Tương lai ảm đạm của đất nước có lạm phát gần 500%
Cửa hàng, tạp hóa nhỏ vẫn chi phối thị trường
Số người nước ngoài có tay nghề cao muốn ở lại Mỹ lên kỷ lục
Trung Quốc tiếp tục bơm hơn 6 tỷ USD vào thị trường
Báo cáo mới cho thấy Zalora đã cạn sạch tiền
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-2016
- Cập nhật : 14/04/2016
Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
Trong 6 quý tính đến quý IV/2015, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới lần lượt là 7,1%, 7,2%, 7%, 7%, 6,9%, và 6,8%.
Tính trung bình, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc thay đổi 0,2 điểm phần trăm mỗi quý kể từ năm 2011, bằng chưa đầy một nửa so với mức thay đổi của 9 nền kinh tế còn lại trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian, nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với giá dầu dao động từ 35-114 USD/thùng, xuất khẩu của nước này chuyển từ tăng trưởng sang suy giảm, và thị trường chứng khoán biến động mạnh hơn ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
“Các số liệu của Trung Quốc khá êm ái, và bạn không nhận thấy điều đó ở các nền kinh tế lớn khác”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của công ty Capital Economics, ông Mark Williams, nhận định. “Nếu các số liệu đó không đáng tin cậy, thì nó sẽ ảnh hưởng đến cách mà giới đầu tư nhìn nhận các chính sách của Trung Quốc nói chung. Sự thiếu tin tưởng cũng khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn trong công việc của họ”.
Rất khó để có thể “cân đong đo đếm” một nền kinh tế lớn và phức tạp như Trung Quốc, nhất là khi nền kinh tế này đang trải qua một cuộc dịch chuyển mô hình tăng trưởng mang tính lịch sử. Tuy nhiên, mức biến động rất nhỏ trong các số liệu GDP của Trung Quốc lý giải nỗi lo ngại của các nhà đầu tư về chất lượng thống kê của nước này.
Nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng Bill Gross từng gọi Trung Quốc là “miếng thịt bí ẩn” trong số các nền kinh tế mới nổi.
Các quan chức Trung Quốc đã cam kết xử lý việc đưa ra số liệu thống kê giả, nhưng họ có thể có động cơ để công bố mức tăng trưởng GDP cao hơn thực tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra - ông Williams nhận định.
Ngoài ra, những khó khăn trong việc theo dõi hai lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ vốn ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể khiến các con số GDP bị bóp méo, ông Williams nói.
Đầu năm nay, sự thiếu minh bạch trong chính sách và dữ liệu của Trung Quốc đã góp phần khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, “bốc hơi” hơn 6 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa.
Nhằm đưa ra một đánh giá chuẩn xác hơn về tăng trưởng kinhh tế Trung Quốc, các ngân hàng và công ty nghiên cứu tư nhân như Capital Economics và Lombard Street Research đã sử dung các phương pháp tính toán khác, nhưng các kết quả được đưa ra có sự khác biệt lớn.
Hồi tháng 1 năm nay, người đứng đầu Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) vào thời điểm đó đã lên tiếng bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu GDP. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đã có tin ông này bị điều tra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Người đứng đầu NBS hiện nay - một cố vấn thân cận của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - đã có những động thái nhằm cải thiện chất lượng thống kê. Nỗ lực này diễn ra khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh chất lượng, thay vì tốc độ, của tăng trưởng trong bối cảnh vấn đề giảm ô nhiễm môi trường và giảm nợ được đặt lên thành ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, xu hướng giảm tốc chậm chạp trong số liệu GDP của Trung Quốc có vẻ vẫn sẽ tiếp tục. Thứ Sáu tuần này Trung Quốc sẽ công bố số liệu tăng trưởng GDP quý I, và theo dự báo của các chuyên gia kinh tế được Bloomberg khảo sát ý kiến, mức tăng sẽ là 6,7%.
IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất ra ngày 12/4, IMF dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 1, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với nhận định đưa ra hồi tháng 10/2015, và giảm 0,6 điểm phần trăm so với đánh giá hồi tháng 7/2015.
“Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra, nhưng với tốc độ ngày càng gây thất vọng, khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt nhiều hơi với những rủi ro. Tăng trưởng đã diễn ra với tốc độ quá chậm chạp trong thời gian quá dài”, chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 12/4.
Trong báo cáo này, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế phát triển lớn, gồm Mỹ, Canada, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, và Nhật Bản.
Theo IMF, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thay vì tăng 2,6% như đưa ra trong dự báo hồi tháng 1. Báo cáo cho rằng nhu cầu tại thị trường Mỹ sẽ được hỗ trợ bởi tình hình tài chính được cải thiện của các công ty, gánh nặng tài khóa giảm bớt, và thị trường nhà dất được cải thiện. Nhu cầu của thị trường trong nước sẽ giúp Mỹ bù đắp được áp lực suy giảm tăng trưởng từ đồng USD mạnh và sản xuất công nghiệp suy yếu.
Ông Obstfeld nói cả Mỹ và châu Âu đều đang đối mặt với làn sóng phản đối trong nước nhằm vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện qua sự nổi lên của các đảng có quan điểm hoài nghi về đồng Euro trong Liên minh châu Âu (EU) và các chính sách cô lập của một số ứng cử viên tổng thống Mỹ. Xu hướng này đe dọa làm ngừng trệ hoặc đảo ngược 70 năm thương mại ngày càng cởi mở trên thế giới, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF cảnh báo.
Ông Obstfeld cũng nói thêm rằng biên giới mở giữa các nước thành viên EU cũng đang bị đe dọa do cả sức ép kinh tế và dòng người di cư từ Trung Đông.
“Bất ổn và bạo lực tiếp diễn ở một số quốc gia, chủ yếu là Syria, tiếp tục thách thức nền kinh tế của các nước này, đẩy hàng triệu người tị nạn sang các nước láng giềng và tới châu Âu. Đây là một thảm họa nhân đạo”, ông Obstfeld nói.
“Điều này thách thức khả năng của EU trong việc duy trì đường biên giới mở giữa các nước thành viên. Trước nguy cơ khủng bố gia tăng, tình trạng này sẽ chỉ căng thẳng thêm. Cùng với sức ép về kinh tế, kết quả ở châu Âu là một làn sóng gia tăng chủ nghĩa dân tộc cô lập”, vị chuyên gia kinh tế trưởng phát biểu.
Ông nhấn mạnh, một bằng chứng rõ rệt cho thách thức này là khả năng nước Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về rời khỏi EU vào ngày 23/6 tới. Nếu Anh ra khỏi EU, thì các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone và Anh cũng bị IMF cắt giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi nền kinh tế. Theo đó, IMF dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, IMF còn tỏ ra bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.
Chẳng hạn, kinh tế Nigeria được dự báo tăng 2,3% trong năm 2016, giảm 1,8 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng 4,1% đưa ra hồi tháng 1. Kinh tế Nga được dự báo giảm 1,8% năm nay, thay vì mức dự báo giảm 1% đưa ra hồi đầu năm.
Theo IMF, kinh tế Brazil sẽ giảm 3,8% trong năm 2016, bằng với mức suy giảm của năm 2015.
“Nhiều nền kinh tế mới nổi quy mô lớn đối mặt với sự suy giảm sâu do bất ổn chính trị trong nước hoặc sức ép địa chính trị. Một số quốc gia đang phát triển thì chịu tình trạng hạn hán liên quan đến hiện tượng El Nino hoặc lụt lội. Tổn thất của những vấn đề này có thể tăng cao hơn”, ông Obstfeld phát biểu.
Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
Theo hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance (Anh), trong top 20 khu vực, Viettel xếp thứ 7, tăng 17 bậc so với năm ngoái. Thương hiệu này được định giá 973 triệu USD, tăng 68% và được đánh giá ở hạng A+.
Trong khi đó, Mobifone đứng thứ 15, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Brand Finance định giá thương hiệu này tại 539 triệu USD, tăng 76%, hạng A. Tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu của Mobifone cũng là mạnh nhất trong top 20.Đại diện cuối cùng của Việt Nam là Vinaphone, tăng một bậc để chốt top 20 với 282 triệu USD. Số liệu này tăng 47% so với năm 2015. Thương hiệu Vinaphone được đánh giá hạng A.
