Singapore bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ
Sau Lazada, đến lượt Zalora Việt Nam được rao bán?
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quý I thấp nhất 7 năm
Yahoo đang vội vã chuẩn bị “hậu sự” cho mình
Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt
Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016
- Cập nhật : 15/04/2016
Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
“Việc tách vàng ra khỏi lưu thông của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là một chủ trương rất đúng. Để tách vàng ra khỏi lưu thông trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”, lúc bất ổn vĩ mô lớn, NHNN đã phải dùng những biện pháp rất mạnh, đưa thị trường vàng miếng vào diện kiểm soát chặt. Nhưng ở nhiệm kì mới của tân Thống đốc NHNN, vấn đề này phải được xử lý để trả vàng về với thị trường” - TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Viện Nghiên cứu và Chính sách (VERP) cho biết khi nói về những thách thức trong điều hành thị trường vàng thời gian tới.
“Vàng cũng chỉ là một loại hàng hóa nên cần phải được trả về cho người dân, cho xã hội và thị trường. Khi vàng được trả về với một thị trường vận hành bình thường, nhà nước không can thiệp thì hàng hóa phải có nhiều chủng loại, nhiều thương hiệu. Nhưng chỉ với một thương hiệu vàng miếng quốc gia duy nhất như hiện nay sẽ không đúng theo tiêu chí thị trường, do đó NHNN cần phải giải quyết việc trả lại thị trường vàng miếng với nhiều thương hiệu và được giao dịch ở nhiều loại và các khổ vàng khác nhau”, TS. Nguyễn Đức Thành đề xuất.
Nhưng để làm được điều này đối với một thị trường tài sản có giá trị lớn như vàng, TS. Thành cho rằng HNNN sẽ cần phải có bước dịch chuyển táo bạo để vượt qua được nhóm lợi ích, như thế mới đưa vàng từ trạng thái bất thường hiện nay ra thị trường như những thị trường hàng hóa khác.
“Việc tách vàng ra khỏi lưu thông là việc làm rất lớn và rất khó nhưng NHNN đã làm được. Tuy nhiên thay đổi trạng thái của thị trường cũng sẽ xuất hiện lo ngại khi việc tái huy động vàng vào hệ thống ngân hàng sẽ thất bại, ảnh hưởng quyền lợi của nhóm lợi ích. Nhưng nếu cứ giữ như hiện nay, nhóm lợi ích chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu, đồng thời sẽ gây những xáo trộn, căng thẳng không đáng có trong xã hội”, TS. Thành phân tích.
Do đó, TS. Thành nhận định, nếu nhóm điều hành mới của NHNN làm “mạnh tay” được điều này trong tư thế sáng suốt và không làm ảnh hưởng đến quá trình tách vàng ra khỏi lưu thông như hiện nay, trả lại vàng về với thị trường sẽ là việc làm rất đáng được ghi nhận.
Theo TS. Thành, việc trả vàng về cho thị trường cần thực hiện từ cấp độ thấp nhất theo hình thức mua bán hàng hóa bình thường. Còn việc để đầu tư hay “chơi” vàng theo biến động giá sẽ là một thị trường khác, vẫn có thể được hình thành nhưng không đáng ngại, miễn là có cơ chế quản lý và những công cụ tài chính can thiệp, hoặc hệ thống không quá rủi ro để gây ra những bất ổn cho thị trường.
“Về mặt nguyên tắc các công cụ tài chính đều có những cơ chế để kiểm soát rủi ro, nhưng thường những rủi ro, xáo trộn diễn ra khi các nhà làm luật, các nhà điều hành không kiểm soát được từ chính những công cụ họ tạo ra mới gây nên những bất ổn. NHNN với bộ máy điều hành mới được kiện toàn và với sự đầu tư về công cụ sẽ dần từng bước như thời gian vừa qua thì sẽ chủ động được trong vấn đề này”, TS. Thành lý giải.
Cho rằng đã đến lúc NHNN phải thật sự cân nhắc một cách nghiêm túc về việc trả lại vàng cho thị trường, TS. Thành nhận định, việc xem xét, lựa chọn thời điểm chín muồi, lựa chọn đúng điểm rơi còn phụ thuộc vào những người có trách nhiệm. Những người điều hành có thể có những quyết sách khác nhau, nhưng hiện tại rất có thể là thời điểm phù hợp để bắt đầu thực hiện việc này một cách bài bản.
Bên cạnh đó, khi đánh giá hiệu quả của Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng đây chỉ là biện pháp mang tính chất tương đối, không hoàn toàn triệt tiêu được việc đầu cơ.
