Viettel Global là ví dụ điển hình.