Quý I: Giao dịch mua bán, sáp nhập BĐS tăng
Coalimex đưa 11 triệu cổ phiếu lên niêm yết tại HNX
Viettel nắm giữ 49% cổ phần trong một DN viễn thông của Myanmar
Bảo hiểm “ghi điểm” cho môi trường đầu tư
Mất mát vì biến động
Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-2016
- Cập nhật : 15/04/2016
Yêu cầu tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu
Thống đốc NHNN vừa ban hành văn bản số 2588/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.
Theo văn bản này, để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ), NHNN yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu.
Cụ thể, thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu; kiểm soát, bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dưới 3% tổng dư nợ).
Bên cạnh đó, tập trung đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án có hiệu lực và các hình thức khác; kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu, nợ quá hạn.
Thông đốc cũng yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2016 (theo mẫu biểu đính kèm công văn), gửi NHNN (qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các Quỹ tín dụng nhân dân; qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là Quỹ tín dụng nhân dân) trước ngày 28/4/2016.
Châu Âu thoát khỏi “ác mộng” giảm phát
Mặc dù giá không tăng cũng không giảm so với hồi đầu tháng nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ lạm phát là 1% và so với tháng 2, tỷ lệ này tăng lên 1,2%.
Giá cốt lõi là một thước đo quan trọng bởi chúng không tính toán tới những mặt hàng biến động mạnh như giá thực phẩm hay giá dầu.
Phần lớn khu vực sử dụng đồng Euro đang có lạm phát ở mức rất thấp do sự sụt giảm của giá dầu trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giá dầu khi giá của các mặt hàng cốt lõi khác cũng không tăng mạnh như ECB mong đợi.
Châu Âu đã quen với việc rơi vào tình trạng giảm phát trong năm 2015 khi tỷ lệ lạm phát của họ luôn ở quanh mức 0%.
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2016
Ngoài một cái nhìn tổng quát vào khu vực châu Âu nói chung và Liên minh châu Âu (EU) nói riêng, Eurostat cũng theo dõi số liệu của từng quốc gia trong khu vực. Trong số 28 quốc gia thuộc EU, 15 nước giảm phát, 12 nước lạm phát và chỉ có duy nhất Phần Lan không thay đổi.
Giá giảm mạnh nhất ở Romania (-2,4%) và Síp (-2,2%). Trong khi đó, Bỉ (1,6%) và Thụy Điển (1,2%) là những điểm sáng của khu vực. Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia thuộc EU áp dụng chính sách lãi suất âm và điều này đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Tỷ lệ lạm phát tháng 3 của 28 nước EU
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực sử dụng đồng Euro được công bố ngày 14/4 là số liệu quan trọng thứ 2 được công bố kể từ khi ECB tuyên bố một loạt các biện pháp tiền tệ mới, trong đó bao gồm việc cắt giảm lãi suất cơ bản và phát triển chương trình mua trái phiếu.
Các biện pháp này được tạo ra để thúc đẩy lạm phát cũng như tăng trưởng “cứng đầu” tại khu vực châu Âu. Cho đến nay, chính sách lãi suất âm của ECB đã không kích thích lạm phát được như mong đợi nhưng tỷ lệ lạm phát 0% của tháng 3 đã mang tới tia hy vọng cho ECB về tính hiệu quả của các biện pháp họ đang áp dụng.
Xuất siêu 1,36 tỷ USD trong quý đầu năm
“Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu”
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm vào tháng 1 năm nay do tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu, giá dầu đã tăng 30% trong 2 tháng qua - Ảnh: Forbes.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng lượng dầu thừa trên toàn cầu sẽ giảm còn 200.000 thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm nay, từ mức thừa 1,5 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm.
Bản báo cáo ra ngày 14/4 nói sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ giảm mạnh nhất kể từ năm 1992 do cơn sốt khai thác dầu đá phiến của Mỹ hạ nhiệt. Tình trạng dư thừa dầu của thế giới còn giảm bớt khi tốc độ tăng xuất khẩu dầu của Iran diễn ra khá chậm chạp do những trở ngại về tài chính vẫn tồn tại bất chấp Tehran đã được quốc tế nới lệnh trừng phạt.
“Không còn nghi ngờ gì nữa về hướng đi của tương quan giữa cung và cầu dầu thô”, báo cáo của IEA nhận định. “Đang có những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm ngày càng mạnh của sản lượng dầu ở Mỹ”.
Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm vào tháng 1 năm nay do tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu, giá dầu đã tăng 30% trong 2 tháng qua, một phần do OPEC và Nga lên kế hoạch cho một thỏa thuận nhằm hạn chế sản lượng.
Tuy nhiên, theo IEA, nếu không có một thỏa thuận nào đạt được trong cuộc họp của OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn ngoài khối, bao gồm Nga, ở Qatar vào cuối tuần này, thì ảnh hưởng thực sự của kế hoạch hạn chế sản lượng Nga - OPEC sẽ hầu như không đáng kể.
Ngày 14/4, giá dầu Brent tại thị trường London gần mức 43 USD/thùng, gần cao nhất trong 4 tháng.
Báo cáo trên cho thấy sự thay đổi quan điểm của IEA. Mới tháng 2 vừa qua, IEA đã nâng mức dự báo dư thừa dầu toàn cầu và cảnh báo khả năng giá dầu còn giảm sâu hơn.
Không chỉ IEA, thời gian gần đây nhiều tổ chức dự báo khác cũng đưa ra nhận định cho rằng thị trường dầu sẽ tiến tới trạng thái cân bằng vào cuối năm nay.
Ngày 13/4, ngân hàng Credit Suisse cho rằng lượng dầu tồn kho trên toàn cầu sẽ giảm trong quý 3.
