Khai khoáng than, dầu khí giảm, Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 4
Lãi suất âm là vô nghĩa với thị trường ngoại hối
Doanh nghiệp TP. HCM bắt tay gom quỹ đất
World Bank nâng dự báo đối với giá dầu năm 2016
"Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu"
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-2016
- Cập nhật : 16/04/2016
Singapore bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore kìm giá đô la Singapore (SGD) ở mức tăng 0% để kích thích tăng trưởng kinh tế - Ảnh: AFP.
Sau Lazada, đến lượt Zalora Việt Nam được rao bán?
Trang công nghệ TechCrunch cho biết Rocket Internet đang muốn bán website thời trang Zalora nhằm cắt giảm chi phí.
Thương vụ tỷ đô giữa Alibaba và Lazada chưa kịp “nguội”, TechCrunch đã tiết lộ thông tin khác về Rocket Internet, “đại gia thương mại điện tử” sở hữu Lazada và Zalora cũng như một số website khác. Zalora là website tập trung vào thời trang, từng được đầu tư hơn 250 triệu USD song không “phất”lên như người an hem Lazada.
Rocket Internet đã thực hiện nhiều bước đi quan trọng nhằm lấp đầy thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á, khu vực với hơn 550 triệu dân nhưng chưa có sự hiện diện của Amazon hay eBay khi công ty mở Lazada và Zalora năm 2012. Cả hai đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận năm 2015 nhưng tổn thất nặng nề vì nhiều yếu tố, trong đó có tăng trưởng thị trường chậm.
Theo nguồn tin thân cận với Rocket Internet, hãng đang trong quá trình bán Zalora Việt Nam và Thái Lan. Zalora có mặt tại 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Indonesia, Đài Loan và Việt Nam. Nguồn tin của TechCrunch cho biết hiện công ty muốn tập trung vào những khu vực chuẩn bị sinh lợi, Thái Lan và Việt Nam không nằm trong số đó.
Báo cáo tài chính mới nhất của Rocket Internet chỉ rõ doanh thu Zalora tăng 78% lên 234 triệu USD trong năm 2015 nhưng lỗ ròng lại tăng 36% lên 105 triệu USD. Cũng như Lazada, Zalora được Rocket Internet chào bán cho người mua và nhà đầu tư tiềm năng nhưng khác biệt là Rocket Internet muốn bán toàn bộ Lazada còn chia nhỏ Zalora theo từng thị trường. Rất có thể vì Zalora là thành viên của tập đoàn thời trang Global Fashion Group, đồng thời không có người mua nào như Alibaba.
TechCrunch tiết lộ một công ty địa phương đã đồng ý mua Zalora Thái Lan với giá chỉ 10 triệu USD nhưng thương vụ chưa hoàn tất. Với Zalora Việt Nam, chưa rõ bên mua là ai. Thời điểm Rocket Internet chọn bán tài sản cũng khá thú vị. Mới đây, Rakuten của Nhật Bản đã rút khỏi thị trường Đông Nam Á khi bán mảng kinh doanh tại Thái Lan, còn Alibaba mua lại phần lớn cổ phần trong Lazada trước khi công ty cạn tiền.
Đông Nam Á luôn lép vế trước các thị trường lớn hơn như Trung Quốc và Ấn Độ, song với hơn 500 triệu người dùng và tầng lớp trung lưu ngày một đông, khu vực đang dần chứng tỏ sức hút của mình. Dù vậy, với chỉ 3% giao dịch thương mại diễn ra trên mạng, hệ thống logistics còn bất nhất, văn hóa khác biệt qua từng nước, xây dựng được một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công không hề đơn giản và đòi hỏi tài chính dồi dào.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quý I thấp nhất 7 năm
Theo số liệu chính thức công bố sáng 15/4, GDP quý I của Trung Quốc tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với mục tiêu 6,5-7% cả năm.
Tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ thời khủng hoảng tài chính vào quý I/2009 và giảm so với mức 6,8% trong quý IV/2015.
Nhìn chung, số liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc về cơ bản đã ổn định sau một đợt giảm tốc vào nửa cuối năm ngoái.
Cả sản lượng công nghiệp, đầu tư vào tài sản cố định, doanh số bán lẻ, xuất nhập khẩu đều tăng trong tháng Ba, đồng thời vượt dự báo của giới phân tích.
Cụ thể, sản lượng công nghiệp 3 tháng đầu năm tăng 6,8%. Đầu tư vào tài sản cố định tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán lẻ tăng 10,5%.
Giá trị xuất khẩu tính bằng đồng nhân dân tệ tăng 18,7% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 21% trong tháng Hai. Nhập khẩu giảm tháng thứ 17 liên tiếp, nhưng mức giảm chỉ còn 1,7%.
Thặng dư thương mại trong tháng Ba đạt 194,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 30 tỷ USD.
Mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng cả năm của Trung Quốc từ 6,3% lên 6,5%.
Yahoo đang vội vã chuẩn bị “hậu sự” cho mình
Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt
Vì lợi ích quốc gia
Tuyên bố được đưa ra trong chuyến thanh sát dự án đường sắt cao tốc nối Bangkok với tỉnh Nakhonratchasima. Ông Prayut Chan-ocha nói rằng, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Mekong - Lan Thương, ông nhấn mạnh rằng, Dự án này sẽ được khởi công vào tháng 7 (thay vì tháng 5 như dự kiến ban đầu).