Viettel và Mobifone cũng góp mặt trong danh sách 5 thương hiệu viễn thông hoạt động hiệu quả nhất ASEAN (5 Best Performing Brands). Công ty con của Viettel tại Lào - Unitel còn đứng đầu top 5 này với giá trị thương hiệu tăng 106% lên 123 triệu USD.
Tuy nhiên, không đại diện nào của Việt Nam lọt top 10 Thương hiệu Viễn thông Mạnh nhất ASEAN.
Với xếp hạng trên toàn cầu, Viettel đứng thứ 93, tăng 33 bậc so với năm ngoái. Số liệu này của Mobifone và Vinaphone lần lượt là 125 (tăng 40 bậc) và 167 (tăng 26 bậc).
Thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á năm nay vẫn thuộc về Telkom Indonesia với 2,6 tỷ USD, giảm 7% so với năm ngoái. Các đại diện theo sau là Singtel (Singapore), PLDT và Globe (Philippines). Telkom Indonesia cũng là hãng viễn thông mạnh nhất khu vực.
Brand Finance định giá các thương hiệu dựa trên Sức mạnh Thương hiệu, Hoạt động của Doanh nghiệp và Các yếu tố bên ngoài. Thương hiệu mạnh sẽ giúp công ty có doanh thu cao hơn và nhà đầu tư cũng sẵn sàng trả giá cao hơn.
Brand Finance đánh giá ASEAN sẽ sớm trở thành sân chơi ngày càng có tính cạnh tranh. Việc phổ cập điện thoại di động và các dịch vụ viễn thông vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt. Dẫn đầu là các nền kinh tế mới nổi, như Myanmar.
Tuy nhiên, họ cho rằng lĩnh vực này đang dần bão hòa. Khá nhiều công ty viễn thông đang bị giảm doanh thu và lợi nhuận. Cuộc chiến giá và sự xuất hiện của các dịch vụ OTT cũng khiến các hãng bị ảnh hưởng phần nào.
Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ
Xu hướng này sẽ khó chậm lại, khi Trung Quốc đang nỗ lực tiếp cận các nước thu nhập cao và đối phó với suy thoái kinh tế trong nước. Lo ngại về sự ổn định của đồng NDT cũng là một động lực khiến họ đầu tư ra nước ngoài."Việc Trung Quốc tiếp tục cải tổ mô hình tăng trưởng, hạ thấp các rào cản chính trị cho đầu tư ra nước ngoài, và doanh nghiệp ngày càng tự tin sẽ khiến hàng trăm tỷ USD rời khỏi nước này trong thập kỷ tới", báo cáo của 2 tổ chức này cho biết.
Theo ước tính, ở Mỹ hiện có hơn 1.900 doanh nghiệp Trung Quốc, tạo ra việc làm cho khoảng 90.000 lao động. Một dự án xây cao ốc ở Chicago của hãng bất động sản Trung Quốc Dalian Wanda được dự báo sẽ tạo ra khoảng 2.000 việc làm.
New York vẫn là điểm đến được ưa chuộng nhất với đầu tư từ Trung Quốc, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và tài chính. Những thương vụ điển hình là Fosun mua lại tòa nhà Chase Manhattan, Anbang Insurance mua lại khách sạn Waldorf Astoria.
Với lĩnh vực giải trí và công nghệ cao, California là lựa chọn số 1. Còn Texas lại thu hút các thương vụ về năng lượng.
Dù vậy, báo cáo cũng nhấn mạnh Mỹ cần theo dõi sát các thương vụ từ Trung Quốc. "Giới chức trách có trách nhiệm đảm bảo tính hợp pháp của các thương vụ đầu tư, đồng thời không để yếu tố chính trị ảnh hưởng tới dòng vốn, đặc biệt trong năm diễn ra bầu cử".
Họ cũng cảnh báo những vấn đề trong hệ thống kinh tế Trung Quốc, như ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, cũng có thể tác động tiêu cực tới đầu tư nước ngoài, thậm chí gây tổn hại tới các nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.