Sở dĩ vàng hiện nay không còn nhiều cơ hội đầu cơ ngoài yếu tố thương hiệu vàng đã được thâu tóm về một mối còn phải xét đến việc nắm giữ vàng có nhiều rủi ro… đã khiến cho vàng không phải là một kênh đầu tư hấp dẫn cho nên cơ hội cho đầu cơ cũng giảm theo.
“Dù không còn hấp dẫn nhưng không có nghĩa là việc đầu cơ vàng sẽ giảm một cách tuyệt đối. Vẫn sẽ có những thị trường ngầm hoặc là có những giao dịch khác khi sản phẩm vàng dù cho không có thương hiệu nhưng vẫn mang lại lợi ích trong buôn bán hoặc trao đổi và nắm giữ”, TS. Thành nhận định.
Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
Ngày 14/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ ở mức 6,4891CNY/USD, tương ứng mức tăng 0,46% so với phiên trước.
Đây là phiên đầu tiên Trung Quốc nâng tỷ giá sau ba phiên hạ liên tiếp, cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/1.
Giá trị xuất khẩu tính bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong tháng Ba tăng 18,7% so với cùng thời gian năm ngoái. Tháng trước, xuất khẩu tính bằng đồng nhân dân tệ giảm tới 21%.
Bên cạnh đó, nhập khẩu tiếp tục kéo dài chuỗi giảm lên 17 tháng khi giảm 1,7% trong tháng Ba so với cùng thời gian năm ngoái. Thặng dư thương mại đạt 194,6 tỷ nhân dân tệ (30 tỷ USD). (Bizlive)
Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Năm giảm 41 cent, tương ứng 1%, xuống 41,76USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.
Giá dầu Brent giao tháng Sáu giảm 61 cent, tương đương 1,4%, xuống 44,08USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) cho biết, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 8/4 tăng 6,6 triệu thùng, đạt tổng cộng 536,5 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 1,8 triệu thùng của các nhà phân tích.
Tuy nhiên trữ lượng xăng giảm mạnh phần nào bù đắp. Trữ lượng xăng giảm 4,2 triệu thùng còn 239,76 triệu thùng, vượt mức dự đoán giảm 1,4 triệu thùng của chuyên gia phân tích.
Sản lượng dầu thô tại Mỹ giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014, một dấu hiệu cho thấy số giàn khoan giảm liên tục đã ảnh hưởng lên sản lượng.
Giá dầu chịu sức ép sau khi giới quan sát cho rằng phiên họp tới đây của các nước sản xuất tại Doha không làm giảm nguồn cung thừa thãi như kỳ vọng.
Bộ trưởng dầu mỏ Arab Saudi tái khẳng định với truyền thông rằng việc giảm sản lượng là không thể xảy ra.
Trong khi đó, mặc dù Bộ trưởng dầu mỏ Iran không tham dự phiên họp, nhưng sẽ cử đại diện đi thay thế. Iran đã tuyên bố sẽ không tham gia vào thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Ngân hàng UBS cho rằng trong OPEC, Arab Saudi hiện là nước duy nhất còn khả năng tăng sản lượng, ngoài Iran. Ngoài khối, khả năng này có phần bị hạn chế, thậm chí một số nước có thể giảm sản lượng trong năm nay như Venezuela, Algeria, Ecuador.
Theo số liệu của OPEC, sản lượng dầu thô của khối trong tháng Ba tăng 15.000 thùng lên 32,25 triệu thùng, chủ yếu do sản lượng của Iran tăng mạnh.
Số liệu tại Trung Quốc cho thấy nhu cầu dầu thô được cải thiện, một phần nhờ lực cầu tăng của các nhà máy lọc dầu và chế biến.
Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt
Đồng USD tăng 1% so với euro lên 1,1273USD/EUR.
Đồng USD tăng 0,8% so với yen lên 109,36JPY/USD.
Chỉ số Wall Street Journal Dollar Index, theo dõi tỷ giá USD với 16 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,7% lên 86,4 điểm.
Chỉ số ICE Dollar đo tỷ giá của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ, cũng tăng 0,8% lên 94,705 điểm, lần đầu tiên tăng trong 4 ngày qua.
Số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng Ba của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong vòng 9 tháng. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 7,6%, có sự cải thiện so với mức giảm 13,8% trong tháng Hai.
Các chỉ báo kinh tế khởi sắc xua tan phần nào dự đoán cho rằng Trung Quốc đang lao vào một giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài.
Tuy nhiên, theo giới đầu tư, đà tăng của đồng USD có thể nhanh phai nhạt khi thiếu vắng dấu hiệu cho thấy Cục dự trữ liên bang (Fed) Fed sẵn sàng nâng lãi suất trong những tháng tới.
Tháng Ba, Chủ tịch Fed Janet Yellen đã tái khẳng định Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm tốc độ nâng lãi suất trong năm nay, điều khiến đồng USD giảm giá mạnh.