Theo dự báo mà IEA đưa ra, sản lượng dầu ngoài OPEC sẽ giảm 700.000 thùng/ngày trong năm nay, còn trung bình 57 triệu thùng/ngày.
Còn theo số liệu mà Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm 13/4, trong tuần trước, sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã lần đầu tiên trong 18 tháng giảm xuống dưới ngưỡng 9 triệu thùng/ngày.
IEA cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016, tương đương mức tăng 1,2%, so với mức tăng 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2015. Báo cáo cũng nói Ấn Độ đang gần vượt qua Trung Quốc để trở thành “động lực chính của tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu”.
Báo cáo cho biết, 13 thành viên OPEC khai thác 32,47 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3, giảm 90.000 thùng/ngày so với tháng 2 do gián đoạn sản xuất ở Nigeria, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Iraq.
Theo báo cáo, sản lượng dầu của Iran đã tăng 400.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, đạt mức 3,3 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, tốc độ trở lại thị trường xuất khẩu dầu của Iran là chậm hơn so với dự kiến ban đầu.
Phải có cách dẫn vốn hiệu quả
“Vốn dài hạn đều “nhòm” vào NH thì khó giữ lãi suất...”, đó là chia sẻ của TS. Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc NHNN khi trao đổi với Thời báo Ngân hàng.
Từng là Thống đốc NHNN và cũng ở cương vị Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, ông chia sẻ gì trước lo ngại lãi suất có thể tăng?
Trước hết, có thể thấy rằng thời gian vừa qua các giải pháp điều hành CSTT, trong đó có chính sách lãi suất của NHNN là khá quyết liệt. Chính vì vậy, chúng ta cũng đã đưa được mặt bằng lãi suất xuống thấp trong vòng khoảng ba năm qua, giúp cho DN có điều kiện phát triển tốt. Và với DN thì lãi suất càng thấp càng tốt, bởi đó là một phần quan trọng trong chi phí sản xuất, kinh doanh. Do đó, khi gần đây các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động, DN lo cũng là bình thường.
Đã có những ý kiến cho rằng, sẽ khó cưỡng được việc lãi suất cho vay của các NH tăng thêm một vài điểm phần trăm?
Tôi cho rằng, lãi suất cho vay có tăng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cung cầu vốn, lạm phát… Nhưng có thể thấy rằng, nền kinh tế của chúng ta đang hội nhập sâu hơn, DN đang phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh… Và số lượng các dự án đầu tư dài hạn cũng tăng rất nhanh, đòi hỏi vốn dài hạn khá lớn.
Nhu cầu vay vốn dài hạn tăng nhanh nhưng huy động từ thị trường vốn hiện vẫn rất khó khăn. Ở các nước, hệ thống NH chỉ đảm bảo vốn lưu động thôi, còn vốn dài hạn thì phải tìm ở thị trường vốn, nhưng ở nước ta hiện nay hầu như cả vốn ngắn hạn lẫn dài hạn đều “nhòm” cả vào NH.
Trong khi nguồn vốn huy động tại NH đa phần là với kỳ hạn 6-12 tháng, nhưng lại cho vay khá nhiều ở kỳ hạn 3-4 năm, thế thì phải “bốc” vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn. Muốn cân đối lại nguồn vốn, NH buộc phải đẩy lãi suất huy động lên để thu hút tiền gửi trung dài hạn. Ngoài ra, việc tăng lãi suất tiền gửi của một số NH thời gian qua cũng có thể do muốn giữ chân khách hàng, quảng bá thương hiệu.
Liệu các NH có thể tiếp tục cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể để ghìm lãi suất ổn định?
Tôi thấy các NH thời gian qua đã đẩy mạnh việc tiết kiệm chi phí hoạt động để giữ lãi suất. Có thể thấy lợi nhuận của nhiều NHTM rất thấp. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí để giữ lãi suất không tăng cũng chỉ có giới hạn. Và điều này cũng sẽ mâu thuẫn, bởi chúng ta đang muốn xây dựng hệ thống NH theo hướng hiện đại, như thế phải có đầu tư rất lớn cho trang bị công nghệ, nên khó đòi hỏi tiết kiệm thêm chi phí được.
Chính phủ cũng đang chịu áp lực trong phát hành trái phiếu có tác động tới lãi suất NH, thưa ông?
Lãi suất, có lãi suất NH huy động, lãi suất vay nước ngoài, trái phiếu Chính phủ (TPCP)…, tất cả các lãi suất này đẩy vào mặt bằng chung. Nếu NH huy động tiết kiệm 6%/năm mà lãi suất TPCP cũng 6-7%/năm thì lãi suất huy động của NH rất khó giữ được.
Cũng không loại trừ TPCP nhằm vào vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhưng có khi lại toàn NH mua như đã từng diễn ra thời gian vừa qua. Bản thân NHTM thích mua TPCP, vì đó là một trong những kênh đầu tư lợi nhuận không cao, nhưng không sợ rủi ro và để dự trữ thanh khoản rất tốt.
Để không bị áp lực về cung ứng vốn cho nền kinh tế, giữ được lãi suất ổn định, nhiều chuyên gia đề nghị Chính phủ phải có giải pháp dẫn vốn cho nền kinh tế bằng cả “hai chân”?
Đúng vậy, phải đẩy mạnh, nâng cao chất lượng của thị trường chứng khoán, bảo hiểm để đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Mặc dù là khó nhưng cũng phải làm, chứ cứ trông chờ vào tiền gửi tiết kiệm của dân rồi để cho vay thì sẽ rất khó cho NH.(TBNH)