Trong các cuộc đàm phán kéo dài 2 năm qua, hai bên không đạt được thỏa thuận về các khoản vay mà Bắc Kinh dành cho Bangkok liên quan đến dự án. Cụ thể, Thái Lan cho rằng, kinh phí của dự án này vào khoảng 170 tỷ baht (khoảng 4,8 tỷ USD), trong khi đó Trung Quốc ước tính con số này khoảng 190 tỷ baht (khoảng 5,4 tỷ USD).
Thái Lan muốn Trung Quốc góp 60% vì Bắc Kinh hưởng lợi nhiều do đây là một phần của kế hoạch đường sắt xuyên Á nhưng bị từ chối. Bất đồng khác là về lãi suất khoản vay của Bắc Kinh mà Bangkok cho là quá cao. Thái Lan muốn lãi suất không quá 2%, nhưng Trung Quốc không đồng ý. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đòi quyền quản lý dự án.
Tuy nhiên, do không thể hủy bỏ hẳn thỏa thuận đã ký, Thái Lan vẫn sẽ sử dụng một số công nghệ của Trung Quốc. Theo Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd, Thái Lan vẫn thuê nhà thầu Trung Quốc được Chính phủ nước này đảm bảo để thực hiện một phần trong dự án. Phía Trung Quốc sẽ chuyển giao công nghệ và giúp Thái Lan đào tạo kỹ sư và nhân viên cho dự án này.
Chính phủ Thái Lan giải thích việc tự đầu tư thay vì vay vốn từ Trung Quốc là vì lợi ích quốc gia. Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd nói: “Thủ tướng đã đưa ra quyết định trên cơ sở lợi ích quốc gia cho hiện tại và tương lai. Thái Lan đã từng nhận các bài học đau đớn liên quan đến những dự án hợp tác cấp Chính phủ trong quá khứ. Chúng tôi phải lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Chúng tôi không chỉ nói, mà phải làm đúng như thế”.
Dự án đường sắt cao tốc Thái Lan là một phần trong kế hoạch thiết lập mạng lưới giao thông trên toàn Đông Nam Á của Bắc Kinh và cũng là một phần trong sáng kiến con đường tơ lụa trên bộ, với tuyến đường sắt nối từ Côn Minh (Trung Quốc) tới Singapore, đi qua Lào, Thái Lan, Việt Nam. Trong mạng lưới này, đoạn đi qua Thái Lan dài 873 km nối từ cảng biển công nghiệp Laem Chabang của Thái Lan tới biên giới Thái Lan – Lào.
Vẫn có thể hợp tác tiếp
Theo các nhà phân tích tài chính, việc Thái Lan đánh giá chi phí dự án thấp hơn khiến hai bên không thống nhất được với nhau. Ngoài ra, việc không sẵn lòng bỏ tiền vào dự án này cho thấy, sự chuyển hướng của Bắc Kinh khi yêu cầu về lợi nhuận cao hơn cả những lợi ích địa chính trị từ các đầu tư cơ sở hạ tầng nước ngoài.
Năm 2010, khi nhất trí về dự án này với chính quyền do Đảng Dân chủ lãnh đạo của Thái Lan, Trung Quốc tuyên bố sẽ gánh hầu hết tiền đầu tư, để vừa thúc đẩy thương mại khu vực theo thỏa thuận FTA ASEAN - Trung Quốc, vừa thể hiện khả năng xây dựng đường sắt.
Đến nay, dù tuyên bố tự đầu tư, nhưng Thủ tướng Thái Lan vẫn muốn tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong mạng lưới đường sắt trên toàn Đông Nam Á. Thực tế, đoạn đường sắt cao tốc trên chỉ chiếm 250 km trong dự án đường sắt hợp tác giữa 2 nước. Bất đồng trên một tuyến này không đồng nghĩa với việc Thái Lan sẽ tự đầu tư toàn bộ phần còn lại của mạng lưới đường sắt trên lãnh thổ. Một số nhà phân tích cho rằng, vì lợi ích cũng như mục đích của cả 2 bên, Thái Lan và Trung Quốc sẽ sớm đàm phán lại với nhau về các điểm bất đồng liên quan đến dự án đường sắt cao tốc.
Ông Korn Chatikavanij, Cựu Bộ trưởng Tài chính Thái cho rằng, nếu 2 bên thực hiện dự án, thì gánh nặng tài chính không nên rơi hoàn toàn vào Thái Lan: “Giá trị của dự án đường sắt Trung Quốc từ Côn Minh sẽ đến đâu nếu nó chỉ dừng lại ở Lào mà không mở rộng qua Thái Lan?
Tất nhiên là không nên yêu cầu Trung Quốc làm điều mà họ không muốn, nhưng Thái Lan cũng có những ưu tiên khác cần chi tiêu và thỏa thuận cần phải chấp nhận được và có lợi cho người dân Thái Lan”. Kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, Chính phủ Thái Lan do quân đội hậu thuẫn đã cố gắng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc sau khi Mỹ và các nước châu Âu chỉ trích cuộc đảo chính của nước này.